Im lặng thể hiện sự bối rối

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 53 - 55)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.6. Im lặng thể hiện sự bối rối

Có những trường hợp im lặng là do bối rối, lưỡng lự, ngần ngại, chưa biết trả lời ra sao. Những trường hợp như vậy ở tác phẩm của Nam Cao xuất hiện 13 lần, ở tác phẩm Nguyễn Minh Châu xuất hiện 6 lần.

Xét ví dụ:

Hắn uống rượu được có ba hôm, hôm thứ tư thì hắn trợn mắt lên, bảo con mẹ hàng rượu rằng:

- Hôm nay ông không có tiền; nhà mày bán chịu cho ông một chai. Tối ông mang tiền đến trả.

(“Chí Phèo”, Nam Cao)

Một cuộc thoại bình thường phải có cả lời trao và lời đáp, lời đáp có thể

được thay thế bằng hành động hồi đáp tương ứng với lời trao. Cuộc thoại trên vừa vắng lời đáp vừa vắng hành động hồi đáp tương ứng với lời trao. Nghĩa là

đây là cuộc thoại bất thường với lượt lời đáp im lặng. Chí Phèo là “con quỷ

dữ” của làng Vũ Đại, ai cũng sợ hắn. Hắn mua rượu chịu và hứa tối mang tiền đến trả. Nhưng liệu hắn có trả? Hẳn câu hỏi ấy đã vang lên trong đầu bà chủ hàng rượu ngay sau khi hắn đưa ra đề nghị mua rượu chịu. Nhưng, nếu không đáp ứng yêu cầu của hắn thì tai họa có thể sẽ đến. Đó chính là nguyên nhân gây ra sự bối rối của bà chủ hàng rượu. Tất cả điều đó được thu gọn trong hai từ miêu tả thái độ của nhân vật: “hơi ngần ngừ”. Chưa biết xử trí làm sao cho đúng nên nhân vật lựa chọn im lặng.

Xét ví dụ:

Tôi cho xe đi chầm chậm và lại hỏi: - Còn cô Nguyệt thứ hai?

- Chị ấy đã có bốn con rồi! Chúng em thường gọi đùa là chị “Nguyệt lão”. Sao anh hỏi tỉ mỉ vậy?

Tôi thở phào và nói đùa một câu nhạt thếch!

Lòng tôi rối như tơ vò. Chẳng lẽ lại đi hỏi thăm cô ta có biết chị Tính hay không? Chỉ cần hỏi thế, mọi sự sẽ vỡ lẽ ngay nhưng tôi vẫn không muốn hoặc không dám hỏi.”

(“Mảnh trăng cuối rừng”, Nuyễn Minh Châu)

Cuộc thoại trên là một cuộc thoại dở dang vì nhân vật Lãm chưa thực sự muốn kết thúc cuộc thoại. Trong lòng anh ta muốn hỏi rõ hơn về cô gái tên Nguyệt, nhưng lại lo sợ sẽ nghe tin xấu về người con gái mà anh ta yêu nhưng chưa một lần gặp mặt, chỉ liên lạc qua thư. Tác giả đã có những từ ngữ chỉ dẫn để người đọc biết được trạng thái tâm lí của nhân vật lúc này và thái độ

im lặng của anh ta: “lòng tôi rối như tơ vò”. Nhờ lời đáp bằng im lặng mà nhân vật giấu được cảm xúc của mình, không để cho Nguyệt biết. Nhân vật muốn làm chủ được mình để tỉnh táo giải quyết nhiêm vụ lúc này, Lãm đã “không muốn đi sâu vào câu chuyện riêng giữa chuyến công tác”.

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)