Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam có một số hạn chế, thiếu sót

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 134 - 140)

Trung ương Cục miền Nam có một số hạn chế, thiếu sót

3.1.4.1. Công tác xây dựng tổ chức, bộ máy và nhân sự của Xứ ủy Nam Bộ trong thời đầu còn lúng túng

Chủ trƣơng duy trì Xứ ủy Nam Bộ là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn kháng chiến trên địa bàn Nam Bộ. Tuy nhiên, trong thời gian 1945 - 1946, việc củng cố Xứ ủy còn bộc lộ nhiều lúng túng cả về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự.

Nhƣ đã trình bày, trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, tại Nam Bộ hình thành hai đầu mối lãnh đạo đều tự nhận là Xứ ủy Nam Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Mâu thuẫn hai Xứ ủy khá sâu sắc, thậm chí dẫn đến xung đột, gây đổ máu giữa lực lƣợng của hai bên tại Bốt Tân Bình (tỉnh Gia Định) trong ngày Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn - Nam Bộ 25-8-1945. Đến ngày thực dân Pháp gây hấn tại Sài Gòn, mâu thuẫn trong nội bộ những cán bộ chủ chốt tại Nam Bộ vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Để giải quyết hạn chế trên đây của nội bộ Đảng bộ Nam Bộ, rất cần tiến hành ngay một đợt phê bình và tự phê bình theo tinh thần tự chỉ trích Bônsêvích. Cuộc phê bình đó cần đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ƣơng Đảng, qua đó khắc phục những nghi ngờ và định kiến, thống nhất tƣ tƣởng, ý chí và hành động dựa trên nhiệm vụ chính trị là xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, phát động và lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Tuy nhiên, trên thực tế, Hội nghị Đảng bộ Nam Bộ tổ chức tại Cầu Vĩ (Mỹ Tho), ngày 15-10-1945, do đồng chí Hoàng Quốc Việt- Ủy viên Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng chủ trì, đã giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Đảng bộ Nam Bộ bằng biện pháp tổ chức đơn thuần là tuyên bố giải thể hai Xứ ủy, lập Xứ ủy lâm thời, gồm những đồng chí từ Côn Đảo về

và một số ủy viên là thành viên của hai Xứ ủy “Tiền Phong” và Xứ ủy “Giải Phóng”. Hội nghị Xứ uỷ mở rộng tại Thiên Hộ (Mỹ Tho), ngày 25-10-1945, có đặt ra vấn đề vấn đề củng cố Đảng nhằm xây dựng một tổ chức Đảng thống nhất, đảm đƣơng trách nhiệm lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ. Tuy nhiên, việc củng cố cơ quan lãnh đạo cấp Xứ cũng chỉ dừng lại ở việc phân công đồng chí Lê Duẩn làm nhiệm vụ Bí thƣ Xứ ủy lâm thời thay đồng chí Tôn Đức Thắng và phân công lĩnh vực, phạm vi phụ trách cho các Xứ ủy viên. Việc định nguyên tắc, cơ chế làm việc của Xứ ủy nhƣ thế nào chƣa đƣợc đặt ra.

Do hoàn cảnh kháng chiến, do các Xứ ủy viên phân tán, tồn tại những vƣớng mắc nội bộ, nên Xứ ủy gặp rất nhiều khó khăn trong lãnh đạo và điều hành phong trào kháng chiến. Trong bối cảnh đó, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Xứ ủy lại đƣợc Trung ƣơng điều động ra Bắc, nên đầu năm 1946, Xứ ủy chỉ trên danh nghĩa. Việc thiếu vắng sự chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo cấp xứ làm cho tình trạng nghi kỵ, định kiến, mất đoàn kết, tàn tích “Việt Minh cũ”, “Việt Minh mới” trong Đảng bộ Nam Bộ có xu hƣớng phát triển, gây nguy cơ lớn đối với phong trào kháng chiến ở Nam Bộ.

Tình trạng trên chỉ đƣợc giải quyết khi Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng quyết định mở một cuộc cải tổ toàn diện Đảng bộ Nam Bộ, tiến hành đồng bộ các biện pháp tƣ tƣởng và tổ chức, đề cao kỷ luật Đảng, lập "Uỷ ban cải tổ Đảng Nam Bộ" làm nhiệm vụ cải tổ và chấn chỉnh Đảng bộ Nam Bộ, lập Xứ ủy lâm thời. Dƣới sự chỉ đạo sát sao, kiên quyết và triệt để của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng, đến cuối năm 1946, nội bộ Đảng bộ Nam Kỳ đi vào ổn định, tạo điều kiện Xứ ủy lâm thời thành lập vào tháng 11- 1946, do đồng chí Phạm Hùng làm Bí thƣ, là cơ sở tiến tới thành lập Xứ ủy chính thức vào tháng 12-1947.

Hiện thực lịch sử cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến những lúng túng và hạn chế trong xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ trong thời gian 1945-1946 là thiếu một phƣơng pháp phù hợp, thiếu sự chỉ đạo trực tiếp, khẩn trƣơng và triệt để của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng. Cũng cần thấy rằng,

cùng với những hạn chế về công tác tổ chức, công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp xứ ở Nam Bộ còn hạn chế trong công tác cán bộ. Việc đánh giá và bố trí nhiệm vụ đối với một số cán bộ từng có vai trò lãnh đạo, có đóng góp lớn trong quá trình vận động khởi nghĩa giành chính quyền không thỏa đáng.

3.1.4.2. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam có hạn chế, thiếu sót trong giải quyết những vấn đề cụ thể lãnh đạo kháng chiến và chỉ đạo xây dựng Đảng

Trong những năm đầu kháng chiến, việc thiết lập sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với quân đội ở Nam Bộ còn nhiều hạn chế. Trƣớc hiện thực các đảng phái, tôn giáo, tƣ sản địa chủ tạo dƣ luận về việc “cộng sản nắm hết bộ đội”, ép Đảng Cộng sản Đông Dƣơng phải nhƣờng bớt quyền lãnh đạo, chỉ huy lực lƣợng vũ trang, Xứ ủy Nam Bộ tuy nhận thức rõ, “những biểu hiện đó chính là những hình thức đấu giai cấp đấu tranh âm thầm và gay gắt trong nội bộ kháng chiến”, nhƣng chƣa kịp thời có những chủ trƣơng, biện pháp giải quyết hiệu quả, mạnh mẽ, dẫn đến hậu quả là “những hiện tƣợng đấu tranh bên trong ấy làm cho chúng ta không kiện toàn đƣợc các cấp lãnh đạo tối cao..., làm cho cuộc kháng chiến của chúng ta không tiến lên đƣợc về mặt quân sự” [20, tr.17]. Nguyên nhân sâu sa của hạn chế này là Xứ ủy Nam Bộ lúc đầu chƣa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lƣợng vũ trang, do đó, vai trò của Đảng trong bộ đội Nam Bộ không đƣợc đề cao, hoạt động quân sự Nam Bộ thời gian cuối năm 1945 đầu năm 1946, có hiện tƣợng tách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng.

Công tác chỉnh huấn trong bộ đội chƣa đƣợc chỉ đạo chặt chẽ. Việc quán triệt tƣ tƣởng chiến tranh nhân dân, trƣờng kỳ, tự lực cánh sinh cũng nhƣ chỉ đạo xây dựng tác phong công tác của các cán bộ lãnh đạo quân sự còn nhiều bất cập.

Công tác chỉ đạo thực hiện chính sách ruộng đất, tạm cấp đất đai dƣới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ cũng có khuyết điểm. Một số nơi không nắm vững chính sách ruộng đất đã lấy ruộng đất của phú nông (trƣớc vốn là tá điền đƣợc

Chính phủ ta cho mƣợn đất) chia cho bần cố nông nên gây ra xung đột trong các bộ phận nông dân này. Ở miền Tây, nông dân bị cƣớp ruộng đất nhiều lần nên không phấn khởi với chủ trƣơng tạm cấp, song Trung ƣơng Cục miền Nam không có sự giải thích kịp thời. Tình hình trên cộng với việc tuyên truyền, vận động nông dân không đƣợc thƣờng xuyên, liên tục nên việc tạm cấp ruộng đất, giảm tô không đạt đƣợc nhiều hiệu quả chính trị.

Chủ trƣơng xây dựng nền kinh tế, kháng chiến gắn với phá hoại kinh tế địch theo phƣơng châm phát triển kinh tế địch đến đâu phá kinh tế địch đến đấy là đúng đắn, song trên trên thực tế việc phá kinh tế địch chƣa thật sự hiệu quả. Năm 1951, việc tổ chức quán triệt tƣ tƣởng trƣờng kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh cho các cấp bộ Đảng, cho cán bộ, đảng viên của Trung ƣơng Cục thiếu sâu sắc nên dẫn đến tƣ tƣởng“ ăn to đánh lớn", nhiều nơi có khuynh hƣớng tách hoạt động vũ trang với các cuộc đấu tranh về kinh tế, chính trị, dân sinh của quần chúng..

Bên cạnh những thành tựu về tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết kháng chiến, công tác xây dựng Mặt trận Việt Minh, Liên Việt, củng cố các đoàn thể quần chúng ở Nam Bộ bộc lộ nhiều hạn chế. Tổ chức Công đoàn và phong trào công nhân trong nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn trong nhiều thời điểm chƣa đƣợc Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam quan tâm đúng mức nên phong trào đấu tranh không ổn định, có lúc giảm sút nặng; số lƣợng công đoàn viên trong các tổ chức công đoàn cũng giảm, thậm chí để gián điệp của địch chui vào phá hoại tổ chức.

Trong lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng Đảng, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam cũng có những hạn chế, khuyết điểm. Ngoài những hạn chế trong công tác xây dựng tổ chức, công tác tƣ tƣởng của Xứ ủy lâm thời những năm 1945-1946 nhƣ đã đề cập, trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng kể từ sau khi đƣợc thành lập Xứ ủy Nam Bộ chính thức cũng bộc lộ một số khuyết điểm. Ở một số thời điểm, các biểu hiện hữu khuynh, nhƣ sợ hãi trƣớc sự đe dọa

của kẻ thù, buông lơi vai trò và quyền lãnh đạo của Đảng đối với kháng chiến..., hoặc “tả” khuynh, nhƣ biệt phái, không đánh giá đúng khả năng của các đảng phái dân chủ tiến bộ, không mở rộng đƣợc Mặt trận đoàn kết kháng chiến..., xuất hiện trong trong các Đảng bộ, song, chậm đƣợc Xứ ủy Nam Bộ quan tâm chỉ đạo khắc phục. Công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên, đào tạo, bồi dƣỡng trình độ lý luận và chính trị cho cán bộ, đảng viên chƣa thật sự đƣợc coi trọng, đẫn đến trình trạng nhiều cán bộ mắc bệnh địa phƣơng, bản vị, hẹp hòi, hiếm khích nội bộ.... Sau khi Trung ƣơng ban hành Chỉ thị tạm ngừng phát triển Đảng (14-9- 1950), ở Nam Bộ đã nảy sinh những biểu hiện không đúng với tinh thần của Trung ƣơng Đảng: có nơi không phát triển đảng viên, có nơi kết nạp chỉ chú ý thành tích hoạt động bề nổi... dẫn đến việc kết nạp cả những đảng viên không đủ phẩm chất và năng lực. Hạn chế này có nhiều nguyên nhân, song có nguyên nhân từ sự lãnh đạo thiếu sâu sát và kịp thời của Xứ ủy Nam Bộ.

Đối với Trung ƣơng Cục, năm 1951, trƣớc các thủ đoạn, âm mƣu và hành động khủng bố của địch, một bộ phận cán bộ, đảng viên lúng túng, xuất hiện tƣ tƣởng bi quan, dao động, song, Trung ƣơng Cục không kịp thời tiến hành công tác tƣ tƣởng đối với cán bộ, đảng viên, nên dẫn đến hiện tƣợng một số lƣợng đảng viên ra đấu thú, làm ảnh hƣởng đến uy tín của Đảng.

Những hạn chế, khuyết điểm trên của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam có nhiều nguyên nhân, song, nguyên nhân cơ bản là cuộc kháng chiến diễn ra rất quyết liệt, nhiệm vụ chính trị nặng nề, xa Trung ƣơng, nhiều vấn đề đặc thù ở Nam Bộ cần phải có thời gian để nắm bắt và xử lý, cán bộ chủ chốt thiếu điều kiện nghiên cứu, học tập và nâng cao trình độ lý luận, chính trị.

3.1.4.3. Trung ương Cục miền Nam chưa chủ động đề xuất duy trì cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương tại miền Nam trong bối cảnh đế quốc Mỹ ráo riết thay chân Pháp ở miền Nam, phong trào cách mạng gặp nhiều bất lợi

Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết, nhƣng cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mới hoàn thành trên nửa nƣớc, từ vĩ tuyến 17 trở vào, đồng bào, đồng chí

Nam Bộ tạm thời dƣới quyền kiểm soát của đối phƣơng. Cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới trong điều kiện quốc tế và trong nƣớc có những thuận lợi to lớn, nhƣng cũng đan xen nhiều khó khăn, phức tạp. Cách mạng miền Nam đứng trƣớc những khó khăn lớn, nhất là sự thay đổi về tƣơng quan lực lƣợng, hầu hết cán bộ đảng viên và lực lƣợng vũ trang của ta tập kết ra Bắc; về danh nghĩa, chính quyền, quân đội của ta không còn, thế và lực của ta sẽ không còn nhƣ trƣớc, trong khi đối phƣơng ngày càng lộ rõ dã tâm tiêu diệt phong trào cách mạng của nhân dân Nam Bộ, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Tổ chức và hoạt động của Đảng ở Nam Bộ có những biến động lớn, điều kiện hoạt động nhiều khó khăn hơn trƣớc.

Trong hoàn cảnh đó, Trung ƣơng Đảng quyết định chấm dứt hoạt động của Trung ƣơng Cục miền Nam và lập lại Xứ uỷ Nam Bộ. Thực hiện chủ trƣơng của Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng, tháng 10- 1954, Hội nghị thành lập Xứ ủy Nam Bộ đƣợc tiến hành. Tuy nhiên, do tình hình Nam Bộ gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là trong thời gian đầu, việc chuyển hƣớng đấu tranh còn nhiều khó khăn, lúng túng, việc tổ chức, bộ máy và nhân sự cho Xứ ủy tái lập và sự vận hành của tổ chức cần có thời gian, nên trên thực tế, Trung ƣơng Cục miền Nam vẫn trực tiếp lãnh đạo các Đảng bộ và nhân dân Nam Bộ tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ của cách mạng miền Nam cho đến cuối năm 1954.

Hiện thực lịch sử cho thấy, chủ trƣơng chấm dứt hoạt động của Trung ƣơng Cục miền Nam là không phù hợp với yêu cầu duy trì và phát triển của phong trào cách mạng Nam Bộ cũng nhƣ của miền Nam trong hoàn cảnh mới. Trong cuộc đấu trí, đấu lực với kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự vào bậc nhất thế giới, có ý chí chống cộng điên cuồng thì việc duy trì một cơ quan lãnh đạo cấp chiến lƣợc đối với Nam Bộ, cũng nhƣ đối với miền Nam là cần thiết. Điều đó lý giải vì sao, sau một thời gian giải thể, Đảng ta đã tái lập Trung ƣơng Cục miền Nam vào tháng 10-1961, trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến của quân và dân miền Nam chống xâm lƣợc Mỹ và tay sai đi đến thắng lợi.

Chủ trƣơng chấm dứt hoạt động của Trung ƣơng Cục miền Nam xuất phát từ Trung ƣơng Đảng, song cũng có sự hạn chế của Trung ƣơng Cục, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt là chƣa chủ động đề xuất duy trì cơ quan Trung ƣơng Cục trong hoàn cảnh đế quốc Mỹ ráo riết thay chân Pháp xâm lƣợc miền Nam.

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 134 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)