Im lặng thể hiện sự không đồng tình

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 46 - 50)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2.Im lặng thể hiện sự không đồng tình

Trường hợp im lặng trong thoại nhằm thể hiện sự không đồng tình xuất hiện 1 lần ở tác phẩm Nam Cao, ở tác phẩm Nguyễn Minh Châu 1 lần.

Trong hội thoại, im lặng lại có lúc biểu hiện sự không đồng tình của người nói, nhưng vì một nguyên do nào đó mà người nói không nói ra ý kiến của mình.

Nỗi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài theo cái bĩu môi dài thườn thượt. Mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối. Vợ chồng anh thi nhau kể tội người nhà quê đủ thứ. Toàn là những người ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, bần tiện cả…

Anh trợn mắt bảo tôi:

- Tôi kể cho anh nghe chuyện này thế nào anh cũng cho là bịa. Nhưng tôi có bịa một tí nào, tôi chết. Một hôm, tôi đi chợ Huyện chơi ...

Chị Hoàng cười rú lên. Tôi cũng cười, nhưng có lẽ cái cười chẳng được tươi cho lắm. Anh thấy cần phải thề lần nữa:

Tôi gượng cười. Điều tôi muốn nói với anh tôi đành giữ kín trong lòng không nói nữa. Tôi biết chẳng đời nào anh chịu làm một anh tuyên truyền nhãi nhép như tôi.”

(“Đôi mắt”, Nam Cao)

Sự im lặng bất mãn của nhân vật Độ được nhận biết bởi lời văn của tác giả: “Điều muốn nói với anh tôi đành giữ kín trong lòng không nói nữa” và sự đối lập giữa thái độ “gượng cười” của Độ với thái độ “cười rú lên” của chị Hoàng, hứng thú kể chuyện của anh Hoàng. Câu chuyện mà Hoàng kể và thề thốt là thật nhằm chứng minh cho suy nghĩ của anh về người nông dân “toàn là những người ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, bần tiện”. Độ không đồng tình với suy nghĩ đó. Độ thấy rằng Hoàng “quen nhìn đời và nhìn người một phía thôi”, câu chuyện mà Hoàng kể có “một nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong”. Nhưng Độ lại im lặng, bởi Độ còn rụt rè, còn tự ti rằng “mình chỉ là một kẻ non dại, mới tập tọng học nghề”. Sự im lặng của Độ ẩn chứa một cái nhìn tiến bộ, đúng đắn, nhưng nó cũng cho thấy hạn chế của người tuyên truyền cách mạng và của số ít giới trí thức lúc ấy.

Xét ví dụ:

“- Cũng chẳng phải dân đi trang trại mà dân ở làng cũng vậy, chú Định ạ. Cái cô y tá khoa sản ở trạm xá ta, hắn nói như vậy chứ hắn cũng đẻ khiếp lắm! Ở nhà quê mình, nhà nào đông con mới có uy thế được…

- Cậu nói cái gì lạ vậy hử? - Tự nhiên ông chú nổi giận - Cậu định phá cái nước này đi đấy hử? Tung ra bao nhiêu cán bộ y tế để vận động sinh đẻ có kế hoạch, nói đến rã bọt mép. Khéo, khéo cậu đang tuyên truyền phá chính sách đấy. Cậu phải thay đổi cái đầu óc đi!

Định hiểu những vấn đề trầm trọng của phát triển dân số trên toàn thế giới và trong nước mà lão Khúng mù tịt. Lão không cãi, lão chỉ đưa mắt ngắm cái gian nhà bằng cái lỗ mũi của ông chú với một cái gác lửng xếp tú ụ

những đống chăn, gối mà đêm qua lão phải ngủ trên đấy, suốt đêm mót đái lại thèm thuốc lào mà lão cứ phải nằm im, ho khạc một cái cũng sợ tỉnh giấc nhà hàng xóm”.

(“Khách ở quê ra”, Nguyễn Minh Châu ) Lí lẽ của lão Khúng đưa ra là sinh nhiều con mới tốt, vì như thế mới có

“uy”. Lão còn đưa ra cả dẫn chứng về cô y tá làm ở trạm xá, vốn là cán bộ, tuyên truyền chính sách kế hoạch hóa gia đình mà vẫn “đẻ khiếp lắm”. Còn Định thì bác lại ý kiến đó, cho rằng lão Khúng “định phá cái nước này đi”, yêu cầu lão “phải thay đổi cái đầu óc đi”. Trước sự phản bác mạnh mẽ của Định như vậy, lão Khúng không phản bác lại, mà “lão không cãi”. Hành động của lão: “đưa mắt ngắm cái gian nhà bằng lỗ mũi của ông chú” làm người đọc dễ nhầm lẫn lão không quan tâm đến lời Định nói, không tập trung vào cuộc thoại. Lão vẫn nghe lời Định nói. Lời nói của lão ở phía sau đoạn này giúp ta xác nhận điều đó: “Nhưng cháu xin hỏi: cả một đời chú, đã bao giờ chú phải dọn đá, trồng cây,…”. Lão không cãi không có nghĩa là lão đồng ý. Cái ý nghĩ sinh nhiều con là tốt của lão đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Và điều đó được chứng minh từ chính cuộc đời lão. Lão trụ lại được ở đất B là nhờ lũ con sau này lớn lên. Sự im lặng dường như là bước đà chuẩn bị để lão Khúng bác lại ý kiến của Định, bảo vệ ý kiến của mình. Cho nên, “tự nhiên lão hăng lên, lão xòe năm ngón tay khẽ khàng quắp vào khoảng xương đầu gối ông chú” mà hỏi dồn dập: “…đã bao giờ chú phải…? Đã bao giờ chú phải…?”

2.1.3. Im lặng thể hiện sự xấu hổ

Trường hợp nhân vật im lặng thể hiện trạng thái tâm lí xấu hổ, chúng tôi thống kê được 13 trường hợp trong tác phẩm Nam Cao, trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu 3 trường hợp.

Xét ví dụ: “Hắn bảo thị:

- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?

Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:

- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.

Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí cười khanh khách.”

(“Chí Phèo”, Nam Cao)

Ở đây chỉ có lời hỏi (lời tỏ tình) của Chí Phèo mà không có lời đáp của Thị Nở. Lần im lặng thứ nhất được nhận biết ở câu diễn giảng ngay sau đó của tác giả: “thị không đáp”. Lần im lặng thứ hai không có câu diễn giảng. Lời tỏ tình của Chí Phèo mộc mạc, giản dị, nhưng không hề lỗ mãng. Là một người dở hơi, Thị Nở cũng nhận biết được đó là một lời tỏ tình. Thái độ của thị lúc ấy là: “cái mũi của thị như càng bạnh ra”, “thị lườm hắn”. Ta nhận thấy ở đây sự ngại ngùng, xấu hổ, e lệ thường có ở một cô gái khi nhận được lời tỏ tình từ một chàng trai. Chí Phèo cũng nhận thấy điều đó và nghĩ “Sao mà e lệ thế. Xấu mà e lệ thì cũng đáng yêu”. Sự thẹn thùng của Thị Nở được nhận biết rõ ngay trong lời văn của tác giả “Hắn cười ngất và muốn làm thị thẹn thùng hơn nữa”. Phải thẹn thùng rồi thì mới có ý định làm cho thẹn thùng hơn nữa chứ! Sự im lặng vì thẹn thùng ấy đã thêm một vẻ đẹp cho nhân vật Thị Nở - một người vốn xấu đến “ma chê quỷ hờn”.

Một cuộc đối thoại giữa bọn trẻ và cô giáo dạy mẫu giáo trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, sự im lặng cũng biểu hiện thái độ như trong ví dụ trên.

Xét ví dụ:

Chúng nó đọc say sưa, chúc các chú mọi điều tốt đẹp và cũng khoe khoang ghê lắm! Khi cô giáo trở về, cô hỏi đùa: “Chào các cô, các cô làm gì

đấy?” thì cả năm cô gái bé bỏng vẫn còn để những chiếc lá đề trên môi và lấy làm xấu hổ, chúng rúc đầu vào nhau mà cười khúc khích.

Cái Thơm nhoẻn nụ cười hết sức xinh và bá lấy vai cô, nói thầm thì: - Chúng cháu bắt chước cô đấy! Chúng cháu chơi gửi thư cho các chú…

Cô giáo đỏ bừng mặt, như đột ngột bị người ta chế giễu! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(“Lá thư vui”, Nguyễn Minh Châu)

Sau câu nói của cái Thơm thì cô giáo im lặng. Sự im lặng ấy ẩn chứa một thái độ. Thái độ ấy không được nhận biết tường minh bằng dấu hiệu văn tự. Song ta có thể dựa vào câu văn miêu tả sự biến đổi sắc mặt của cô mẫu giáo: “Cô giáo đỏ bừng mặt”. Sắc mặt đỏ bừng của cô đã “tố cáo” thái độ im lặng của cô. Cô ngượng ngùng, xấu hổ vì lời trêu của đứa bé. Nó đã xác nhận tình cảm của cô dành cho chàng trai đang chiến đấu ngoài mặt trận. Sự im lặng vì vậy mà có ý nghĩa thông báo nhiều hơn, sức tác động mạnh mẽ hơn lời nói.

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 46 - 50)