- Xem xét và ra quyết định xử phạt, trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình hoặc vượt quá thẩm quyền của mình thì chuyển hồ sơ
1.3.6. Pháp luật hải quan một số nước về xử phạt vi phạm hành chính
Do hoạt động hải quan liên quan đến sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau nên hầu hết Luật hải quan các nước được xây dựng thành bộ luật khá đồ sộ bao gồm các quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Hành chính, Luật Hàng hải, Luật Hình sự, và Luật Tố tụng hình sự.
Các vi phạm pháp luật hải quan thường được chia thành hai loại: xử lý hành chính đối với các vi phạm nhỏ, phạt tiền; xử lý về hình sự khi có các dấu hiệu phạm tội.
Như ở Việt Nam, luật pháp của các nước trên thế giới đều quy định các hành vi vi phạm pháp luật hải quan đều bị xử lý bằng hành chính. Tuy nhiên, pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan của các nước cũng có những điểm khác nhau về phạm vi, mức độ, thẩm quyền, thủ tục và các hình thức chế tài áp dụng, cũng như hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
Nghiên cứu quy định xử lý vi phạm hành chính trong Luật hải quan một số nước như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Inđônêsia, Cộng hòa Philippine, Malaysia… có thể rút ra một số đặc điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất, hành vi vi phạm hành chính về hải quan, hình thức xử phạt, các biện pháp chế tài hành chính khác áp dụng đối với các vi phạm hành chính về hải quan đều được quy định ở hình thức văn bản luật (quy định trực tiếp vào Luật hải quan). Vi phạm hành chính về hải quan được xác định bao gồm: hành vi vi phạm về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải; hành vi vi phạm hành chính sau khi hàng hóa đã thông quan; hành vi không chấp hành các biện pháp chế tài hành chính hải quan;
hành vi cản trở, chống đối công chức hải quan thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hải quan; hành vi vi phạm thủ tục nộp các loại thuế, phí hải quan.
Luật các nước đều quy định việc xử lý vi phạm hành chính về hải quan trong khi áp dụng kiểm tra sau thông quan phát hiện được vi phạm.
Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, các biện pháp hành chính khác đều được luật quy định rất cụ thể, tỉ mỉ, nhất là về mức phạt tiền, mức phạt thuế được quy định "cứng" (số tiền, số thuế cụ thể). Phần lớn, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính về hải quan đều được xác định trên cơ sở trị giá tang vật vi phạm, trị giá số thuế gian lận, để từ đó quy định mức phạt vi phạm theo số lần trị giá vi phạm. Điều đáng lưu ý nhất là các hình phạt, biện pháp xử lý đều rất nghiêm khắc, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các chủ thể vi phạm.
Thứ hai, thủ tục xử lý, thời hiệu xử lý, nguyên tắc xử lý, thẩm quyền xử lý của các cơ quan, cá nhân đều được quy định rõ, cụ thể trong Luật hải quan. Các nước đều quy định thẩm quyền của Hải quan được xử lý vi phạm hành chính lần đầu và người bị xử lý có thể khiếu nại đưa vụ việc ra Tòa án để xét xử nếu thấy việc xử lý của cơ quan hải quan không thỏa đáng.
Riêng trường hợp theo pháp luật xử lý hành chính về hải quan của Cộng hòa Pháp thì các trường hợp bị cưỡng chế nộp thuế, xử phạt thuế đều do cơ quan hải quan quyết định. Các trường hợp vi phạm hành chính về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm soát thì cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác của Nhà nước chuyển vụ việc sang Viện Công tố để đưa ra tòa án cảnh sát để xét xử. Cơ quan hải quan cũng có thể xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật hải quan do cơ quan phát hiện, nếu cơ quan đã thỏa hiệp với những người vi phạm pháp luật hải quan và thể lệ liên quan tới những quan hệ tài chính với nước ngoài nếu vụ việc này chưa chuyển sang Viện Công tố.
Thứ ba, Luật Hải quan các nước đều quy định trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ của quân đội, cảnh sát để thực thi các chế tài xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về hải quan.
Có thể lấy một số ví dụ trong Luật hải quan một số nước quy định về vi phạm pháp luật hải quan và chế tài như:
- Luật Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
+ Điều 86 Qui định rõ 13 hành vi nếu cá nhân, tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt, nếu có tang vật thì bị tịch thu như: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua những địa điểm chưa có tổ chức hải quan; Không khai báo chính xác với hải quan về hàng hóa, vật phẩm xuất nhập khẩu, hoặc quá cảnh, hàng chuyển tàu, mượn đường; Tự động bốc dỡ hoặc tiêu hủy niêm phong, kẹp chì hải quan;…
+ Điều 24: Hàng hóa nhập khẩu: trong vòng 14 ngày kể từ khi phương tiện vận tải khai báo nhập cảnh. Người nhận hàng hóa nhập khẩu nếu khai báo hải quan chậm so với thời gian quy định trên đây phải nộp tiền phạt chậm khai báo.
- Luật Hải quan nước Cộng hòa Inđônêsia:
Mức phạt hành chính 5 triệu Rupia dành cho hành vi:
+ Người vận chuyển không khai báo hàng hóa chuyên chở (Điều 11-3).
+ Lấy hàng ra khỏi kho ngoại quan mà không được sự cho phép của nhân viên hải quan (Điều 45).
+ Cản trở việc kiểm tra hàng hóa sổ sách, chứng từ (Điều 84-4 và Điều 89-4). Khai sai chủng loại hay số lượng hàng hóa nhập khẩu từ 1-10 triệu Rupia.
Người vận chuyển không tuân thủ quy định thông báo hàng đến và dỡ hàng không thông báo, mức phạt từ 2,5 - 25 triệu Rupia. Nếu số lượng hàng hóa bị thiếu không khớp so với số lượng đã khai ngoài việc phải nộp thuế của lô hàng thiếu còn bị phạt từ 5 triệu - 50 triệu Rupia. Nếu vượt quá số lượng khai báo thì phải nộp 5 - 50 triệu Rupia [37, tr. 175].
- Bộ Luật Hải quan Malaysia, quy định vi phạm pháp luật hải quan: + Khai báo không đúng sự thật, không chính xác về bất cứ chi tiết nào bằng lời bằng lời hay bằng văn bản trên tờ khai, giấy chứng nhận hay mọi chứng từ khác.
+ Làm giả hay giả mạo hay sử dụng mọi chứng từ làm giả hay giả mạo chứng từ mà luật này (Bộ Luật Hải quan Malaysia) yêu cầu trong các vấn đề liên quan đến hải quan.
+ Thay đổi với ý đồ lừa đảo mọi chứng từ hay giả mạo dấu chữ ký, tiêu đề hay những dấu hiệu của quan chức Hải quan hay do quan chức Hải quan sử dụng trong kiểm tra chứng từ hay trong hoạt động bảo lãnh bằng tiền đối với hàng hóa hay trong những công việc liên quan đến hải quan.
+ Không làm tờ khai hàng hóa chịu thuế theo quy định.
+ Không chấp hành hay từ chối xuất trình cho quan chức Hảu quan mọi giấy tờ, chứng từ phải xuất trình theo quy định khi bị kết tội sẽ bị phạt tù không quá 12 tháng hay sẽ bị phạt tiền không quá 5000 Ringit hay phải chịu cả 2 hình phạt trên (Điều 133).
+ Từ chối cung cấp thông tin đã biết hay từ chối cung cấp thông tin đúng sự thật khi bị kết tội tù không quá 6 tháng hoặc chịu phạt tiền không quá 1000 Ringit hay cả 2 hình phạt trên (Điều 134) .
- Bộ Luật Hải quan Philippine: Luật Hải quan Philippine dành hẳn một mục với 6 phần trình bày về thủ tục hành chính về tố tụng gồm: khám xét, tịch thu và bắt giữ, thủ tục hành chính; thủ tục tố tụng; khoản phụ thu, phạt và tịch thu; xử lý số tài sản chịu sự quản lý của Hải quan; phí và cước phí.
Hình phạt đối với nhập khẩu phạm pháp: Tiết 3601 quy định, bất cứ người nào nhập khẩu lậu hoặc sẽ nhận, che giấu, mua bán mặt hàng nhập khẩu trái pháp luật thì sẽ chịu hình phạt:
+ Hàng nhập khẩu trái phép không quá 25P thì bị phạt không quá 200P và phạt tù 5 - 20 ngày.
+ Hàng nhập khẩu trái phép không quá 50.000P thì bị phạt từ 800 - 5.000P và phạt tù 6 tháng đến 4 năm.
+ Giá trị hàng nhập ít hơn 150.000 P thì bị phạt 6.000 - 8.000P và phạt tù 5 - 8 năm.
+ Nếu giá trị trên 150.000P thì bị phạt 8.000P - 10.000P và bị phạt tù 8 - 12 năm [37, tr. 190].
- Bộ Luật Hải quan Cộng hòa Beelarux, Điều 224 đã liệt kê 51 trường hợp vi phạm hành chính pháp luật hải quan và Điều 223 đề ra 10 biện pháp điều tra vi phạm hành chính đó.
Chương 2