Im lặng thể hiện sự ngạc nhiên

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 55 - 56)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.7. Im lặng thể hiện sự ngạc nhiên

Có trường hợp người tham gia cuộc thoại vì quá ngạc nhiên mà không thốt lên lời, tức là đáp lời bằng sự im lặng. Lời nói im lặng có thể được hỗ trợ thêm bằng các phương tiện phi ngôn ngữ mà dựa vào đó người đối thoại nhận ra được trạng thái của người đáp lời im lặng lúc đó. Ở tác phẩm của Nam Cao có 3 trường hợp như vậy, ở tác phẩm Nguyễn Minh Châu là 4 trường hợp.

Xét ví dụ:

- Quả có thế. Ý hẳn chị đi chơi đâu? Hùng lắc đầu cười gượng:

- Tôi bỏ Nga từ năm tháng trước kia rồi!

Tôi sửng sốt như bị điện giật, mắt mở to, miệng há hốc.”

(“Đui mù”, Nam Cao)

Ta có thể nhận biết được sự im lặng của nhân vật “tôi” dựa vào từ ngữ miêu tả những hành động phi ngôn ngữ của nhân vật: “mắt mở to, miệng há hốc”. Sau lượt lời của Hùng thì phải là lượt lời của nhân vật “tôi” (bởi hội thoại có tính luân phiên lượt lời), nhưng ở đây không có lượt lời của nhân vật “tôi” mà là hai lượt lời liên tiếp của Hùng. Nguyên do của sự im lặng, cũng là trạng thái tâm lí của nhân vật “tôi” được tác giả miêu tả rất rõ: “sửng sốt như bị điện giật”. Nhân vật sửng sốt đến không nói lên lời bởi một điều tưởng như chân lí không bao giờ thay đổi thì giờ đây lại xảy ra với Hùng. Hùng yêu Nga, “yêu hơn tất cả những tình nhân trên đời” nhưng nay lại thông báo “đã bỏ Nga từ năm tháng trước kia rồi”. Vì vậy, sự ngạc nhiên đối với nhân vật “tôi” là tất yếu. Nhân vật ngạc nhiên đến không tin vào tai mình, cho rằng người

bạn đang nói đùa. Thái độ im lặng cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện phi ngôn ngữ có giá trị thông báo như hoặc đôi khi là nhiều hơn lời nói. Bởi vậy mà sau sự im lặng của nhân vật “tôi”, Hùng nhận ra được suy nghĩ của nhân vật “tôi” mà hỏi “Anh không tin? Anh không tin là phải.”

Một cuộc thoại trong truyện ngắn “Cỏ lau” của Nguyễn Minh Châu

cũng có lời nói im lặng tương tự như vậy.

- Đây là những ngôi mộ của ai, cháu biết không? Tôi hỏi.

- Có chứ ông. Đây là những ngôi mả má con mới đưa từ dưới làng lên. Đây là ngôi mả của cha con, còn đây mả chú Hệ. Mạ con dặn bốn anh em con thế.

Tôi đứng lặng chết điếng, sau khi nghe đứa trẻ nói.”

Có lẽ câu hỏi “Đây là những ngôi mộ của ai, cháu biết không?” của Lực chỉ là câu hỏi vì tò mò. Nhưng câu trả lời của đứa trẻ làm anh bất ngờ, bởi một trong hai ngội mộ đó là của anh, trong khi anh còn sống và đang đứng đây, trước ngôi mộ của chính mình. Anh hiểu ra rằng đối với gia đình làng xóm, đối với Thai thì anh đã hi sinh rồi. Cho nên anh “đứng lặng chết điếng”. Nhân vật có thể có những lời đáp kiểu như tiếng vọng để biểu thị thái độ của mình như “Sao?”, “Sao cơ?”,…Nhưng lời đáp của nhân vật là im lặng. Im lặng mới nói lên đầy đủ sự đau đớn, bất ngờ của Lực lúc này.

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)