Khắc phục những tồn tại thiếu sót đối với các qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 102 - 104)

- Xem xét và ra quyết định xử phạt, trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình hoặc vượt quá thẩm quyền của mình thì chuyển hồ sơ

3.1.4.Khắc phục những tồn tại thiếu sót đối với các qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Về mặt lý luận cũng như thực tế xã hội đã chứng minh rằng pháp luật bao giờ cũng lạc hậu hơn và đi sau so với sự phát triển biện chứng đi lên của xã hội. Các qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy vấn đề thường xuyên rà soát, hệ thống hoá, đánh giá hiệu quả, tính khả thi của các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính để tiến hành sửa đổi, bổ sung những quy định, những văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính lạc hậu, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc thiếu tính khả thi, ban hành mới những văn bản quy định những vấn đề còn thiếu luôn được đặt ra.

- Các qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan phải đủ mạnh và nghiêm khắc để bảo vệ, phòng ngừa; hạn chế sự vi phạm các quy định pháp luật Hải quan.

Với vai trò là bộ phận cấu thành của pháp luật Hải quan, các qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan có nhiệm vụ đảm bảo cho hệ thống pháp luật Hải quan được thực hiện ở mức cao, có các chế tài xử phạt rõ ràng, phát huy hiệu lực, hiệu quả, có tính phòng ngừa, răn đe và để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp luật phải thực sự đóng vai trò là bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh kinh tế.

- Các qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan phải kế thừa, giữ vững thành tựu lập pháp về hành vi, nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm hành chính nói chung. Thời gian qua, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan đã được kiểm nghiệm là đúng đắn, chính xác, phù hợp thực tiễn, có hiệu lực, hiệu quả và tính ổn định cao.

Trong thời gian tới (dự kiến vào năm sau, năm 2012), Quốc hội sẽ ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính thay thế cho Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành. Nếu được ban hành đây sẽ là một trong những Luật quan trọng nhất cả về lý luận và thực tiễn, bởi vì hầu như hàng ngày, hàng giờ chúng ta luôn phải đối mặt với các xử sự mang tính chất hành chính, các hành vi hành chính luôn phát sinh trong đời sống xã hội, vì vậy, cũng rất cần có một văn bản quy phạm pháp luật xứng tầm để điều chỉnh chung cho các quan hệ hành chính đó.

- Pháp luật xử lý vi phạm hành chính về Hải quan phải thường xuyên được hoàn thiện một cách linh hoạt, kịp thời và đồng bộ nhằm đáp ứng tính đa dạng của các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu, đáp ứng được các nguyên tắc tự do thương mại và bảo đảm sự bình đẳng của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu; đồng thời, phải được xây dựng theo định hướng "mở" để tiếp tục hoàn thiện và phát triển.

- Tính thống nhất, minh bạch, đơn giản, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện và áp dụng phải được thể hiện trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính về Hải quan.

Thực hiện chủ trương xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ cần phải cụ thể hóa các nội dung trong Luật, Nghị định, hạn chế đến mức thấp nhất ban hành thông tư cũng như các văn bản hướng dẫn dưới Luật hoặc Nghị định, thì các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan cũng cần phải được tổng kết, đánh giá trong qúa trình thực hiện để đưa những nội dung thực hiện mang tính ổn định, thống nhất vào trong một văn bản có tính pháp lý cao hơn, tránh tình trạng phải hướng dẫn quá nhiều nội dung của Nghị định tại Thông tư. Và đó cũng chính là một trong những điều kiện cần thiết để bảo đảm và tăng cường pháp luật xã hội chủ nghĩa trong xử phạt vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 102 - 104)