Cấu trúc của hội thoại

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 36 - 41)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.3.3. Cấu trúc của hội thoại

1.3.3.1. Các đơn vị hội thoại

Các đơn vị cấu trúc của hội thoại từ lớn đến đơn vị tối thiểu là: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại, hành vi ngôn ngữ. Ba đơn vị đầu có tính chất lưỡng thoại, hai đơn vị sau có tính chất đơn thoại.

1.3.3.2. Cuộc thoại

Là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất. Có thể dựa vào các tiêu chí sau để xác định một cuộc thoại.

- Nhân vật hội thoại: nói chung một cuộc thoại được xác định bởi sự đương diện liên tục của những người hội thoại.

- Tính thống nhất về thời gian và địa điểm.

- Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn.

- Các dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại.

Do tính chất không chặt chẽ của các tiêu chí trên, C.K. Orecchioni đưa ra định nghĩa mềm dẻo hơn về cuộc thoại: “để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng trong một khung thời gian - không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng” .

1.3.3.3. Đoạn thoại

Về nguyên tắc có thể định nghĩa đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng. Về ngữ nghĩa đó là sự liên kết chủ đề: một chủ đề duy nhất và về ngữ dụng đó là tính duy nhất về đích.

Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại có thể là: đoạn thoại mở thoại, thân cuộc thoại, đoạn thoại kết thúc.

1.3.3.4. Cặp trao đáp

Về nguyên tắc, cặp trao đáp là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu, với chúng, cuộc trao đổi, tức cuộc thoại chính thức được tiến hành. Đây là đơn vị cơ sở của hội thoại.

1.3.3.4.1. Cấu trúc của cặp thoại

Cặp thoại một tham thoại là cặp thoại mà tham thoại Sp1 không được Sp2 hưởng ứng hồi đáp bằng một hành vi tương ứng.

Cặp thoại hai tham thoại là cặp thoại gồm một tham thoại dẫn nhập và một tham thoại hồi đáp.

Cặp thoại ba tham thoại là cặp thoại trong đó có thêm một tham thoại do người thứ nhất nói ra. Tham thoại thứ ba chỉ như một “tiếng vọng”.

1.3.3.4.2. Liên kết trong cặp thoại

Liên kết phẳng là kiên kết mà cứ hai tham thoại thì đi đôi với nhau, hết cặp này đến cặp kia

Sp1: Chào!

Sp2: Chào!

Sp1: Thế nào?

Sp2: Bình thường.

Có thể biểu diễn cặp thoại này bằng sơ đồ sau:

Chào !

Chào !

Thế nào?

Bình thường.

Liên kết chéo là các tham thoại xen kẽ vào nhau

Ví dụ:

Sp1: Chào chị! Chị đi đâu đấy?

Sp2: Chào chị! Tôi đi chợ.

Có thể biểu diễn cặp thoại này bằng sơ đồ:

Chào chị!

Chị đi dâu đấy?

Chào chị!

Tôi đi chợ.

Ví dụ:

Sp1: Bác có biết anh Tuấn ở đâu không ạ?

Sp2: Anh hỏi Tuấn nào? Tuấn học khoa gì?

Sp1: Tuấn học khoa Văn ạ.

Sp2: Tuấn ấy ở nhà 12 tầng 1

Có thể biểu diễn cặp thoại này bằng sơ đồ:

Bác có biết anh Tuấn ở đâu không ạ?

Tuấn học khoa gì?

Tuấn học khoa Văn ạ.

Tuấn ấy ở nhà 12 tầng 1

1.3.3.4.3. Tính chất của cặp thoại

Người ta phân lập cặp thoại thành hai dạng: cặp thoại củng cố và cặp thoại sửa chữa.

Cặp thoại củng cố tương ứng với cặp thoại dẫn nhập và kết thúc cuộc thoại. Đó là những cặp thoại được cấu tạo từ các tham thoại có tính chất biểu thái như lời chào hỏi. Gọi chúng là những cặp thoại củng cố vì nhờ chúng mà quan hệ xã hội được thiết lập.

Tham thoại sửa chữa dựa trên khái niệm về sự sửa chữa lại một sự vi phạm lãnh địa của người đối thoại.

Ví dụ:

Sp2: Không sao.

Hoạt động sửa chữa có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng trong giao tiếp

mà sự vi phạm lãnh địa đã làm cho nó mất đi.

Cặp thoại tiêu cực là cặp thoại có tham thoại hồi đáp đi ngược lại với đích của tham thoại dẫn nhập.

1.3.3.5. Tham thoại

Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định. Cần có sự phân biệt tham thoại và lượt lời. Có trường hợp tham thoại bằng lượt lời, có trường hợp tham thoại lớn hơn lượt lời, có trường hợp tham thoại nhỏ hơn lượt lời.

1.3.3.6. Hành vi ngôn ngữ

Hành vi ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại.

Xét trong quan hệ hội thoại, các hành vi ngôn ngữ có thể chia thành hai

nhóm: hành vi có hiệu lực ở lời, hành vi liên hành vi. Hành vi có hiệu lực ở lời là những hành vi có hiệu lực thay đổi quyền lực và trách nhiệm của người hội thoại. Hành vi liên hành vi nằm trong quan hệ giữa các hành vi tạo nên một tham thoại, chúng có tính chất đơn thoại trong khi các hành vi ở lời có tính chất đối thoại. Hành vi liên hành vi gồm hành vi chủ hướng và hành vi phụ thuộc. Hành vi chủ hướng quyết định hướng của tham thoại, hành vi phụ thuộc phụ thuộc vào hành vi chủ hướng

1.3.3.7.Các chức năng của các đơn vị hội thoại.

Có thể phát biểu một quy tắc kết cấu chức năng trong hội thoại như sau: các đơn vị trong cấp độ cặp thoại là những đơn vị giữa chúng có chức

năng ở lời và các đơn vị trong cấp độ tham thoại là những đơn vị giữa chúng có chức năng liên hành vi. Cụ thể là các chức năng: chức năng ở lời dẫn nhập, chức năng ở lời hồi đáp, chức năng liên hành vi tiến và lùi.

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)