một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng
Trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, duy trì Xứ ủy Nam Bộ rồi thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam là một chủ trƣơng đúng đắn, sáng tạo của Đảng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của phong trào kháng chiến ở Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc.
Về việc duy trì Xứ ủy Nam Bộ: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, cùng với việc nắm chính quyền trên toàn quốc, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng từng bƣớc tiến hành hiệu chỉnh hệ thống bộ máy tổ chức cho phù hợp với những biến đổi về đơn vị hành chính, đáp ứng yêu cầu mới của công cuộc kháng chiến kiến quốc. Trung ƣơng Đảng chủ trƣơng kết thúc hoạt động của các Xứ ủy, thiết lập sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ƣơng tới các tỉnh bộ. Tháng 10 - 1946, Trung ƣơng Đảng quyết định giải thể Xứ uỷ Trung Bộ và đến tháng 6- 1947 giải thể Xứ ủy Bắc Bộ.
Do đặc điểm cụ thể của tình hình kháng chiến ở Nam Bộ, nhất là do khoảng cách địa lý và sự chia cắt của chiến trƣờng, việc thiết lập sự lãnh đạo tập trung, trực tiếp của Trung ƣơng Đảng đối với các Đảng bộ tỉnh ở Nam Bộ nhƣ đã thực hiện tại Bắc Bộ và Trung Bộ rất khó khăn, nên Trung ƣơng chủ trƣơng duy trì và củng cố Xứ ủy Nam Bộ. Xứ ủy Nam Bộ là tổ chức lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Nam Bộ, đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (đóng ở Việt Bắc), chịu trách nhiệm lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân Nam Bộ thực hiện đƣờng lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng. Quyết định của Trung ƣơng Đảng phù hợp với hoàn cảnh nhân dân Nam Bộ vừa tiến hành xây dựng chế độ
mới, vừa phải kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc chỉ sau 28 ngày đất nƣớc giành đƣợc độc lập, nội bộ Đảng bộ Nam Bộ còn tồn tại sự bất đồng và chia rẽ về tổ chức, cần phải có một cơ quan lãnh đạo tại chỗ, tập trung, thống nhất, đủ sức khắc phục hạn chế, chấn chỉnh đội ngũ và lãnh đạo phong trào kháng chiến.
Trong quá trình hoạt động, tuy có thời gian bị gián đoạn, Xứ ủy Nam Bộ đã thực hiện vai trò lãnh đạo phong trào kháng chiến tại Nam Bộ trong những năm đầu chống quân xâm lƣợc Pháp và giúp phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia. Trên nhiều vấn đề, nhiều nội dung lãnh đạo, Xứ ủy đã phát huy sự chủ động, sáng tạo, có những đóng góp to lớn vào lý luận và thực tiễn lãnh đạo kháng chiến nói chung cũng nhƣ công tác xây dựng Đảng. Bƣớc trƣởng thành của Đảng bộ và phát triển vƣợt bậc của phong trào kháng chiến của quân và dân Nam Bộ trong nửa đầu cuộc kháng chiến là minh chứng cho sự vận dụng đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo nguyên tắc tổ chức của Đảng Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam, của Nam Bộ lúc bấy giờ.
Về việc lập Trung ương Cục miền Nam: Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên cả nƣớc chuyển sang giai đoạn phản công và tiến công. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn kháng chiến, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2-1951) quyết định thành lập các “Cục Trung ƣơng” để "chỉ đạo các địa phƣơng xa".
Tại Nam Bộ, phong trào kháng chiến phát triển, nhiều yêu cầu mới đặt ra trong công tác lãnh đạo, nhƣ: đẩy mạnh phong trào kháng chiến phối hợp nhịp nhàng, kịp thời với các chiến trƣờng trên phạm vi Đông Dƣơng; thực hiện chính sách ruộng đất, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở chấp hành chủ trƣơng chung của Đảng, đồng thời, phải phù hợp với đặc điểm của Nam Bộ... Đặc biệt, thực hiện chủ trƣơng của Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ II về việc thành lập tại mỗi nƣớc Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng riêng chịu trách nhiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến của mỗi dân tộc đi đến thắng lợi và gia tăng mối quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung, Đảng chủ trƣơng giúp lực
lƣợng cách mạng Campuchia thành lập Đảng nhân dân cách mạng Khơme, thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Campuchia theo phƣơng thức mới.
Những yêu cầu mới đặt ra trong công tác lãnh đạo đối với phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ cũng nhƣ trong tăng cƣờng liên minh chiến đấu Việt Nam - Campuchia phù hợp với hoàn cảnh Đảng Cộng sản Đông Dƣơng chia tách đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo mang tính chiến lƣợc, nhạy bén, trực tiếp và kịp thời ở cấp cao nhất của Đảng. Mô hình tổ chức và thẩm quyền của cơ quan lãnh đạo cao nhất ở Nam Bộ cho đến lúc này là cấp Xứ - cấp thừa hành, bộc lộ nhiều bất cập và không thích hợp nữa. Mặt khác, dù đã thiết lập phƣơng thức lãnh đạo thông qua liên lạc điện đài thƣờng xuyên, nhƣng Trung ƣơng vẫn gặp khó khăn trong việc nắm bắt tình hình và lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ.
Từ yêu cầu thực tiễn đó, căn cứ Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ II, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành (khóa II) họp từ ngày 13 đến ngày 16-3- 1951 quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ uỷ Nam Bộ. Cũng cần thấy rằng, yêu cầu nâng cấp cơ quan lãnh đạo ở miền Nam đã đƣợc đặt ra từ năm 1949, song, việc thiết lập một cơ quan lãnh đạo cấp Trung ƣơng có bộ máy tổ chức và cơ cấu nhân sự hoàn chỉnh, trực tiếp phụ trách một địa bàn cụ thể là vấn đề hệ trọng, cần phải đƣợc xem xét và chủ trƣơng ở cấp lãnh đạo cao nhất là Đại hội Đảng.
Thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam để trực tiếp lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ vào năm 1951 là một quyết định đúng đắn xuất phát từ những đề xuất rất sáng tạo của Đảng bộ Nam Bộ và cán bộ lãnh đạo của Đảng tại Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, tuân thủ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính đảng vô sản theo chủ nghĩa Lênin.
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đƣợc tổ chức theo nguyên lý tổ chức Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Lênin: Đảng là một chỉnh thể thống nhất “hết sức có tổ chức” [100, tr.286], Đảng tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ tập trung, “cấp dƣới phải phục tùng cấp trên”, “bộ phận phục tùng toàn bộ và
thiểu số phục tùng đa số..., dƣới quyền lãnh đạo của một cơ quan Trung ƣơng” [101, 460-461]. Lênin viết:
Các đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản phải đƣợc xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ …đảng cộng sản chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình nếu đảng đƣợc tổ chức một cách tập trung nhất, nếu trong đảng có một kỷ luật sắt, gần giống nhƣ kỷ luật quân sự, và nếu Trung ƣơng Đảng là một cơ quan có uy tín mạnh mẽ, có quyền lực rộng rãi, đƣợc toàn thể đảng viên tin cậy [102, tr.253].
Những nguyên tắc trên nhất là nguyên tắc "một cơ quan Trung ương"' luôn đƣợc Đảng Cộng sản Đông Dƣơng tuân thủ, đƣợc qui định trong các bản Điều lệ của Đảng ban hành từ khi thành lập và đƣợc thực thi một cách nghiêm minh trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng. Trong thực tế, do hoàn cảnh hoạt động bí mật, liên tục bị kẻ thù khủng bố, từ năm 1930, đã xuất hiện các "địa bộ phận Trung ương" phụ trách các địa bàn Trung Kỳ, Nam Kỳ. Tuy nhiên các "địa bộ phận Trung ương" (một số tài liệu viết là phân cục Trung ƣơng) không hình thành tổ chức, chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, không đƣợc qui định trong Điều lệ Đảng; không đƣợc chế định nguyên tắc làm việc, dễ dẫn đến nguy cơ phân quyền, biệt phái, nhất là trong hoàn một nƣớc nông nghiệp thuộc địa, phong kiến lạc hậu, đảng viên đại đa số xuất thân từ thành phần nông dân.
Chủ trƣơng thành lập Trung ƣơng Cục đã đƣợc quyết định ở cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội Đảng, đƣợc ghi trong Điều lệ Đảng, đúng với nguyên tắc tổ chức dân chủ, tập trung của chính đảng vô sản theo chủ nghĩa Lênin, tạo ra sự thống nhất cao và điều kiện cho Trung ƣơng Cục thực thi nhiệm vụ đƣợc thuận lợi. Bên cạnh đó, Trung ƣơng Cục đƣợc chế định rõ và chặt chẽ về nguyên tắc tổ chức và cơ chế hoạt động. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn và cách làm việc của Trung ƣơng Cục do Ban Chấp hành Trung ƣơng ấn định. Trung ƣơng Cục căn cứ vào chủ trƣơng chung của Trung ƣơng mà đề ra chủ trƣơng, nhiệm vụ
cụ thể để lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ và Campuchia. Các chức vụ chủ chốt do Ban Chấp hành Trung ƣơng chỉ định. Với những qui định về cơ cấu tổ chức, Trung ƣơng Cục đƣợc tổ chức có các chức danh Bí thƣ, Phó Bí thƣ, nằm trong Ban Chấp hành Trung ƣơng và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ.
Sự ra đời của Trung ƣơng Cục vừa bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc "một cơ quan Trung ương" thống nhất và vững mạnh trong toàn Đảng vừa cần thiết với hoàn cảnh kháng chiến, tăng cƣờng sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Ban Chấp hành Trung ƣơng đối với một địa bàn trọng yếu là Nam Bộ cũng nhƣ đối với công tác giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia.
Hiện thực hoạt động, lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam cho thấy việc củng cố kiện toàn Xứ ủy cũng nhƣ việc thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam vào những thời điểm quyết định, do hoàn cảnh kháng chiến đặt ra và đáp ứng yêu cầu phải có một tổ chức Đảng vững mạnh, đủ uy tín và quyền lực lãnh đạo chiến ở Nam Bộ là một chủ trƣơng đúng đắn và sáng tạo của Đảng, tạo nên một đặc điểm trong lịch sử công tác tổ chức, nhất là cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan đầu não Ban Chấp hành Trung ƣơng của Đảng.