- Xem xét và ra quyết định xử phạt, trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình hoặc vượt quá thẩm quyền của mình thì chuyển hồ sơ
2.2.1. Tình hình vi phạm những năm gần đây
Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, Hải quan Việt Nam đang thực hiện sứ mệnh quan trọng của mình là góp phần tạo thuận lợi cho thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và bảo vệ an ninh quốc gia và cộng đồng.
Trong tình hình mới, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, lượng hành khách, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ngày càng gia tăng, vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan diễn ra liên tục với các phương thức mới, xuất hiện những hình thức vi phạm mới như: vi phạm bản quyền, xâm phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin,…
Trong gần mười năm trở lại đây, tính từ năm 2002 đến nay, ngành Hải quan đã tiến hành bắt giữ và xử lý hơn một trăm nghìn vụ vi phạm pháp luật về hải quan, tang vật vi phạm trị giá nhiều nghìn tỷ đồng và số tiền phạt thu được cũng được lên hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Trong
đó số vụ vi phạm hành chính luôn chiếm tỷ trọng lớn cả về số vụ và trị giá vi phạm. Có thể tham khảo số liệu thống kê giai đoạn 2006 - 2010 dưới đây:
Bảng 2.1. Số liệu bắt giữ ngành Hải quan 5 năm giai đoạn 2006 -2010
Hành vi vi phạm Số vụ Trị giá (Triệu VNĐ)
Buôn lậu 7.193 780.934,9
Ma túy 362 0,0
Vi phạm hành chính 59.096 1.184.011,7
Vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả 72 4.344,2
Vi phạm khác 724 1120.118,9
Tổng cộng 71.131 2.089.409,7
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Số liệu trên cho thấy trong 5 năm giai đoạn 2006-2010 số vụ vi phạm hành chính chiếm tới 83% tổng số các vụ vi phạm về pháp luật Hải quan. Trị giá các vụ vi phạm hành chính cũng chiếm tới 57% trên tổng giá trị các vụ vi phạm.
Từ năm 2003 đến nay, số vụ vi phạm hành chính lên tới hơn chín mươi nghìn vụ và thu ngân sách tới hơn một nghìn sáu trăm tỷ đồng. Các con số dưới đây cho thấy tình trạng vi phạm hành chính khá phổ biến trong lĩnh vựa Hải quan.
Bảng 2.2. Số liệu thống kê số vụ vi phạm hành chính và kết quả thu nộp ngân sách nhà nước
Năm Kết quả thu nộp ngân sách nhà nƣớc
Số vụ Trị giá (triệu đồng) 2003 13.115 512.000 2004 9.627 320.000 2005 10.892 350.000 2006 11.995 196.000 2007 11.927 45.000 2008 11.915 127.000 2009 10.116 52.000 2010 11.615 69.000 9 tháng đầu năm 2011 6.967 46.000 Tổng cộng 92.730 1.671.000
So với số liệu của các năm trước khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 có hiệu lực thì số lượng các vụ vi phạm bị bắt giữ, xử lý có sự gia tăng (năm 2000 phát hiện và xử lý trên 6.400 vụ vi phạm, năm 2001 phát hiện và xử lý trên 8.600 vụ vi phạm, năm 2002 phát hiện và xử lý trên 7.300 vụ vi phạm, tổng số vụ vi phạm của 3 năm trước khi thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 khoảng trên 22.300 vụ vi phạm, con số này cũng chỉ tương đương với số vụ vi phạm của 2 năm 2003 và 2004 cộng lại). Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là: số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng; Pháp lệnh là cơ sở pháp lý để lực lượng hải quan thực hiện tốt vai trò quản lý của mình thông qua hoạt động xử lý vi phạm hành chính.
Sau khi nghị định 138/2004/NĐ-CP ra đời dựa trên nguyên tắc cơ bản của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan giảm rõ rệt, từ 13.115 vụ năm 2003 xuống còn 9.627 vụ năm 2004.
Sau năm 2004, số vụ vi phạm hành chính đã tăng trở lại vào các năm tiếp theo. Đặc biệt năm 2005, ngành Hải quan đã phát hiện và xử lý một số vụ vi phạm nổi cộm như:
Cục Điều tra Chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan đã phát hiện và bắt giữ lô hàng gần 1 tấn mỹ phẩm nhập khẩu trái phép với thủ đoạn tách vận đơn qua cửa khẩu sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất; bắt giữ 04 tàu buôn lậu than sang Trung Quốc, trị giá hàng hóa bắt giữ khoảng 800 triệu đồng; phát hiện 05 doanh nghiệp xuất khẩu quặng trái phép, trị giá hàng vi phạm khoảng 5 tỷ đồng. Phát hiện 30 doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ không có giấy phép CITES, khối lượng trên 5.000m3, trị giá trên 100 tỷ đồng; phối hợp với C17 bắt giữ 1,326 kg heroin tại Bưu điện trung tâm Chợ lớn.
Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh phát hiện lô hàng của Công ty Cổ phần may da Sài Gòn khai báo là nguyên phụ liệu gia công túi xách nhưng
xen lẫn vào lượng lớn mỹ phẩm các loại, trị giá hàng vi phạm 69.447,6 USD; Cục Hải quan Cần Thơ phát hiện tầu VINASHIN I dùng thủ đoạn bơm chất thải sang xà lan Kim Ngân II để bơm 41.850 lít xăng A92, trị giá 330 triệu; Cục Hải quan Tây Ninh lập biên bản bắt giữ 49.000 USD xuất trái phép qua biên giới...
Như vậy trong giai đoạn này, đã xuất hiện nhiều hình thức vi phạm tinh vi hơn theo hướng chia nhỏ lô hàng để trốn tránh kiểm tra kiểm soát hay các thủ đoạn gian lận gián tiếp thay cho việc trực tiếp vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Năm 2006, đã phát hiện và xử lý gần 12.000 (mười hai nghìn) vụ vi phạm pháp luật về Hải quan, trị giá hàng vi phạm trên 400 tỷ đồng Việt Nam. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước lên tới gần 196 tỷ đồng Việt Nam. So với năm 2005, năm 2006 tăng cả về số vụ vi phạm và tổng trị giá hàng vi phạm. Nguyên nhân do Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tầu phát hiện một số vụ vi phạm thủ tục hải quan, hàng vi phạm là các thiết bị vật tư dầu khí và thiết bị hàng hải có giá trị rất lớn. Điển hình, tại Chi cục Hải quan Cảng sân bay Vũng Tầu phát hiện Công ty thăm dò và khai thác dầu khí được ủy thác bởi Công ty Liên doanh điều hành Hoàn Vũ làm thủ tục nhập đầu tư lô hàng "Dàn khoan ADWOOD BEACON", trị lô hàng là 120.000.000 USD (tương đương khoảng 1.900 tỷ đồng).
Năm 2007 và 2008, số vụ phát hiện và xử lý vi phạm hành chính tương đương năm 2006 (xấp xỉ 12.000 vụ). Trong đó tổng trị giá hàng vi phạm năm 2007 và 2008 lần lượt là 415 tỷ và 550 tỷ đổng Việt Nam. Tổng thu ngân sách nhà nước từ các vụ xử phạt của hai năm này lần lượt là 45,3 tỷ và 127,2 tỷ đồng.
Đáng chú ý là năm 2009, tổng số vụ vi phạm cao hơn năm 2008 một chút (12.100 vụ) nhưng tổng trị giá hàng vi phạm lại thấp hơn, thu ngân sách từ việc xử lý vi phạm giảm, chỉ bằng một nửa so với năm 2008 (63,7 tỷ đồng).
Con số này cũng chứng tỏ tính nghiêm trọng trong các vụ xử lý vi phạm hành chính giảm đáng kể, thể hiện ý thức chấp hành pháp luật Hải quan có những chuyển biến tích cực rõ rệt. Cũng theo thống kê, năm 2009 có khoảng 66.000 doanh nghiệp được đánh giá trên hệ thống, trong đó có khoảng 28.500 doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật Hải quan, chiếm 43% trên tổng số doanh nghiệp, 37.500 doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật hải quan, chiếm 56% trên tổng số doanh nghiệp.
Năm 2010, số vụ vi phạm giảm khoảng 8% so với năm 2009 (11.150 vụ), thu ngân sách 68,1 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2009.
Đánh giá chung tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan giai đoạn 2006 - 2010 cho thấy có những thay đổi cơ bản. Từ năm 2006, thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậ Hải quan, cùng với việc thực hiện Luật Quản lý thuế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi bổ sung,...và đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hải quan, phương pháp quản lý hải quan dựa trên nền tảng của việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, đã mang tại những thành công nhất định cho công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành Hải quan. Những thành công phải kể đến như rút ngắn thời gian thông quan, tạo thuận lợi thương mại trong khi vẫn kiểm soát tốt các luồng hàng hóa xuất nhập khẩu và người xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và người xuất nhập cảnh vẫn gia tăng nhanh chóng hàng năm, các hoạt động vi phạm về hành chính, buôn lậu, gian lận thương mại… ngày càng diễn biến phức tạp.