Thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng, phù hợp Hiến pháp và pháp luật

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 97 - 99)

- Xem xét và ra quyết định xử phạt, trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình hoặc vượt quá thẩm quyền của mình thì chuyển hồ sơ

3.1.1. Thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng, phù hợp Hiến pháp và pháp luật

pháp và pháp luật

Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2002) Điều 28 quy định "Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật" [23]. Hiến pháp quy định các thành phần kinh tế đều được tự do sản xuất, kinh

doanh, đồng thời, cũng quy định các hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem lại thành tựu to lớn và rất quan trọng về các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về hải quan nói riêng. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, song không vì thế chúng ta lơi lỏng pháp chế xã hội chủ nghĩa, vì vậy, tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ nhiệm vụ "Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế". Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

Trong hơn mấy chục năm qua, pháp luật hải quan Việt Nam đã từng bước hình thành, phát triển (từ Điều lệ hải quan năm 1960, Pháp lệnh Hải quan năm 1990 đến Luật hải quan năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005), quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, định hướng của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, pháp luật hải quan với những hình thức văn bản luật và dưới luật hàm chứa những nguyên tắc, chế định, quy định, điều chỉnh các quan hệ phát sinh khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo đường lối đổi mới, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.

Hệ thống pháp luật hải quan nói chung, hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng từ trước đến nay đã và đang bám sát, cụ thể hoá các chủ trương đường lối của Đảng cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước, hơn lúc nào hết, Việt Nam đang hội nhập kinh

tế, quốc tế một cách sâu, rộng thì mục tiêu này càng phải được cụ thể một cách nghiêm túc và triệt để.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 97 - 99)