Nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 41 - 44)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.4. nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn

Một phát ngôn ngoài ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ còn có rất nhiều ý nghĩa khác nữa mà chúng ta phải dùng đến thao tác suy ý dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại,…mới nắm bắt được. Ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại được gọi là ý nghĩa tường minh. Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn.

Ý nghĩa hàm ẩn có hai dạng thức là hàm ẩn tự nhiên và hàm ẩn không tự nhiên. Hàm ẩn tự nhiên hàm ẩn được suy ra một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không nằm trong ý định truyền báo của người nói. Loại hàm ẩn này không có quy ước, thể chế vì thế không thể hình thức hóa được. Hàm ẩn không tự nhiên (KTN) là hàm ẩn nằm trong ý định truyền báo của người nói.

Grice đã xác định ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên như sau:

Người nói A muốn truyền báo ý nghĩa KTN bằng phát ngôn U khi và chỉ khi mà:

- A có ý định thông qua phát ngôn U gây nên hiệu quả Z ở người nghe B.

- A muốn rằng điều kiện trên được thực hiện đơn giản chỉ là nhờ chỗ B nhận ra được ý định của A.

Loại hàm ẩn này là đối tượng quan tâm, xem xét của Ngữ dụng học.

Hàm ẩn không tự nhiên được phân lập làm hai loại là hàm ẩn tiền giả định và hàm ẩn hàm ngôn.

Tiền giả định là những hiểu biết mà những nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận. Nhờ chúng nhân vật giao tiếp tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình.

Hàm ngôn là những nội dung mà người nói không nói ra một cách trực tiếp, người nghe phải suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó, từ ý nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nó.

* Để tạo ra ý nghĩa hàm ẩn KTN, một mặt người nói phải tôn trọng các quy tắc của dụng học và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng. Mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình. Ý nghĩa hàm ẩn KTN xuất hiện và được lí giải chính ở chỗ vi phạm này. Dưới đây chỉ là một số trường hợp.

- Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất:

Về nguyên tắc là phải có sự tương ứng theo tỉ lệ 1:1 giữa những yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn với sự vật, hiện tượng được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định. Vi phạm quy tắc chiếu vật tức là người nói sử dụng một biểu thức chiếu vật nhưng lại ứng với nhiều sự vật, hiện tượng trong thực tế hoặc sử dụng biểu thức chiếu vật này nhưng để chỉ một sự vật, hiện tượng khác.

- Vi phạm quy tắc hành vi ngôn ngữ:

Hành vi ngôn ngữ về nguyên tắc luôn phải dùng theo lối trực tiếp. Vi phạm vào quy tắc hành vi ngôn ngữ tức là sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

- Vi phạm quy tắc lập luận:

Về nguyên tắc, lập luận bao giờ cũng phải có đầy đủ hai thành phần là luận cứ và kết luận. Vi phạm quy tắc lập luận tức là lập luận không có đầy đủ hai thành phần (có luận cứ mà không có kết luận, có kết luận mà không có

luận cứ, có luận cứ và kết luận nhưng thiếu đi một luận cứ quan trọng). Những thành phần khuyết thiếu này có thể được tái lập thông qua sự suy ý, suy luận nhờ vào những chỉ dẫn lập luận và đặc biệt nhờ vào ngữ cảnh.

- Vi phạm quy tắc hội thoại:

+ Vi phạm quy tắc điều hành luân phiên lượt lời.

Trường hợp 1: người nghe cắt lời hoặc cướp lời người nói.

Trường hợp 2: độ im lặng giữa hai lượt lời quá dài.

+ Vi phạm quy tắc điều hành nội dung cuộc thoại với nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice là sự vi phạm vào các phương châm hội thoại: phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm quan hệ, phương châm cách thức.

- Vi phạm vào quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân và phép lịch sự:

Sự vi phạm này thể hiện ở chỗ người nói cố tình xúc phạm đến thể diện của đối tác giao tiếp.

Chương 2: PHÉP IM LẶNG TỪ GÓC ĐỘ NGỮ DỤNG TRONG TÁC

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)