Vận động hội thoại

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 27 - 30)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.3.1. Vận động hội thoại

1.3.1.1. Sự trao lời

Trao lời là vận động hội thoại mà Sp1 nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía Sp2 nhằm làm cho Sp2 nhận biết được lượt lời đó là dành cho Sp2.

Trong trao lời, sự có mặt của Sp1 là điều tất yếu. Sự có mặt đó thể hiện ở từ xưng hô ngôi thứ nhất, ở tình cảm, thái độ, hiểu biết, quan điểm của Sp1 trong lượt lời của mình. Những dấu hiệu đánh dấu sự có mặt trong lượt lời của mình là một đề tài cần nghiên cứu của lí thuyết hội thoại. Người nói Sp1 cũng có thể sử dụng điệu bộ, cử chỉ như gãi đầu, đập bàn, vỗ ngực,…làm dấu hiệu bổ sung cho lời nói đánh dấu sự có mặt của mình trong lượt lời nói ra.

Ngoài những dấu hiệu kèm lời và phi lời người nghe Sp2 có thể có mặt trong lượt lời của Sp1 qua những yếu tố ngôn ngữ tường minh như những lời hô gọi, chỉ định, những lời thưa gửi, các từ nhân xưng ngôi thứ hai; qua những yếu tố ngôn ngữ hàm ẩn như những tiền giả định giao tiếp, ở hứng thú hoặc tâm trạng của Sp2 đối với đề tài giao tiếp, ở tâm lí giao tiếp của Sp2 mà Sp1 đã nhận biết trước khi trao lời.

1.3.1.2. Sự đáp lời

lời của Sp1. Vận động trao đáp, cái lõi của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm với sự đổi thay liên tục vai nói, vai nghe.

Cũng như sự trao lời, sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời, thường thường thì hai loại yếu tố này đồng hành với nhau. Tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể bằng các hành vi ngôn ngữ tương thích với hành vi ngôn ngữ dẫn nhập lập thành cặp như hỏi - trả lời, chào - chào, cầu khiến - nhận lời, cám ơn - đáp lời, xin lỗi - đáp lời, mà cũng có thể được thực hiện bằng những hành vi bất kì, không tương thích với hành vi dẫn nhập.

1.3.1.3. Sự tương tác

Trong hội thoại, các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại với nhau làm biến đổi lẫn nhau. Trước cuộc hội thoại giữa các nhân vật giao tiếp có sự khác biệt, đối lập, thậm chí trái ngược về các mặt. Không có sự khác biệt này thì giao tiếp thành thừa. Trong hội thoại và qua hội thoại những khác biệt này giảm đi hoặc mở rộng ra, căng lên có khi thành xung đột.

Nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tương tác. Họ tác động lẫn nhau về mọi phương diện, đối với ngữ dụng học quan trọng nhất là tác động đến lời nói của nhau. Liên tương tác hội thoại trước hết là tương tác giữa các lượt lời của Sp1 và Sp2…Như thế, lượt lời vừa chịu tác động, vừa là phương tiện mà Sp1, Sp2 sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói và qua lời nói mà tác động đến tâm lí, sinh lí, vật lí của nhau.

Trong các cuộc đối thoại phải có sự hòa phối các hoạt động của các đối tác về mọi mặt, trước hết là các lượt lời. Trong quá trình hòa phối, mỗi nhân vật thực hiện sự tự hòa phối, tức là tự mình điều chỉnh hành động, thái độ,

lượt lời của mình theo từng bước của cuộc đối thoại sao cho khớp với những biến đổi của đối tác và của tình huống hội thoại đang diễn ra.

Giữa các nhân vật tương tác có sự liên hòa phối, có nghĩa là phối hợp sự tự hòa phối của từng nhân vật. Sự liên hòa phối đồng thời diễn ra khi cả hai cùng thực hiện sự tự hòa phối. Nói tổng quát, tương tác vào lượt lời và bằng lượt lời trong hội thoại được thực hiện thông qua vận động liên hòa phối.

- Các tín hiệu điều hành vận động trao đáp.

Nhờ những phương tiện hợp thức hóa liên phát ngôn mà những người tham gia giao tiếp “phê chuẩn” tư cách thành viên hội thoại của nhau. Các phương tiện ấy có thể bằng lời hoặc phi lời. Về phía Sp1, yếu tố bằng lời có thể là lời chào, lời giới thiệu, những nghi thức tạo lập, duy trì và củng cố quan hệ hội thoại thường xuất hiện ở giai đoạn mở đầu các cuộc hội thoại; yếu tố phi lời có thể là cái nháy mắt, nhún vai,…Về phía Sp2, tín hiệu phản hồi có thể là yếu tố bằng lời (ghê nhỉ, lạ nhỉ, thế a, rồi sao nữa,…), yếu tố phi lời (gật đầu, lắc đầu, cau mày,…).

- Tín hiệu chi phối sự liên hòa phối lượt lời.

Liên hòa phối lượt lời trước hết là liên hòa phối quyền được nói, liên hòa phối lãnh địa hội thoại của mỗi người. Để có sự liên hòa phối lượt lời cần phải chú ý đến vị trí chuyển giao giữa hai lượt lời (vị trí quan yếu). Chỗ ngừng - chỗ ngắt hơi giữa hai lượt lời là tín hiệu của vị trí quan yếu. Chỗ ngừng được thể hiện bằng trường độ im lặng. Muốn hòa phối lượt lời phải nhận ra được chỗ ngừng để tiếp lời, để nắm bắt được điều này, phải dựa vào các nhân tố sau:

+ Kiểu hội thoại: mỗi kiểu hội thoại có cách ngừng lời riêng. Thí dụ: kiểu hội thoại sư phạm có cách ngừng lời khác với kiểu hội thoại tham luận,…

+ Cấu trúc của hội thoại: Đây là nói đến cấu trúc, đến quan hệ giữa các lượt lời đối với nhau.

+ Cấu trúc của lượt lời: Nói chính xác hơn là cấu trúc các phát ngôn ngữ vi quyết định bản chất của lượt lời.

+ Cấu trúc ngữ pháp: Phát ngôn lượt lời phải được tạo ra theo một kiểu cấu trúc ngữ pháp nào đó. Mà mỗi cấu trúc ngữ pháp thì có cách mở đầu và kết thúc đặc trưng.

+ Ánh mắt, vận động cơ thể, cử chỉ,…

+ Ngữ điệu, âm lượng, cường độ của giọng nói.

+ Sự kéo dài một vài âm tiết cuối lượt lời.

Nhờ những tín hiệu chỉ dẫn trên ta có thể kết luận sự chuyển giao lượt lời, tức sự liên hòa phối các lượt lời được báo trước một cách tối đa và được thực hiện bởi cả người nói, cả người nghe.

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 27 - 30)