Các quy tắc hội thoại

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 30 - 36)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.3.2.Các quy tắc hội thoại

C.K. Oreccchioni cho rằng quy tắc hội thoại có những tính chất sau:

- Các quy tắc hội thoại có bản chất hết sức đa dạng.

- Có những quy tắc tổ chức hội thoại và quy tắc chuẩn tắc.

- Có những quy tắc hội thoại chung cho mọi cuộc thoại, nhưng cũng có

- Các quy tắc hội thoại gắn rất chặt với ngữ cảnh.

- Các quy tắc hội thoại thể hiện rất khác nhau tùy theo từng xã hội và từng nền văn hóa.

- Nhìn chung các quy tắc hội thoại khá mềm dẻo, linh hoạt.

- Quy tắc hội thoại được thụ đắc một cách tuần tự thưở nhỏ nhưng không được truyền thụ một cách hệ thống. Cho nên phần lớn chúng được vận dụng một cách tự phát.

C.K. Orecchioni đã chia các quy tắc hội thoại thành ba nhóm:

Thứ nhất, các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời.

Thứ hai, những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại.

Thứ ba, những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.

1.3.2.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời.

Quy tắc này gồm một hệ thống những điều khoản mà Sacks và các đồng tác giả phát biểu như sau:

- Vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một cuộc hội thoại.

- Mỗi lần chỉ một người nói.

- Lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài, do đó cần có những biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt.

- Vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng không bao giờ kéo dài.

- Thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau.

- Trật tự của những người nói không cố định, trái lại luôn thay đổi. Do đó, một số phương tiện được dùng để chỉ định và phân phối lượt lời là cần thiết.

1.3.2.2. Quy tắc điều hành nội dung cuộc thoại

Thuộc các quy tắc điều hành nội dung của hội thoại, theo chúng tôi là hai nguyên tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắc quan yếu

1.3.2.2.1. Nguyên tắc cộng tác hội thoại

Nguyên tắc này do H.P Grice đề xuất vào năm 1967 và được phát biểu một cách tổng quát như sau:

“Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị vào cuộc thoại đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn của cuộc thoại mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh, chị đã chấp nhận tham gia vào”.

Nguyên tắc này được cụ thể hóa ở bốn phương châm:

Phương châm về lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng

tin đúng như đòi hỏi của đích đang diễn ra của từng phần của cuộc hội thoại. Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi.

Phương châm về chất: Đừng nói những điều mà anh không tin rằng đúng. Đừng nói những điều mà anh không có bằng chứng xác thực.

Phương châm quan hệ (phương châm quan yếu): Hãy làm cho phần đóng góp của anh có dính líu đến vấn đề đang diễn ra trong cuộc thoại.

Phương châm cách thức: Tránh lối nói tối nghĩa, tránh lối nói mập mờ, hãy nói ngắn gọn, hãy nói có trật tự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2.2.2. Lí thuyết quan yếu

Lí thuyết này do Wilson và Sperber đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế trong lí thuyết của Grice. Cụ thể là: khái niệm “quan yếu” trong lí thuyết của Grice nghĩa là “có dính líu và liên quan” đến đích của cuộc thoại. Nói khác đi, không có lời nói đi trước thì không thể biết được lời nói đi sau có quan yếu hay không. Với Wilson và Sperber thì “quan yếu” là tính chất của phát ngôn với ngữ cảnh. Nó ít lệ thuộc vào phát ngôn khác. Quan yếu là tính tự có của phát ngôn. Vì thế hai tác giả này cho rằng không cần đến bốn phương châm mà chỉ cần một phương châm là quan yếu thì có thể lí giải được toàn bộ cơ chế của hoạt động giao tiếp.

1.3.2.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân và phép lịch sự

1.3.2.3.1. Định nghĩa lịch sự

Có nhiều quan niệm khác nhau về phép lịch sự, C.K.Orecchioni định nghĩa lịch sự liên quan tới tất cả các phương diện của diễn ngôn:

- Bị chi phối bởi các quy tắc.

- Xuất hiện trong địa hạt quan hệ liên cá nhân.

- Chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hòa quan hệ đó (ở mức thấp nhất là giải tỏa những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt).

Có nhiều lí thuyết về lịch sự được đưa ra bởi những nhà nghiên cứu, nhưng lí thuyết của Brown và Levinson là có ảnh hưởng rộng rãi nhất, có hiệu quả nhất đối với việc nghiên cứu phép lịch sự này.

• Thể diện, thể diện âm tính, thể diện dương tính.

Thể diện là “hình ảnh về ta công cộng mà mỗi thành viên muốn mình có được”. “Thể diện nên được hiểu là cảm giác về giá trị cá nhân của mỗi người hay hình ảnh về ta” (J. Thomas).

Thể diện gồm hai phương diện: thể diện dương tính và thể diện âm tính

“Thể diện âm tính là mong muốn không bị can thiệp, mong muốn được hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn” (J.Thomas).

Thể diện dương tính là cái “được phản ánh trong ý muốn mình được ưa

thích, tán thưởng, tôn trọng, đánh giá cao” (J.Thomas).

Hai thể diện trên là hai mặt bổ sung cho nhau chứ không phải tách biệt nhau. Hai thể diện này phát huy tác dụng theo lối “cộng sinh” với nhau, có nghĩa một sự vi phạm thể diện âm tính cũng đồng thời làm mất thể diện dương tính.

Trong một cuộc hội thoại có bốn thể diện: thể diện âm tính của người nói, thể diện âm tính của người nghe, thể diện dương tính của người nói, thể diện dương tính của người nghe.

Trong cuộc thoại cũng luôn tồn tại những hành vi đe dọa thể diện.

• Hành vi đe dọa thể diện.

- Đe dọa thể diện âm tính của người thực hiện nó như hành vi tặng, biếu, hứa hẹn.

- Đe dọa thể diện dương tính của người thực hiện như thú nhận, cám ơn, xin lỗi, tự phê bình,…

- Đe dọa thể diện âm tính của người tiếp nhận.

- Đe dọa thể diện dương tính của người nhận như phê bình, chê bai, chửi bới, chế giễu,…

Một hành vi đe dọa thể diện không chỉ đe dọa một thể diện. Nó có thể đồng thời đe dọa một số trong bốn thể diện đã biết.

• Chiến lược lịch sự.

Lịch sự là một chiến lược trong giao tiếp, nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá nhân. Nó là một phương thức để giảm thiểu xung đột trong diễn ngôn, làm cho cuộc thoại được thuận lợi.

+ Lịch sự âm tính: hướng vào thể diện âm tính, vào lãnh địa của đối tác.Một số biện pháp của chiến lược này như sau: dùng lối nói gián tiếp đã thành quy ước, dùng các yếu tố rào đón hay tình thái hóa, dùng những yếu tố vuốt ve,…

+ Lịch sự dương tính: hướng vào thể diện dương tính của người tiếp nhận, nhằm thực hiện những hành vi tôn vinh thể diện. Một số biện pháp của chiến lược này là: bày tỏ cho Sp2 thấy sự chú ý của mình với Sp2, trao tặng cho Sp2 cái gì đó, nêu ra những lẽ thường, nói quá sự tán dương, thiện cảm của mình với Sp2,…

Ngay cả khi cần nói điều gì đó với ai có khi ta không cần nói nó ra. Ví dụ như : “Hương trên bàn thờ cháy hết rồi mẹ kìa!” là bà mẹ biết đứa con đòi ăn…Đó là lối nói kín.

Lối nói trắng có hai hình thức: nói toạc ra, còn gọi là lối nói trắng không có hành vi bù đắp và lối nói trắng có hành vi bù đắp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 30 - 36)