Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hải quan

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 96 - 97)

- Xem xét và ra quyết định xử phạt, trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình hoặc vượt quá thẩm quyền của mình thì chuyển hồ sơ

3.1. Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hải quan

Do ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của việc đảm bảo pháp luật hành chính trong xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những lý do để khẳng định hoàn thiện pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính là yêu cầu khách quan và cấp bách. Hoạt động hải quan có một tầm quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và xuất nhập cảnh diễn ra đúng quy định của pháp luật, phục vụ cho phát triển kinh tế đối ngoại, đồng thời bảo vệ được sản xuất trong nước. Để hoạt động hải quan đáp ứng được yêu cầu trên, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động hải quan và nâng cao năng lực quản lý của ngành hải quan, việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan rõ ràng là một yêu cầu cấp bách.

Bên cạnh đó, thực tế phát triển mọi mặt đời sống kinh tế xã hội trong những năm qua đòi hỏi phải kịp thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước để đáp ứng yêu cầu đặt ra ngày càng cao trong việc quản lý nhà nước và xã hội. Pháp luật là công cụ của nhà nước để thực hiện vai trò quản lý của mình. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hoàn thiện pháp luật là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của đất nước. Đồng thời từ yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế đang phát triển theo hướng toàn cầu hóa, mọi quốc gia cần phải hòa đồng và thích nghi với trường quốc tế đa dạng nhưng

cùng tồn tại hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế cũng đòi hỏi chúng ta hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự phù hợp của hệ thống luật pháp quốc gia với pháp luật quốc tế và sự ứng xử của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế.

Trong thời đại phát triển của nền kinh tế mang tính toàn cầu thì mỗi quốc gia không thể đơn phương tồn tại và phát triển đơn lẻ mà phải hội nhập cùng chung sống, tồn tại hòa bình, hợp tác và phát triển. Vì lẽ đó, pháp luật của Việt nam, trong đó có pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng phải được tiến hành cải cách mạnh mẽ. Việc tổ chức thi hành pháp luật và sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật cũng phải không ngừng được nâng cao. Mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam không thể tách rời với việc không ngừng tăng cường và hoàn thiện pháp luật. Các mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới luôn gắn với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, thi hành và tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh và đầy đủ. Chẳng hạn như một số nước trong khu vực ASEAN đã quy định trong hệ thống luật pháp của họ với chế tài xử phạt rất nặng đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại (có thể phạt tiền đến 50.000 đô la Mỹ và phạt tù giam). Để bảo đảm hiệu quả xử lý và tính tương xứng trong quy định của luật pháp đối với những trường hợp vi phạm tương tự như trên, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định xử phạt theo luật thuế: từ 1 đến 5 lần thuế gian lận, nếu trị giá vi phạm lớn thì có thể bị truy tố hình sự.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)