Những tồn tại, vướng mắc trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 89 - 96)

- Xem xét và ra quyết định xử phạt, trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình hoặc vượt quá thẩm quyền của mình thì chuyển hồ sơ

2.3.2. Những tồn tại, vướng mắc trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan

hành chính trong lĩnh vực Hải quan

Tồn tại, vướng mắc từ việc thực hiện Pháp lệnh trong lĩnh vực hải quan: Thứ nhất, quy định về thẩm quyền xử phạt của cơ quan hải quan chưa hợp lý. Như đã nói ở trên, thẩm quyền xử phạt của chức danh "Đội trưởng Đội Nghiệp vụ" không còn phù hợp với cơ cấu tổ chức của ngành Hải quan (theo mô hình tổ chức hiện nay thì việc làm thủ tục Hải quan không chỉ được thực hiện ở cấp "Đội nghiệp vụ" mà tùy theo quy mô có thể có các đội như "Đội Thủ tục", "Đội Xuất", "Đội Nhập"... tiến hành các thủ tục hải quan);

Ngoài ra, Pháp lệnh không quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho chức danh "Chi cục trưởng" nên dẫn đến gây phiền hà và khó khăn cho cả cơ quan hải quan và người vi phạm do trong lĩnh vực hải quan có nhiều trường hợp vi phạm mà tang vật, phương tiện vi phạm đã được đưa đến cửa khẩu để làm thủ tục tái xuất (quá thời hạn) nhưng lại phải chờ cấp Cục ra quyết định xử phạt, gây ách tắc tại cửa khẩu...

Thứ hai, quy định về thủ tục xử lý, giải quyết vụ việc tại Pháp lệnh còn phức tạp, nhiều loại thủ tục. Ví dụ như việc lập biên bản trong trường hợp người vi phạm, người làm chứng từ chối ký vào biên bản chưa được hướng

dẫn cụ thể gây khó khăn cho quá trình xác lập hồ sơ xử lý vi phạm. Theo quy định tại Điều 60 Pháp lệnh, khi tiến hành tịch thu hàng hóa, phương tiện vi phạm phải lập biên bản tịch thu, có chữ ký của người vi phạm, người chứng kiến… Thực tế khi hàng đã bị tạm giữ, sau đó có quyết định tịch thu thì rất khó mời họ đến chứng kiến để lập biên bản gây khó khăn cho Hải quan địa phương trong việc hoàn tất thủ tục.

Về thời hạn ra quyết định xử phạt, thời hạn tạm giữ tang vật không đủ đối với những trường hợp phải xác minh, làm rõ, do vụ việc có yếu tố nước ngoài, do phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan. Quy định về thẩm quyền gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt chưa bao quát cho các trường hợp thuộc thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Pháp lệnh thì khám "nơi cất giấu tang vật, phương tiện là nơi ở" phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành, khó thực hiện khám vào các ngày nghỉ, ngày lễ và những khu vực xa trụ sở Ủy ban nhân dân huyện, vì vậy, trong những trường hợp cần áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn này thì không đáp ứng yêu cầu.

Việc giao quyết định xử phạt và thi hành quyết định xử phạt đối với đối tượng vi phạm là người nước ngoài hoặc Việt kiều sống ở nước ngoài hầu như không thực hiện được khi các đối tượng này đã về nước. Pháp lệnh cũng không quy định biện pháp "ký quỹ để bảo đảm xử lý" nên khó thi hành quyết định xử phạt đối với các đối tượng này.

Thứ ba, việc xử lý hàng tịch thu phải qua nhiều khâu (từ định giá tang vật để xác định thẩm quyền tịch thu, phân loại, chuyển giao, xác định giá khởi điểm, bán đấu giá...) do nhiều cơ quan thực hiện: Hải quan, Tài chính, các cơ quan có liên quan (nếu hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành), Trung tâm dịch vụ bán đấu giá....

Trường hợp hàng vô chủ có trị giá thấp, nếu phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thì chi phí thông báo cao hơn cả giá trị hàng hóa, dẫn đến mất nhiều thời gian và kinh phí.

Việc tính trị giá tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt khó thực hiện trong trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục cấm kinh doanh như: pháo nổ, đồ chơi bạo lực trẻ em...

Thứ tư, quy định các biện pháp cưỡng chế như Pháp lệnh gây khó khăn trong việc áp dụng đối với đối tượng vi phạm là thuyền viên hoặc cư dân biên giới, không cư trú ở nơi đăng ký hộ khẩu, không có địa chỉ cụ thể hoặc khi bị xử phạt đã chuyển nơi làm việc nên không liên lạc được. Do vậy, cơ quan hải quan có ra quyết định xử phạt nhưng không tổ chức thực hiện được các quyết định này.

Tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định 97 và Nghị định 18: Thứ nhất, Nghị định 97 và Nghị định 18 chưa quy định hành vi và chế tài xử phạt đối với vi phạm liên quan đến trường hợp bán hàng là nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch; trường hợp khai sai đối tượng chịu thuế, khai sai loại hình linh kiện (đồng bộ và không đồng bộ), phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh (không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, đi không đúng tuyến đường, cửa khẩu), hàng hóa đưa vào đưa ra khu kinh tế cửa khẩu, hành vi vi phạm xảy ra trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử…

Tháng 8 năm 2011, giữa công ty Honda Việt Nam và cơ quan Hải quan xẩy ra tranh cãi về kết luận kiểm tra sau thông quan của Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc. Cơ quan Hải quan cho rằng số linh kiện Honda nhập khẩu 5 năm trở lại đây không đảm bảo độ rời rạc theo quy định tại Quyết định 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ nhưng vẫn được hưởng ưu đãi thuế. Nếu áp dụng đúng thì mức thuế suất phải là 77-82% chứ không phải mức thuế suất 0-27% như Honda vẫn được hưởng. Số tiền truy thu thuế được đề nghị lên tới 3.340 tỷ đồng. Công ty Honda thì cho rằng mình không hề vi phạm mà nguyên nhân do cách hiểu khác nhau về "độ rời rạc" của linh kiện nhập khẩu. Tuy nhiên nếu kết luận công ty Honda có sai phạm và bị truy thu thuế cũng không có chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này.

Trước đó công ty Ford Việt Nam và công ty Toyota Việt Nam cũng từng có văn bản kiến nghị cơ quan Hải quan về những tranh cãi liên quan đến thuế nhập khẩu linh kiện ô tô.

Thứ hai, một số định danh hành vi vi phạm trong Nghị định chưa thật phù hợp với bản chất và chưa phù hợp về mức phạt tiền, hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như:

- Việc định danh hành vi vi phạm "nhập khẩu hàng thuộc diện phải có giấy phép mà không xuất trình được giấy phép nhập khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu" chưa thật chính xác, dẫn đến có trường hợp khi làm thủ tục phát hiện hàng không có giấy phép mà chưa hết 30 ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu thì chờ đến hết 30 ngày mà chủ hàng không có giấy phép thì mới lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính, nhưng có trường hợp thì lập biên bản và xử phạt ngay khi phát hiện.

- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm "Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền" và hành vi "Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hoá thuộc quyềnphải có giấy phép mà không có giấy phép" (Biện pháp khắc phục là: buộc đưa ra khỏi Việt Nam hoặc buộc tái xuất) chưa phù hợp cho việc quản lý hàng thuộc diện phải có giấy phép, dễ bị chủ hàng lợi dụng vì không có giấy phép vẫn thực hiện được việc tái xuất.

- Chưa có quy định chấp nhận cho hàng hành lý, quà biếu nhập khẩu không có giấy phép, nhưng trước khi buộc tái xuất hoặc bị tịch thu (đối với hàng thuộc danh mục cấm) được cơ quan có thẩm quyền cho nhập hoặc buộc tái xuất như hiện nay đang quy định cho hàng thương mại.

Thứ ba, trong Nghị định 18, các mức phạt tiền đều được nâng lên so với Nghị định 97. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định, hầu hết các đơn vị đều có ý kiến rằng chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, chưa thể hiện tính

răn đe, triệt để. Vì vậy nhiều đối tượng trong thời gian ngắn vẫn vi phạm hành chính nhiều lần với cùng một hành vi. Ví dụ như trong vòng 6 tháng đầu năm, cơ quan Hải quan đã 8 lần ra quyết định xử phạt hành chính đối với Honda Việt Nam vì chậm nộp C/O mẫu D quá thời hạn 30 ngày.

Ở một số khu kinh tế cửa khẩu, nhiều doanh nghiệp dung hàng hóa nội địa mở tờ khai xuất khẩu vào khu kinh tế sau đó bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khau tiếp tục sử dụng hàng hóa đã "xuất khẩu" để quay vòng nhằm gian lận thuế. Với mức phạt 5 đến 20 triệu đồng không đủ sức răn đe khiến tình trạng này có xu hướng gia tăng. Nhiều Cục Hải quan địa phương nhìn nhận thức tế này và kiến nghị hình thức phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ hàng hóa vi phạm để tăng tính triệt để khi xử lý loại vi phạm này.

Thứ tư, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan liên quan khác trong công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật liên quan. Do đó, công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ: Đối với hàng hóa khi nhập khẩu, theo quy định của pháp luật phải có giấy phép nhập khẩu, phải kiểm tra nhà nước về chất lượng (nhập khẩu có điều kiện), khi làm thủ tục hải quan, trong lúc chờ cơ quan chức năng có kết luận về việc có được nhập khẩu hay không? Cơ quan hải quan cho giải phóng hàng và giao cho doanh nghiệp quản lý. Tuy nhiên, trong thời gian đang chờ kết luận, doanh nghiệp đã tự ý tiêu thụ hàng hóa. Khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền, hàng hóa đó không đảm bảo tiêu chuẩn nhập khẩu. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là trong thời gian chờ kiểm tra nhà nước về chất lượng, nếu doanh nghiệp tự ý tiêu thụ hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn nhập khẩu thi trách nhiệm thuộc về ai? Cơ quan hải quan hay cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về cơ quan nào? Như vậy, do pháp luật quy định chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan, các Bộ, ngành cho nên trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng gặp không ít khó khăn, lúng túng cho các đơn vị hải quan.

Thứ năm, những vấn đề tồn tại về năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính.

Lực lượng làm công tác xử lý vi phạm hành chính tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt không được làm chuyên trách, chỉ là cán bộ kiêm nhiệm và luôn luôn bị luân chuyển. Do đó đội ngũ này không có điều kiện được đào tạo chuyên sâu về công tác chuyên môn. Điều này khiến việc triển khai thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính không được thuận lợi và hiệu quả thực sự, dẫn đến việc xử lý không đúng người, không đúng hành vi. Hậu quả của việc này dẫn đến tình trạng có nhiều khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền cao hơn, thậm chí khiếu kiện cơ quan ra quyết định xử phạt.

Bên cạnh vấn đề năng lực, trình độ của cán bộ, một số cán bộ Hải quan trong quá trình thực hiện công tác xử phạt đã có thái độ, hành vi tiêu cực gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp. Việc báo chí đăng tin một doanh nhân trẻ viết thư kêu cứu Bộ trưởng Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vì cho rằng Hải đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan gây khó dễ khi ra quyết định xử phạt hành chính. Cụ thể, giữa tháng 12/2011, doanh nhân trẻ 31 tuổi Trần Hoàng Huy, Giám đốc Công ty Huy Phát đã gửi bức tâm thư dài 8 trang cho Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ kêu oan. Anh Huy cho biết đây là lần gửi thứ 13. Theo bức tâm thư, doanh nghiệp nhận được hợp đồng mua bán lốp xe phế thải trị giá 1,6 tỷ đồng với một khách hàng tại Hải Phòng. Cuối tháng 10, khi tàu chở hàng đi đến cửa sông Lòng Tàu (giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thì lực lượng kiểm soát buôn lậu trên biển áp sát để kiểm tra giấy tờ. Dù đã cung cấp đầy đủ giấy tờ sau đó nhưng vụ việc vẫn bị "ngâm" và tàu bị tạm giữ nhiều ngày tại Hải đội 3. Việc không giải phóng hàng đã khiến công ty nằm trên bờ vực phá sản, vị giám đốc mất ăn mất ngủ, bỏ hết công việc ở lại Vũng Tàu chờ câu trả lời từ Hải đội 3. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hải đội trưởng Hải đội 3 đã bị tạm đình chỉ công tác. Tuy nhiên, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu khẳng định, theo kết luận của thanh tra Bộ Tài chính, Hải

quan đã làm đúng và không có biểu hiện tiêu cực. Bộ Tài chính xác định Công ty Huy Phát đã "Vi phạm chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa vận chuyển trên đường", được xem xét xử lý theo Nghị định số 98 của Chính phủ. Theo ông Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục hải quan thì "Hàng hóa của Công ty Huy Phát không bị tịch thu mà chỉ phạt hành chính. Thiếu sót của hải quan chỉ là kéo dài thời gian xử lý, điều này do hạn chế về khả năng, thời gian xác minh...".

Từ vụ việc trên, không thể phủ nhận thực tế một bộ phận cán bộ suy thoái đạo đức, tắc trách gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngành Hải quan, đồng thời là tác nhân cản trở tính nghiêm minh của luật pháp và việc thực thi pháp luật.

Tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư 193/2009/TT-BTC:

- Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính chưa thật đầy đủ như: thiếu quy định về việc định giá lại tài sản kê biên; thiếu quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản do đối tượng thứ 3 đang nắm giữ…

- Thông tư chưa hướng dẫn cụ thể cho trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu phải có giấy phép, doanh nghiệp xuất trình được giấy phép nhưng số lượng thực tế nhiều hơn số lượng trên giấy phép thì xử lý về hành vi nhập khẩu hàng không có giấy phép hay hành vi sai nội dung giấy phép?

- Về mẫu ấn chỉ: còn thiếu mẫu Quyết định tiêu hủy tang vật vi phạm; một số mẫu cần sửa đổi để phù hợp hơn như: mẫu Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt…

Chương 3

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 89 - 96)