Sự khác biệt của phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 62 - 72)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Sự khác biệt của phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm

Nam Cao và Nguyễn Minh Châu

Nam Cao và Nguyễn Minh Châu là hai nhà văn thuộc hai giai đoạn văn học khác nhau. Nam Cao là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, còn Nguyễn Minh Châu trải qua gần 30 năm với hai giai đoạn trước và sau 1975. Tuy nhiên, hai ông đều có tài năng trong việc miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Lê Quang Hưng đã so sánh Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam như sau:

“Nếu Nguyễn Công Hoan chỉ miêu tả được từng khoảnh khắc tâm lí, nếu Thạch Lam là nhà văn của những trạng thái cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mon manh thì Nam Cao là nhà văn của quá trình tâm lí”.

Với Nguyễn Minh Châu, tác giả cuốn “Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại” (tập II), (từ sau Cách mạng tháng Tám 1945) có nhận xét:

“Chiều sâu bí ẩn của đời sống bên trong con người là cái đích mà ngòi bút của Nguyễn Minh Châu hướng tới để lật xới, khám phá: “Cần mô tả con người tham gia vào các vụ việc với tất cả chiều sâu của tiến trình diễn biến

tâm lí và tính cách” (Nói về truyện ngắn của mình).

Đi sâu vào những trạng thái, quá trình tâm lí của con người một cách tinh vi, sâu sắc là thành công, điểm mới của giai đoạn văn học hiện đại Việt Nam so với giai đoạn văn học trước đó. Càng về sau sự đổi mới càng phong phú, đa dạng.

Xem xét phép im lặng được thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu, chúng tôi nhận thấy những trường hợp im lặng trong đối thoại ở tác phẩm Nam Cao thường có đoạn diễn giảng để người đọc hiểu được nguyên do sự im lặng của nhân vật; còn trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu có xuất hiện nhưng rất ít. Những trường hợp như vậy ở tác phẩm Nam Cao là 44/87, chiếm 50,6% tổng số trường hợp im lặng trong thoại, ở tác phẩm Nguyễn Minh Châu là 11/40, chiếm 27,5%. Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ 1:

- Thế rồi anh ly dị?

Hùng không đáp. Anh ngồi cúi mặt, mắt đăm đăm nhìn xuống bàn, lộ một vẻ đau đớn lắm.”

(“Đui mù”, Nam Cao)

Ở đây có cả những dấu hiệu ngôn ngữ để người đọc nhận biết sự im lặng của nhân vật (Hùng không đáp), để nhận biết tâm trạng của nhân vật sau

sự im lặng ấy (lộ một vẻ đau đớn lắm). Hùng “đau đớn lắm” vì Hùng yêu Nga hơn chính bản thân mình, nhưng lại bị Nga phản bội. Sau khi Hùng vừa rời khỏi thì Nga đã “nũng nịu đu lấy cổ một chàng trai trẻ” như đã đu lấy cổ Hùng cũng ở tảng đá mà hai người vừa mới âu yếm. Nỗi đau ấy của Hùng được so sánh như trong tim bị một mũi dao chạm phải.

Ví dụ 2:

Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo: - Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!

Lão đặt xe điếu, hút. Tôi vừa thả khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật đi nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế…”

(“Lão Hạc”, Nam Cao)

Cuộc thoại trên tuy không có dấu hiệu ngôn ngữ cụ thể để chỉ ra sự im lặng của nhân vật, nhưng lại có câu văn diễn giảng nguyên nhân của sự im lặng đó. Ta nhận ra ông giáo im lặng vì sau lời trao của lão Hạc không có lời đáp của ông giáo, mà là một đoạn diễn giảng suy nghĩ của nhân vật. Thông thường, một lời thông báo “quan trọng” với lão Hạc như vậy thì người đối thoại sẽ hỏi nguyên nhân tại sao, hoặc tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng nhân vật lại im lặng. Vì trong lòng nhân vật “rất dửng dưng”, vì nhân vật nghe câu ấy “đã nhàm rồi”, vì nhân vật tin rằng lão Hạc chẳng bao giờ bán nó. Một nguyên do nữa là ông giáo cho rằng một con chó thì chỉ là một con vật nuôi bình thường, không có gì quan trọng khi bán nó hay không bán. Chính sự không quan tâm đến vấn đề mà người nói đưa ra đã tạo nên lời nói im lặng trong thoại.

Nó đã sắp nói một lời gì để can cha, thì cha đã bảo: - Còn mày thì tao cho người ta cưới.

Chuyện cưới xin khiến Dần thèn thẹn. Thành thử nó lại không tìm được câu gì để nói.”

(“Một đám cưới”, Nam Cao)

Cuộc thoại này có cả những dấu hiệu ngôn ngữ cụ thể của tác giả nhằm chú thích sự im lặng của nhân vật (nó lại không tìm được câu gì để nói) và nguyên do sự im lặng (Dần thèn thẹn). Trước đó cái Dần đang trong trạng thái khó xử, bối rối, vì theo sự sắp xếp của cha nó thì gia đình nó sẽ “bố một nơi, con một nẻo”. Cho nên “nó đã sắp nói một lời gì để can cha”. Nhưng khi cha nói chuyện cưới xin của nó thì nó lại không nói được gì, bởi chuyện cưới xin làm nó thẹn. Đó là hiện tượng bình thường của tâm lí con người. Sự “thèn thẹn” của Dần trong truyện ngắn này cũng giống như sự e lệ của Thị Nở khi nhận được lời tỏ tình của Chí Phèo. Cái “thèn thẹn” của người con gái mới lớn khi nhắc đến chuyện kết hôn đã khiến Dần quên đi dự định can cha trước đó mà đáp lời cha bằng sự im lặng.

Ví dụ 4:

“Hắn cười ha hả. Rồi hắn vênh cái mặt lên, một tay xoa cái cằm nhẵn nhụi một lúc, rồi lại đột nhiên bảo rằng:

- Ai nỡ hạch tiền bà cụ. Tôi đến đây để xin gà mái chứ không xin tiền.

Bà cụ hình như hiểu. Nhưng bà không dám tỏ ra là bà đã hiểu. Bà chưa biết nói ra thế nào.”

(“Nửa đêm”, Nam Cao)

Ở đây có dấu hiệu ngôn ngữ là lời văn của tác giả để người đọc nhận biết sự im lặng của bà cụ: “Bà chưa biết nói ra thế nào”. Còn nguyên nhân của sự im lặng là “Bà không dám tỏ ra là bà đã hiểu”. Từ “không dám” đã bộc lộ nỗi sợ hãi của bà cụ đối với đề nghị của tên ác quỷ Rư. Rư là con nuôi của bà

quản Thích, hắn nổi tiếng bạo ngược, là kẻ đâm thuê chém mướn nhưng lại ham sắc đẹp. Bởi vậy không có một bà mẹ nào muốn gả con gái cho hắn. Khi hắn nói không xin tiền mà xin gà mái thì bà cụ “hình như hiểu” là hắn muốn cướp con gái mình. Nỗi sợ của người mẹ, nỗi lo lắng của người mẹ cho số phận của con gái mình dâng lên, làm bà cụ không tìm được cách nào để thoái thác đề nghị của Rư, giải tỏa tai họa sắp ập xuống đầu con gái. Vì vậy bà cụ im lặng, im lặng vì bối rối, vì bất lực, vì sợ hãi.

Ví dụ 5:

Vợ hắn gắt lại:

- Điếc hay sao thế? Người ta hỏi sáng mai gọi người vào bán đi năm thùng thóc nhé?

Bán đi năm thùng thóc? Thế là còn có hai mươi thùng nữa. Hai mươi thùng ăn từ nay đến Tết, có lẽ ngoài Tết, đến tận vụ chiêm sang năm nữa, bởi vụ mùa nhà không có ruộng mà tiền để đong thì chắc gì tháng mười này có? Con mụ này nó mới điên đấy hẳn. Hắn đã thấy máu đưa lên cổ, nhưng cố nín. Hắn lặng im không đáp. Không đáp tức là hắn tức.”

(“Cười”, Nam Cao)

Sau câu hỏi gắt của người vợ thì người chồng “lặng im không đáp”. Anh ta không đáp vì anh ta “tức”. Nam Cao đã dùng lời nửa trực tiếp để giải phẫu suy nghĩ của nhân vật. Đề nghị bán năm thùng thóc của người vợ đã làm anh ta tức tối sục sôi đến mức như thấy “máu đưa lên cổ”. Bởi vì anh ta đã tính toán trong đầu rằng bán đi năm thùng thì chỉ còn hai mươi thùng, sẽ không đủ ăn đến vụ lúa sang năm, cũng không có tiền để đong. Cho nên, hắn nghĩ “con mụ này nó mới điên đấy hẳn”. Đối với hắn đề nghị của vợ là điều vô lí. Hắn tức lắm, nhưng “cố nín” và không thèm đáp lại lời vợ.

Trên đây là những ví dụ rất điển hình để thấy rằng nhiều cuộc thoại trong tác phẩm Nam Cao có im lặng, nhưng lại xuất hiện phần diễn giảng của

tác giả để người đọc dễ dàng nhận ra trạng thái tâm lí nhân vật.

Còn dưới đây là một số ví dụ trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu. Ví dụ 1:

Trên đường trở về nhà, bà tiết lộ cho ông biết lúc quả bóng chui qua háng ông, bà đang đứng ngay sau lưới và bà đã phải rút lui đi rất nhanh. - Tôi bỏ về, - bà nói, - tôi không về nhà mà đi thẳng đến rạp chiếu bóng mua hai chiếc vé…

- Nhưng vì lẽ sao bà đã không làm được như vậy, với Ban?

Người sắp chết mà vẫn còn có điều ngây thơ, ông hỏi bà lão và chỉ thấy bà nắm cánh tay ông chặt hơn, dìu ông đi…”

(“Dấu vết nghề nghiệp”, Nguyễn Minh Châu)

Câu hỏi ông lão đưa ra dường như là câu hỏi mà ông dằn vặt suốt cuộc đời, nhưng bà đã không trả lời ông, bà chỉ “nắm cánh tay ông chặt hơn, dìu ông đi”. Câu hỏi ông lão đưa ra thật “ngây thơ”. Ông lão luôn dằn vặt mình về quả bóng duy nhất trong đời ông bắt trượt, nguyên nhân vì sao ông không thể giải thích được. Ban chính là trọng tài của trận đấu đó và trọng tài Ban đã giải nguy cho ông. Hồi còn trẻ, bà yêu ông chính trên sân cỏ, Ban lại yêu bà. Nhưng bà đã chọn ông. Có lẽ chính quả bóng bắt trượt đã làm ông cảm thấy ông không còn xứng đáng với bà. Vì vậy mà ông luôn thắc mắc vì sao bà không chọn Ban. Nhưng ông đâu hiểu bà yêu ông không chỉ vì ông là thủ môn giỏi, tình yêu luôn sẵn sàng tha thứ, cảm thông cho đối phương. Lỗi của ông trên sân bóng không thể làm thay đổi tình cảm của bà dành cho ông. Tình yêu của bà luôn sâu sắc, thầm kín. Bà không trả lời câu hỏi của ông vì câu trả lời không cần nói ra, nó đã nằm ngay trong những năm tháng cuộc sống bà yêu thương, chăm sóc ông từ lúc còn nhiệt tình, sôi nổi của tuổi trẻ đến lúc mái đầu chỉ còn là màu trắng. Đoạn thoại không hề có dấu hiệu ngôn ngữ để

thấy nhân vật im lặng, cũng không có đoạn diễn giảng để người đọc biết nguyên do sự im lặng của nhân vật. Nhưng căn cứ vào ngữ cảnh ta vẫn có thể phân tích được trạng thái tâm lí sau im lặng của nhân vật.

Ví dụ 2:

- Chị cám ơn các chú! - Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết - Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc…

Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt. Điệu bộ khác, ngôn ngữ khác.

Cũng phải nói thật, những lời ấy, nhất là đấy lại là lời một người đàn bà khốn khổ, không phải dễ nghe đối với chúng tôi. Dầu mặt hãy còn trẻ, Đẩu cũng là một chánh án huyện. Còn tôi, đáng lẽ một người mụ phải biết ơn…”

(“Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu)

Sau lời nói của người đàn bà hàng chài, Đẩu và Phùng im lặng. Trong đoạn thoại không hề có dấu hiệu ngôn ngữ tường minh để người đọc nhận biết sự im lặng của nhân vật. Đối với Phùng và Đẩu thì lời của người đàn bà hàng chài là lời “không phải dễ nghe”. Từ xưng hô khúm núm, sợ sệt (“qúy tòa - con”), người đàn bà chuyển sang cách xưng hô của người bề trên (“chị - các chú”). Hẳn là cách chuyển đột ngột này làm Phùng và Đẩu hết sức bất ngờ, cũng làm cho cả hai không hài lòng, bởi dù sao thì Đẩu cũng ở vị thế xã hội cao hơn, còn Phùng là người có ơn với người đàn bà. Sau lời nói của người đàn bà, tuy không có những dấu hiệu ngôn ngữ cụ thể như “họ không đáp; họ không nói gì; họ im lặng;…” để chỉ ra cho người đọc biết Phùng và Đẩu không đáp lại, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận biết được điều đó, nhận ra sự ngạc nhiên và không mấy vui vẻ của nhân vật.

Ví dụ 3:

- Hùng Tráng. - Tên ông là gì? - Ông hỏi để làm gì? -…

- Tôi tên là lão Khúng, ai cũng biết.”

(“Phiên chợ Giát”, Nguyễn Minh Châu)

Đoạn thoại trên có lời nói im lặng xuất hiện ở lượt lời của ông Chủ tịch Bời. Nó được nhận biết bằng dấu ba chấm (“…”). Ông Bời hỏi tên lão Khúng nhưng lão lại hỏi lại “ông hỏi để làm gì”. Sau câu hỏi của lão thì ông Bời im lặng. Ông im lặng có lẽ vì quá bất ngờ, không ngờ lão Khúng lại hỏi câu hỏi như vậy. Hỏi tên nhau khi chưa biết tên là chuyện bình thường, vậy mà lão Khúng lại có vẻ khó chịu với điều đó. Hoặc cũng có thể ông Bời im lặng vì bực mình. Trước đó ông Bời đã không hài lòng với lời chửi của lão Khúng “Công trường với lại công triếc, toàn một lũ ăn cắp”. Cho nên đến lần bất lịch sự này của lão Khúng thì có lẽ sự không hài lòng của ông Bời đã tăng lên một cấp. Nhưng đặt đoạn thoại trên trong toàn bộ cuộc thoại giữa hai nhân vật trong tác phẩm, ta nên hiểu theo cách thứ nhất, vì ông Bời thực sự là một vị chủ tịch gần dân, quý trọng những người nông dân chất phác nhưng cần cù, giỏi giang như lão Khúng.

Những cuộc thoại có sự im lặng (như trên) nhưng không có những dấu hiệu ngôn ngữ cụ thể để người đọc nhận biết nhanh chóng trạng thái tâm lí của nhân vật ẩn chứa trong sự im lặng đó buộc người đọc phải suy nghĩ nhiều hơn. Lúc đó, người đọc phải chú ý đến ngữ cảnh của cuộc thoại, cũng như phải đặt cuộc thoại trong toàn bộ tác phẩm chứa nó. Như thế, rõ ràng, Nguyễn Minh Châu đã có một bước tiến so với Nam Cao trong nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Đó không phải chỉ là miêu tả tâm lí nhân vật sống động hơn, tỉ mỉ hơn, tinh tế hơn mà còn là tạo ra nhiều khoảng trống hơn để

người đọc thỏa sức tưởng tượng, suy ngẫm theo lí giải của mình. Điều đó được thể hiện phần nào trong việc xây dựng những đoạn thoại có sự im lặng nhưng không có đoạn diễn giảng. Chỉ có thể nói rằng “ngòi bút miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật của Nguyễn Minh Châu đã tiếp nối truyền thống chủ nghĩa hiện thực tâm lí của Nam Cao”.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Trong giao tiếp, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hoặc cũng muốn đáp lời người nói, ngược lại, không phải bao giờ ta cũng nhận được lời đáp ở người mà ta đã trao lời. Im lặng là một chiến thuật trong giao tiếp. Im lặng là vàng. Tuy nhiên sự im lặng đôi khi có khả năng thông báo nhiều hơn lời nói, ẩn chứa lượng tin lớn hơn lời nói, tạo hiệu quả giao tiếp cao hơn. Lúc này, im lặng là nơi chứa đựng ý nghĩa hàm ẩn của nhân vật giao tiếp.

Im lặng trong hội thoại không phải là sự ngừng lời khi chưa nói hết câu. Im lặng là sự lược bỏ hoàn toàn lượt lời lẽ ra phải có. Đây là một trường hợp phức tạp và có giá trị giao tiếp. Vì thế khi xem xét nó, cần phải đặt nó trong các mối quan hệ rộng lớn như trong một phát ngôn và hơn thế là ngữ cảnh giao tiếp.

2. Trong các tác phẩm văn chương, hội thoại giữa các nhân vật xuất hiện khá nhiều sự im lặng có tính chất ngữ dụng. Ở tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu, im lặng buộc người đọc phải suy nghĩ và suy ngẫm để

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 62 - 72)