Im lặng thể hiện sự sợ hãi, cam chịu

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 50 - 53)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.4. Im lặng thể hiện sự sợ hãi, cam chịu

Nhân vật im lặng vì sợ hãi, cam chịu, chúng tôi thống kê được nó xuất hiện 12 lần ở tác phẩm của Nam Cao, ở tác phẩm Nguyễn Minh Châu 3 lần.

Xét ví dụ:

- Bu ơi, con đói…

Lần này có lẽ là lần thứ mười, thằng cu Bé chạy về đòi ăn, chị đĩ Chuột đang quấy một nồi gì trong bếp, cáu tiết chạy ra mắng át nó đi:

- Đã bảo hết cơm rồi, tí nữa chè chín thì ăn chè mà…

Thấy mẹ gắt, thằng cu không dám khóc đòi ăn nữa, nhưng mặt nhăn nhó bịu xịu như muốn khóc…”

Sự im lặng của thằng cu Bé được nhận biết bằng dấu hiệu hoàn toàn không có lượt lời của nó, câu văn diễn giảng của tác giả: “thằng cu không dám khóc đòi ăn nữa”. Không phải thằng Bé muốn kết thúc cuộc thoại là đồng ý với chị đĩ Chuột chờ “tí nữa”, bởi nó đã đói lắm và đã đòi ăn có lẽ là mười lần rồi. Nhưng vì mẹ nó “gắt”, “mắng át” cho nên nó “không dám đòi ăn nữa”. Sự im lặng của thằng cu Bé vì sợ hãi, không cần đoạn diễn giảng của tác giả người đọc cũng có thể nhận ra. Điều đó đã khắc sâu thêm bi kịch nghèo đói của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

Xét ví dụ:

- Cháu ở đây…có thấy sợ không? - câu đầu tiên Định hỏi người cháu - Thưa chú…một mình thì cháu không dám ở ạ!

- Chắc là cháu ở một thành phố nào ngoài Bắc. - Thưa vâng ạ. Cháu ở thành phố Nam Định. - Sao cháu nói pha tiếng trong này?

- Lên năm tuổi, thầy cháu đưa cháu đi theo vào Vinh rồi sang Luông Pra Băng. Thầy cháu là kĩ sư cầu cống. Cháu về Bắc rồi lại vào Vinh một lần nữa cho đến ngày ta phá thành phố…

Người con gái không nói tiếp, Định cũng không hỏi thêm, anh không dám”.

(“Khách ở quê ra”, Nguyễn Minh Châu)

Cuộc thoại trên có vẻ như kết thúc bình thường. Nhưng nếu xét kĩ lời thoại cuối cùng, đặc biệt là lời văn diễn giảng của tác giả ở phía sau ta mới thấy đó là cuộc thoại dở dang, kết thúc bằng lời nói im lặng. Lời nói của Huệ là lời kể về cuộc đời mình, nhưng Huệ chỉ kể ra một giai đoạn nhỏ trong cuộc đời, quãng đời có nhiều biến cố thì nhân vật không kể. Đoạn mà Huệ cố tình không kể được thể hiện bằng dấu ba chấm “…”. Định rất tò mò về cuộc đời Huệ, nhất là giai đoạn mà Huệ không kể. Cho nên theo lẽ thường, Định phải

hỏi cặn kẽ hơn, tức là cuộc thoại sẽ tiếp tục cho đến khi thỏa mãn trí tò mò của Định. Nhưng cuộc thoại dừng lại trước đó, bởi “Định cũng không hỏi thêm, anh không dám”. Sự không dám tiếp tục cuộc thoại của Định đã cho thấy nỗi lo lắng, nỗi sợ sẽ làm tổn thương Huệ. Sự im lặng đó cũng giúp người đọc đoán được “tính có vấn đề” trong quãng đời không kể của Huệ.

2.1.5. Im lặng thể hiện sự tức giận, giận dỗi

Chúng tôi khảo sát được ở tác phẩm Nam Cao có 15 lần nhân vật im lặng trong thoại vì tức giận hoặc giận dỗi, ở tác phẩm Nguyễn Minh Châu là

6 lần.

Xét ví dụ 1:

Tôi tặc lưỡi bảo vợ:

- Thôi! Đứa nào nuốt được thì cứ nuốt. Cả năm ngoái, mình không có vé sợi, khung cửi để mốc meo, cũng không chết mà…Chúng nó ăn lắm thì phình bụng ra.

Vợ tôi không thèm đáp. Y sìa môi ra và nguýt tôi.”

(“Những truyện không muốn viết”, Nam Cao)

Lời tặc lưỡi bảo vợ của nhân vật “tôi” như để xoa dịu sự tức giận trong vợ lẽ ra phải nhận được sự phản hồi tương ứng từ vợ để anh ta biết được vợ đã nguôi giận hay chưa. Nhưng ở đây người vợ lại “không thèm đáp”. Từ “không thèm” và câu văn kể hành động của người vợ ở phía sau (Y sìa môi ra và nguýt tôi) giúp người đọc nhận biết được thái độ im lặng của nhân vật lúc này. Hẳn là người vợ đang rất tiếc cái khung cửi bị người ta chiếm mất và giận sang chồng. Người vợ lại càng giận hơn khi nghe lời nói “bướng” của chồng. Nhưng người vợ lại im lặng. Cái im lặng đó báo hiệu cho người chồng biết chị không chỉ giận mà còn rất giận. Nhân vật “tôi” nhận biết được và an ủi vợ: “Thôi, mình ạ. Ta không có sợi thì đi dệt thuê cũng được…”

Hắn ngồi xuống, thuận tay đẩy cái ả tàu lai tới sát Thăng hơn: - Các cậu bắn khá lắm, chỉ suýt nữa là tớ đi toong!

- Một đứa như cậu không “đi trước” thì “đi sau” thôi. - Cũng còn số nữa chứ?

- Số đứa phản bội… “hên” lắm đấy!

Cánh nhà báo cười ồ lên. Một tay rút bút ghi lia lịa. Thằng Quang như bị một cái tát đã cáu lắm nhưng phải kìm nén để, để cùng với thằng thiếu tá chính trị “mua” cho được một lời của Thăng.

(“Cơn giông”, Nguyễn Minh Châu)

Trong hoàn cảnh cuộc thoại lúc này thì Thăng yếu thế hơn, bởi Thăng

đang bị Quang bắt. Quang lúc này có thể quyết định sự sống chết của Thăng.

Vì vậy, trước lời mỉa mai, chửi một cách sâu cay của Thăng “số đưa phản bội… “hên” lắm đấy!” Quang không thể không để tâm đến, nhưng Quang đã

im lặng. Sự im lặng ấy là do Quang “kìm nén” nỗi tức giận trong lòng mình để đạt mục đích mua chuộc được Thăng. Sự im lặng trái với bình thường hàm chứa nỗi tức giận của nhân vật, đồng thời nó cũng phần nào lột tả bản chất của kẻ phản bội.

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)