Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 86 - 89)

- Xem xét và ra quyết định xử phạt, trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình hoặc vượt quá thẩm quyền của mình thì chuyển hồ sơ

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 97, Nghị định 18 đã tạo khung pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện cho công tác xử phạt vi

phạm hành chính về hải quan được thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2008 đã khắc phục một số hạn chế của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, tạo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt vi phạm hành chính về hải quan được tiến hành đúng đối tượng, nhanh chóng, kịp thời ngay tại nơi phát hiện vi phạm, công tác xử lý vi phạm hành chính được phân công, phân nhiệm rõ rệt giữa các cấp hải quan, giảm việc chuyển hồ sơ xử phạt lên cấp trên.

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động hải quan, trên cơ sở kế thừa các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan trước đây (Nghị định 16/CP, Nghị định 54/1998/NĐ-CP, Nghị định 58/2000/NĐ-CP), Nghị định 97 và Nghị định 18 đã điều chỉnh lại việc quy định cụ thể các hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm. Các nhóm hành vi vi phạm được bố cục theo từng khâu của quy trình thủ tục hải quan: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan…Việc phân loại các nhóm hành vi vi phạm như vậy giúp việc xác định loại hành vi vi phạm nhanh chóng và xử lý dễ dàng hơn. Đồng thời công tác tổng hợp, phân tích đánh giá các loại vi phạm cũng dễ dàng và chính xác hơn.

Năm 2011, trong số 56.641 vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý, có tới 37.679 vụ vi phạm về thủ tục, chiếm 66,52%. Con số này cho thấy vi phạm về thủ tục Hải quan luôn là loại vi phạm phổ biến nhất. Tiếp theo, vi phạm về khai Hải quan bi xử lý cũng còn khá nhiều với 4.760 vụ tương đương với 8,4%. Vi phạm về thuế và chính sách mặt hàng tuy không nhiều như các loại vi phạm trên với 3.351 vụ chiếm 5,92%, nhưng là loại vi phạm rất đáng quan tâm vì nó trực tiếp dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Trong khi số vụ vi phạm chiếm tỷ lệ lớn nhưng phạt hành chính chỉ thu được hơn 671 triệu đồng, còn xử phạt hành chính về thuế với số vụ vi phạm nhỏ hơn rất nhiều nhưng lại thu ngân sách tới hơn 129 tỷ đồng.

Thứ hai, công tác xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 97, Nghị định 18 được thực hiện tương đối tốt, bảo đảm sự thống nhất trong toàn ngành, hoạt động ngµy cµng có nề nếp. Có được điều này là do Tổng cục Hải quan đã chủ động tổ chức Hội nghị tại phía Bắc và phía Nam để tập huấn cho các cán bộ chủ chốt, cán bộ làm công tác tham mưu xử lý tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Các cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã tổ chức triển khai, quán triệt các nội dung của Pháp lệnh và Nghị định cho toàn thể cán bộ, công chức hải quan trong đơn vị. Có đơn vị như Hải quan Đồng Nai còn trực tiếp giới thiệu cho hầu hết các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn ngay sau khi có Nghị định 97 và 18 để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và chủ động thực hiện.

Việc triển khai thực hiện tốt công tác xử lý vi phạm cũng là một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện việc phân loại doanh nghiệp, phân luồng hàng hóa góp phần cải cách hành chính về hải quan, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và công chức hải quan.

Việc xử phạt về cơ bản được tiến hành kịp thời, đúng nguyên tắc, thủ tục, trình tự, thẩm quyền, xác định đúng lỗi vi phạm, áp dụng đúng căn cứ pháp lý để xử phạt và áp dụng đúng mức phạt. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt cũng được thực hiện đầy đủ thủ tục, trình tự và thẩm quyền quy định. Các vụ vi phạm phức tạp đều được Cục Hải quan địa phương báo cáo, xin ý kiến Tổng cục, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc trao đổi với các cơ quan chức năng có liên quan để bảo đảm việc xử lý chặt chẽ, có cơ sở pháp luật. Những trường hợp vi phạm chưa xác định rõ mức độ hành chính hay hình sự đều được cơ quan Hải quan trao đổi với cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Thứ ba, việc tổ chức thực hiện quyết định xử phạt, giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực

hiện theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục Pháp lệnh, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản liên quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, khiếu nại.

Năm 2011, trong số 56.641 vụ vi phạm bị phát hiện, ngành Hải quan đã ra quyết định xử phạt đối với 53.536 vụ, 51.551 vụ vi phạm đã được thực hiện quyết định xử phạt. Cơ quan Hải quan cũng kết hợp tốt với các cơ quan khác khởi tố hình sự 99 vụ với trị giá hàng vi phạm hơn 6,5 tỷ đồng. Tổ chức thực hiện phát hiện và thực hiện quyết định xử phạt tốt, năm 2011 ngành Hải quan đã thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1.500 tỷ đồng gồm cả tiền phạt và tiền bán hàng tịch thu. Đây là một kết quả đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 86 - 89)