Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ quân sự, phát triển thế chủ động chiến lược

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 87 - 99)

động chiến lược

Khi Trung ƣơng Cục miền Nam ra đời, phong trào chiến tranh du kích ở Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn do những thủ đoạn bình định của địch và cả những khuyết điểm trong chỉ đạo kháng chiến. Để giữ vững chiến tranh du kích, ứng phó với những biện pháp quân sự mới của đối phƣơng, Trung ƣơng Cục quyết định một loạt vấn đề về tổ chức và xây dựng lực lƣợng vũ trang.

Tháng 5 năm 1951, Trung ƣơng Cục miền Nam lập Ban Căn cứ địa Nam Bộ phụ trách hệ thống các căn cứ Chiến khu Đ, Chiến khu Dƣơng Minh Châu, Chiến khu Đồng Tháp Mƣời, Chiến khu U Minh. Ban Căn cứ địa giúp Trung ƣơng Cục chỉ đạo xây dựng, bảo vệ các căn cứ, chống lại các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của địch.

Tiếp đó, vào tháng 7-1951, cùng với sự điều chuyển, bố trí lại về mặt hành chính Phân Liên khu và hệ thống Đảng Phân Liên khu, thành lập Bộ Tƣ lệnh các Phân Liên khu. Bộ Tư lệnh Phân Liên khu miền Đông do Trần Văn Trà làm Tƣ

lệnh, Phạm Hùng làm Chính ủy. Bộ Tư lệnh Phân Liên khu miền Tây do Nguyễn Chánh làm Quyền Tƣ lệnh, Hoàng Dƣ Khƣơng làm Chính ủy. (Nhân sự Bộ Tƣ lệnh

Phân Liên khu miền Tây sau đó còn thay đổi, lần lƣợt do Phan Trọng Tuệ, rồi Dƣơng Quốc Chính làm Tƣ lệnh).

Tháng 9-1951, Trung ƣơng Cục tổ chức hội nghị bí thƣ chi bộ đại đội toàn Nam Bộ, quán triệt nhiệm vụ đẩy mạnh chiến tranh du kích chống địch càn quét, lấn chiếm, chú trọng xây dựng đơn vị cơ sở đại đội.

Bƣớc sang năm 1952, trƣớc sức đánh phá hết sức ác liệt của địch, Trung ƣơng Cục miền Nam xác định nhiệm vụ chung của toàn Nam Bộ là "giữ người, giữ của, xây dựng người, xây dựng của" [72], đề ra nhiệm vụ quân sự là kiềm chế giặc cho chiến trƣờng chính, phát động sâu rộng chiến tranh du kích, tiêu hao, tiêu diệt địch, giành đất, giành ngƣời và của với giặc, mở rộng khu du kích, vùng tự do và bảo vệ căn cứ.

Trung ƣơng Cục đẩy mạnh các công tác chính của lực lƣợng vũ trang và nhân dân Nam Bộ là: chống kế hoạch của địch chiếm đóng sâu vào các vùng căn cứ, phá căn cứ của ta; chống kế hoạch cƣớp của, cƣớp ngƣời của địch; đặc biệt chú trọng giành đất, sử dụng ngƣời và của trong vùng du kích, vùng địch hậu; tiêu diệt và tiêu hao nhiều nhất sinh lực địch, đồng thời ra sức xây dựng lực lƣợng ta; bảo vệ kinh tế và thực hiện kế hoạch tăng gia sản xuất tự cung tự cấp, phá bao vây kinh tế của địch, đồng thời tích cực đánh phá kinh tế của địch, chú trọng cƣớp quân nhu địch làm quân nhu của ta; nắm vững và tích cực thực hiện nhiệm vụ chiến lƣợc địch ngụy vận; chấn chỉnh quân đội, xúc tiến tổ chức các binh chủng chuyên môn, tăng cƣờng kỹ thuật chiến đấu cho du kích, bộ đội địa phƣơng; chuyên môn hóa du kích; học tập đánh vận động chiến; xây dựng căn cứ địa; chống chính sách gián điệp của địch [70].

Quán triệt những định hƣớng trên của Trung ƣơng Cục miền Nam, đầu 1952, Bộ Tƣ lệnh Nam Bộ ra Nghị quyết quân sự cho toàn Nam Bộ năm 1952. Trên cơ sở nhận định trên chiến trƣờng Nam Bộ "thế giằng co của ta còn thấp kém, ta bị động nhiều vì du kích chiến tranh chậm phát triển và lực lƣợng của ta còn kém

nhiều hơn địch", Nghị quyết xác định: "phƣơng châm chiến lƣợc của ta ở Nam Bộ vẫn là du kích chiến là chính, học tập đánh vận động chiến trong trƣờng hợp có điều kiện thuận lợi và phải liên miên tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch" [53]. Sau khi quán triệt những nhiệm vụ quân sự chủ yếu, đề ra những biện pháp để "trừ bỏ những khuyết điểm, sai lầm", Nghị quyết nhấn mạnh: “Ra sức tiêu diệt sinh lực giặc, lấy chiến tranh bồi dƣỡng lực lƣợng của ta, giành giật và bảo vệ dự trữ để phát triển lực lƣợng và tự cung tự cấp đồng thời tích cực tranh thủ sự viện trợ của Trung ƣơng” [53].

Lãnh đạo sát sao nhiệm vụ quân sự của quân và dân Nam Bộ, Trung ƣơng Cục kịp thời phát hiện, biểu dƣơng những sáng tạo nảy sinh trong phong trào chiến tranh du kích; đồng thời, kịp thời uốn nắn những sai sót về chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quân sự. Ngày 25 - 5 - 1952, Bí thƣ Trung ƣơng Cục kiêm Chính ủy Nam Bộ Lê Duẩn ban hành tài liệu "Mấy sai lầm căn bản cần sửa chữa gấp trong sự chỉ huy lãnh đạo thực hiện chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ" gửi tới các cán bộ quân sự chỉ rõ những "sai lầm khuyết điểm căn bản (...) làm tác hại đến phong trào du kích chiến tranh"[67, tr.418]. Đồng chí phê phán "Tư tưởng chiến lược phòng ngự của các cấp chỉ huy" còn có nhiều thiếu sót, nhƣ: chƣa có kế hoạch cụ thể lo cho dân, kết hợp mọi lực lƣợng quân, dân, chính để xây dựng phƣơng tiện, điều kiện tự vệ cho nhân dân; các cấp chỉ huy ít suy tính, nghiên cứu và tích cực thực hiện các kế hoạch bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; chƣa tiến hành đánh tiêu diệt địch khi địch tấn công vào căn cứ; chƣa tích cực giành chủ động trên các chiến trƣờng cơ động, còn có hiện tƣợng khu "khoán trắng" việc dụng binh cho tỉnh, tỉnh "khoán trắng" cho huyện, huyện "khoán trắng" cho xã và cho cán bộ trung đội, đại đội... Đồng chí viết "Ở Nam Bộ còn vấp khuyết điểm chƣa tích cực tiến hành có kế hoạch cụ thể nhiệm vụ bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân... Coi nhẹ nhiệm vụ này là coi nhẹ tính mạng, tài sản của nhân dân và thiếu quan điểm nhân dân chiến tranh và quan điểm trƣờng kỳ kháng chiến."[67, tr.420-421].

Đặc biệt, Bí thƣ Lê Duẩn thẳng thắn phê bình đội ngũ cán bộ quân sự nhiễm "tác phong không nhân dân", "không thấy rõ tư tưởng nhân dân chiến tranh để

hành động cho đúng". Sau khi chỉ rõ một số khá đông cán bộ từ đại đội, huyện đội trở lên, các cán bộ cao cấp xa hẳn nhân dân, tách mình ra một đời sống sinh hoạt riêng, ngoài sinh hoạt của nhân dân, với tƣ tƣởng cá nhân anh hùng ích kỷ, kiêu ngạo, với một tác phong oai quyền, mệnh lệnh, với một tâm trạng danh lợi, ham quyền, cố vị, với một lề lối sinh hoạt quan liêu đƣợm những mùi phú quí trong cách ăn lối ở, đồng chí nhấn mạnh: "các đồng chícán bộ quân sự cần kiểm thảo tƣ tƣởng và hành động và tác phong của mình để kịp thời sửa chữa ngay ... đồng chí nào cảm thấy đau khổ tủi nhục, có tội với nhân dân thì đồng chí đó mới tiến bộ"[67, tr.426].

Bí thƣ Trung ƣơng Cục chỉ đạo các cấp tƣ lệnh, các tỉnh đội, huyện đội, các ngành chuyên môn phải áp dụng những kinh nghiệm của Bình Thuận trong việc tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo dục, vận động tổ chức cho nhân dân tránh địch, cất giấu của cải; thực hiện dân chủ và "dân chủ bình nghị" trong thảo luận các chủ trƣơng của Chính phủ, đoàn thể; phát triển rộng rãi lối đánh địa lôi, lựu đạn phối hợp với khinh binh để tiêu diệt, tiêu hao địch; kiên trì gây cơ sở trong các vùng địch hậu; phải nghiên cứu, áp dụng nhiều hình thức tranh đấu, gây dựng cơ sở cho nhiều tầng lớp, nhiều trình độ khác nhau, từ đấu tranh công khai đi dần đến đấu tranh vũ trang, biến vùng địch hậu thành vùng du kích...[67, tr.427-430].

Dƣới sự lãnh đạo chặt chẽ của Trung ƣơng Cục miền Nam, phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn Nam Bộ không ngừng đƣợc đƣợc đẩy mạnh trên các mặt. Lực lƣợng vũ trang 3 thứ quân, nhất là bộ đội địa phƣơng đƣợc tăng cƣờng. Trung ƣơng Cục tiến hành kiện toàn các tiểu đoàn bộ đội địa phƣơng, nhƣ tiểu đoàn 303 (Thủ Biên), tiểu đoàn 306 (Gia Ninh), tiểu đoàn 300 (Bà Chợ), tiểu đoàn 309 (Mỹ Tho), tiểu đoàn 311 (Long Châu Sa) thuộc Phân Liên khu miền Đông; các Tiểu đoàn Cần Thơ, Vĩnh Trà thuộc Phân Liên khu miền Tây. Các tiểu đoàn bộ đội địa phƣơng thực hiện phân tán xuống huyện, vừa đảm bảo thực hiện kế hoạch tập trung của tỉnh, vừa hỗ trợ bộ đội huyện. Bộ đội địa phƣơng huyện đƣợc giao nhiệm vụ dìu dắt du kích xã phát triển chiến tranh du kích; phối hợp tác chiến tiêu diệt địch, bảo vệ giao thông liên lạc, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân khi giặc tấn công và làm các nhiệm vụ kháng chiến nhƣ tiếp vận, xây xã chiến đấu. Lực

lƣợng dân quân, tự vệ và du kích xã chủ yếu phát triển từ phong trào thanh niên và các cuộc vận động của các đoàn thể công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ. Huyện trực tiếp phát triển rộng rãi du kích xã (thoát ly và không thoát ly sản xuất), bao gồm tất cả những ngƣời hăng hái giết giặc, đảng viên phải vào du kích. Nhiều đội võ trang tuyên truyền (VT3) đƣợc đƣa vào hoạt động trong các vùng nông thôn tạm chiếm, vùng nguỵ Cao Đài, Hoà Hảo, công giáo, vùng dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở những căn cứ đã xây dựng đƣợc từ những năm trƣớc, Trung ƣơng Cục miền Nam chỉ đạo Phân Liên khu miền Đông mở rộng căn cứ Đồng Tháp Mƣời bằng cách củng cố biên giới Campuchia-Việt Nam, nối liền căn cứ Đồng Tháp Mƣời với căn cứ Kan-đal, Preyven (Campuchia), với Tuy Hoà, Hóc Môn; căn cứ Đồng Tháp Mƣời với Long Xuyên, chiến khu Đ và Phú Mỹ...; Phân Liên khu miền Tây tiến hành nối thông căn cứ Cần Thơ, Bạc Liêu với căn cứ Long Châu Hà và Tây Campuchia; mỗi tỉnh có căn cứ địa riêng.

Với phƣơng châm du kích, giành lại thế chủ động cho từng tỉnh, quân và dân Nam Bộ đã tiến hành chống địch càn quét, bảo vệ các khu căn cứ; đánh kỳ tập; phá hoại, phá huỷ phƣơng tiện, cơ sở chiến tranh của địch, nhƣ sân bay, đƣờng giao thông, kho xăng, kho bom...; luồn sâu vào địch hậu, tiêu diệt lực lƣợng và sĩ quan địch. Trong 6 tháng đầu năm 1952, quân và dân Nam Bộ đánh 2028 trận lớn nhỏ; tiêu diệt và làm bị thƣơng 10700 tên, bắt sống 224 tên, thu đƣợc nhiều phƣơng tiện, vũ khí hiện đại trang bị cho bộ đội. Bộ đội địa phƣơng từ chỗ bị động chống càn tiến lên tìm giặc đánh nhiều hơn (trong số 2028 trận, có 715 trận chống địch càn quét, hai phần ba còn lại là chủ động đánh địch). Sau một thời gian rất khó khăn, đến cuối năm 1952 "phong trào đã phát động lại được"[72]. Nhƣng phong trào du kích tại Nam Bộ vẫn còn nhiều khuyết điểm. Trong “Báo cáo tình hình Nam Bộ", ngày 26-12-1952, Trung ƣơng Cục miền Nam chỉ rõ những hạn chế của đội ngũ cán bộ quân sự Nam Bộ, nhƣ lập trƣờng chính trị chƣa vững, chƣa quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng trƣờng kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh, không nắm vững chiến trƣờng, không đánh giá hết khả năng của địch; trong tác chiến bị ảnh hƣởng của "tƣ tƣởng ăn to đánh lớn".

Sau khi quân và dân ta giành những thắng lợi lớn trên chiến trƣờng Bắc Bộ, ngày 14-10-1952, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở vùng sau lưng địch, nhằm lãnh đạo quân dân trên các địa bàn cả nƣớc xốc tới đƣa cuộc kháng chiến đến thắng lợi [67, tr.320-329].

Đầu năm 1953, sau khi nhận đƣợc Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng về công tác trong vùng du kích và vùng tạm bị chiếm, căn cứ thực tiễn chiến trƣờng, Trung ƣơng Cục miền Nam xây dựng kế hoạch và lãnh đạo các địa phƣơng thực hiện trong hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ. Tháng 3-1953, Trung ƣơng Cục miền Nam ban hành tài liệu "Kế hoạch thi hành Nghị quyết của Trung ương Cục về công tác trong vùng du kích và tạm bị chiếm", quán triệt đến từng chi bộ, về tính chất chiến trƣờng Nam Bộ và cụ thể hoá Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng ở Nam Bộ. Trung ƣơng Cục miền Nam khẳng định: “...chiến trƣờng Nam Bộ là một chiến trƣờng du kích và tạm bị chiếm không có vùng độc lập an toàn, chỉ có những vùng căn cứ địa du kích mà thôi... Sự lãnh đạo của chúng ta ở Nam Bộ phải hƣớng theo phƣơng châm công tác vùng du kích và tạm bị chiếm. Phải dựa vào Nghị quyết căn bản đó mà hƣớng dẫn công tác trên toàn chiến trƣờng Nam Bộ” [151, tr.2]. Lực lƣợng vũ trang Nam Bộ cũng phải quán triệt quan điểm: Chiến trƣờng Nam Bộ là chiến trƣờng du kích. Chiến tranh ở Nam Bộ là chiến tranh du kích... phải cố gắng học tập, phê bình và tự phê bình để nắm vững phƣơng châm du kích chiến tranh. Căn bản của du kích chiến tranh là nhân dân.

Càng về cuối cuộc kháng chiến, đế quốc Mỹ ngày càng trắng trợn can thiệp vào chiến trƣờng miền Nam, giúp Pháp tăng cƣờng bắt lính, ráo riết càn quét, chiếm đóng, thực hiện chính sách "dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt, dùng ngƣời Đông Dƣơng đánh ngƣời Đông Dƣơng", kết hợp với các chiêu bài chính trị, tập hợp các tổ chức tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo, các đảng phái phản động để tuyên truyền lừa mị nhân dân "chống cộng".

Trƣớc tình hình đó, tháng 8-1953, Trung ƣơng Cục miền Nam tiến hành Hội nghị địch ngụy vận toàn Nam Bộ nhằm đẩy mạnh công tác địch ngụy vận theo tinh thần chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng. Nghị quyết Hội nghị xác định tầm quan trọng

của công tác địch ngụy vận: “đối với chiến trƣờng Nam Bộ là chiến trƣờng du kích và tạm bị chiếm, địch ngụy vận là trung tâm công tác đặc biệt quan trọng;...là một nhiệm vụ chiến lƣợc rất quan trọng” [212]. Nghị quyết nhấn mạnh, các cấp ủy Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo phải nắm vững đƣờng lối chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về địch vận, hết sức tránh tƣ tƣởng hữu khuynh, cầu an, thoả hiệp.

Do bộ máy tổ chức địch vận bị tan rã nhiều, Trung ƣơng Cục miền Nam chỉ đạo các địa phƣơng phải kịp thời lập lại hệ thống địch vận từ trên xuống dƣới, đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ. Căn cứ vào 5 nhiệm vụ trung tâm của chiến trƣờng toàn quốc do Trung ƣơng Đảng đề ra đầu năm 1953, Trung ƣơng Cục miền Nam điều chỉnh sát hợp với chiến trƣờng Nam Bộ, đề ra 5 nhiệm vụ của công tác địch nguỵ vận là: Công tác nguỵ vận; công tác Cao Đài, Hoà Hoả vận; công tác vận động Âu-Phi; chính sách đối với hàng binh, tù binh; chống bắt lính, bắt phu [212].

Tại Phân Liên khu miền Tây, để lãnh đạo cụ thể hóa Nghị quyết về địch ngụy vận của Trung ƣơng Cục miền Nam, đồng thời thực hiện sự lãnh đạo của Đảng phải đi sát thực tiễn các địa phƣơng Nam Bộ, Trung ƣơng Cục tổ chức Hội nghị Hòa Hảo vận, vạch đƣờng lối, chính sách chỉ đạo chung cho công tác vận động đồng bào Hòa Hảo. Phân Liên khu miền Đông đã tổ chức đƣợc những cuộc Hội nghị Cao Đài vận toàn khu.

2.1.5.Lãnh đạo phát triển nền kinh tế kháng chiến, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc

Xây dựng kinh tế kháng chiến là một nội dung quan trọng trong lãnh đạo của Trung ƣơng Cục miển Nam. Xuất phát từ thực tiễn chiến trƣờng Nam Bộ là căn cứ, khu du kích, vùng tạm chiếm đan xen, biến động, lại xa Trung ƣơng, việc tiếp tế có nhiều trở ngại, Trung ƣơng Cục miền Nam đề ra phƣơng châm thực hiện công tác kinh tế phục vụ kháng chiến là: phát huy mọi khả năng, điều kiện sản xuất nhằm đảm bảo tự cung tự cấp, không trông chờ ỷ lại, đặc biệt là ở những vùng căn cứ; sản xuất, tiết kiệm phải dựa vào nhân dân, tin ở nhân dân để giải quyết mọi vấn đề; tăng gia sản xuất và tiết kiệm, phải lấy nông nghiệp làm chủ yếu...

Từ phƣơng châm đó, Trung ƣơng Cục đề ra nhiệm vụ kinh tế cho toàn Nam Bộ là: “Tích cực bảo vệ nền kinh tế và quyết tâm thực hiện kế hoạch tăng gia sản

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 87 - 99)