Im lặng thể hiện sự đau đớn, buồn bã

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.8. Im lặng thể hiện sự đau đớn, buồn bã

Trường hợp im lặng trong thoại ẩn chứa sự đau đớn, buồn bã xuất hiện 8 lần ở tác phẩm Nam Cao, 9 lần ở tác phẩm Nguyễn Minh Châu.

Trong truyện ngắn của Nam Cao có cả những trường hợp im lặng liên tiếp trong cuộc thoại.

Bu vừa đáp vừa hỏi: - Sao lớp này con gầy thế?

- Chết thôi, con ạ! Tay mày đầy những mụn. Không khéo ghẻ… Ninh cúi mặt. Bu căng từng kẽ tay Ninh ra xem, rồi kêu lên: - Bỏ bố mày! Đích là ghẻ rồi, con ơi! Yên, tao xem nào.

Bu ngồi hẳn lên. Mắt bu tỏ ra vẻ sợ hãi. Bu vén ống tay áo Ninh lên. Cổ tay Ninh sây sứt. Bu lắc đầu:

- Bố con! Con bẩn quá! Cái cổ tay ghồ lên những ghét…Hèn nào mà chả ghẻ. Bu bắt Ninh đi múc nước. Bu rửa cho Ninh lâu lắm. Vừa rửa bu vừa bảo:

- Xảy mẹ ra một cái là khổ ngay, con ạ… Ngừng một lát, bu lại thở dài mà bảo: - Mẹ mà chết thì các con đi ăn mày mất…

Ấy thế là nước mắt bu chảy ra tròng ròng. Ninh cũng khóc.”

(“Từ ngày mẹ chết”, Nam Cao)

Cuộc thoại trên chỉ có lời trao của một nhân vật, bu Ninh, hoàn toàn

vắng mặt lời đáp của Ninh. Ninh im lặng tuyệt đối không phải vì không có gì để nói, mà nó ẩn chứa một trạng thái tâm lí của nhân vật lúc này. Bu Ninh ốm nặng, nó thương bu nó lắm. Nó xót xa khi thấy bàn tay bu chỉ rặt những xương, những đường gân xanh nổi lên thày lày, bàn tay lỏng la lỏng lẻo. Trong lòng đứa trẻ có lẽ đã có những dự cảm về cuộc chia li không có ngày gặp lại của bu nó và nó. Những lời hỏi han, mắng yêu, quan tâm từng chút một, lo lắng cho tương lai của con sau này làm cho Ninh cảm nhận được tình yêu thương mộc mạc, sâu sắc của tình mẫu tử từ bu nó. Chính điều ấy lại trái ngược với dự cảm sinh li tử biệt mà Ninh đang cảm thấy, làm cho nó không thốt lên lời. Trong lòng đứa trẻ vừa buồn bã, vừa đau đớn, vừa xót xa bởi tình thương, bởi hoàn cảnh éo le mà bu nó gặp phải. Sự im lặng làm người đọc xót xa hơn, nhưng cũng trân trọng hơn tình cảm của đứa trẻ với người mẹ của mình.

Ngừng một lát, người nữ bệnh nhân lại nói tiếp bàng một giọng rất buồn:

- Tôi hiểu được đồng chí muốn nói rằng tôi thuộc loại những người đàn bà nguy hiểm. Có phải thế không?

- Thú thật tôi có nghĩ thế - tôi đáp thành thực - ngay từ cái lần đầu mới gặp chị, ngay trong cái buổi sáng lần đầu tiên trông thấy chị, tôi đã nghĩ thế.

Quỳ thở dài rất khẽ. Chị ngồi im lặng,vẻ cam chịu,những ngón tay thon hình búp măng đan vào nhau đặt úp trên cặp đùi dài, cặp mắt nhìn xuống những bông hoa cúc vàng rực rỡ ngay bên chân. Khuôn mặt mỗi lúc càng trở nên buồn bã”

(“Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, Nguyễn Minh Châu)

Cuộc đối thoại trên chưa làm người đọc thỏa mãn và dường như cũng chưa thỏa mãn chính nhu cầu của nhân vật tham gia hội thoại. Lẽ ra phải có lời đáp của Quỳ sau lời nhận xét của nhân vật “tôi”. Nhưng Quỳ lại im lặng và thở dài rất khẽ. Cảm xúc của nhân vật lúc ấy được miêu tả rất cụ thể: “khuôn mặt mỗi lúc càng trở nên buồn bã”. Người đọc chỉ biết nhân vật buồn đến không muốn nói, còn khó biết chính xác lí do vì sao. Trong con người của người đàn bà thông minh nhưng “nguy hiểm” ấy luôn ẩn chứa một nỗi buồn u uẩn, khó giải tỏa. Chính lời nhận xét của nhân vật “tôi” đã làm Quỳ chạnh lòng nghĩ đến mình, đến quãng đời đã qua. Quỳ lúc này đang chìm trong suy tưởng.

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)