Phù hợp điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực hải quan mà Việt Nam ký kết, gia nhập

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 100 - 102)

- Xem xét và ra quyết định xử phạt, trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình hoặc vượt quá thẩm quyền của mình thì chuyển hồ sơ

3.1.3.Phù hợp điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực hải quan mà Việt Nam ký kết, gia nhập

Nam ký kết, gia nhập

Luật Hải quan được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001 (Sửa đổi, bổ sung năm 2005) là thành tựu quan trọng trong công tác lập pháp, là cơ sở pháp lý để khẳng định những quan hệ pháp luật hải quan theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu đã được định hình, đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ nhà nước điều chỉnh các hoạt động hải quan bằng các quy định dưới luật, mang tính chắp vá, hiệu lực và hiệu quả pháp lý không cao. Đồng thời, Luật hải quan ra đời cũng cho thấy sự khẳng định rõ ràng Nhà nước Việt Nam mong muốn thực hiện một chính sách hải quan nhất quán, công khai, mang tính ổn định lâu dài.

Tuy nhiên, Luật hải quan nói chung và các qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng cũng đã bộc lộ những điểm bất cập trước những yêu cầu và tình hình mới của nền kinh tế đất nước.

Đứng trước tình hình này, đòi hỏi phải có những quy định thích hợp hơn, phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hải quan, đặc biệt là các qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhằm một mặt tạo tính tương thích với những quy định của WTO, rồi các hiệp định, công ước mà Việt Nam đã tham gia như Công ước Kyoto về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan (đây là một Công ước có tầm quan trọng đặc biệt, trong đó có nội dung quy định các vi phạm hải quan tại Phụ lục chuyên đề H, quy định về các nguyên tắc, phạm vi áp dụng, điều tra, xác minh các vi phạm hải quan, thủ tục phả tuân theo khi vi phạm hải quan bị phát hiện, bắt giữ tịch thu hàng hoá, phương tiện vận chuyển, bắt giữ người, giải quyết vi phạm hành chính hải quan và quyền khiếu nại; Việt Nam gia nhập đầy đủ Công ước Kyoto thì bắt buộc chúng ta phải tuân thủ các quy định này), Hiệp định trị giá GATT, Công ước HS, Hiệp định TRIPs… mặt khác tạo cơ sở pháp lý phù hợp để phát triển thương mại, cả nội thương và ngoại thương, bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài.

Hợp tác kinh tế quốc tế là quá trình hợp tác trên cơ sở có đi có lại, trong đó các nước thành viên dành sự đối xử và ưu đãi cho nhau trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của tổ chức, chấp nhận các luật lệ và tập quán quốc tế. Hội nhập mang lại cho chúng ta cơ hội không nhỏ, song cũng buộc chúng ta phải đương đầu với những thách thức rất lớn. Hội nhập đòi hòi phải tuân thủ các nguyên tắc và luật chơi điều tiết thương mại quốc tế cũng như các nguyên tắc, mục tiêu cơ bản của các tổ chức WTO, ASEAN, APEC, ASEM… mà điều cơ bản là phải mở cửa thị trường hơn nữa cho sự cạnh tranh công bằng và bình đẳng của hàng hóa thương mại, mở cửa đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận có cả những rủi ro, những tổ chức, cá nhân có thể lợi dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại, phương pháp quản lý rủi ro, của cơ quan hải quan để buôn lậu, gian lận thương mại hoặc nhẹ hơn là vi phạm pháp luật hải quan Việt Nam. Hiện nay, hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống văn bản pháp luật về thương mại-

kinh tế của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và đang trong quá trình xây dựng. Cho tới nay, hệ thống chính sách này của Việt Nam còn nhiều bất cập, nhất là chính sách thuế quan và phi thuế quan. Việc xây dựng những chính sách này còn mang tính áp đặt, chủ quan. Đặc biệt, những biện pháp mà WTO, ASEAN, APEC, ASEM thừa nhận như đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, chế độ hạn ngạch thuế quan, quyền tự vệ, chống phá giá… Việt Nam lại chưa có hoặc có nhưng chưa phù hợp. Trong khi đó, những chính sách, biện pháp mà WTO, ASEAN, APEC, ASEM không thừa nhận thì ta vẫn còn áp dụng. Đây là một điểm yếu của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hải quan, trong đó các qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về hải quan là bộ phận không tách rời nói riêng cần phải lưu ý để nhanh chóng khắc phục. Nếu hệ thống chính sách của ta được xây dựng phù hợp, nếu Việt Nam áp dụng các chuẩn mực quốc tế, sẽ tạo ra một công cụ hữu hiệu, góp phần khắc phục được các yếu kém của các hoạt động trong lĩnh vực hải quan nói chung và trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 100 - 102)