Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam đã vận dụng đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng vào thực tiễn với tinh thần chủ động,

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 125 - 134)

lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng vào thực tiễn với tinh thần chủ động, sáng tạo, đạt nhiều thành tựu

Trong quá trình hoạt động, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam luôn tuân thủ sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao, thể hiện trong những vấn đề chính yếu sau đây:

3.1.3.1. Củng cố và gia tăng khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông, đoàn kết rộng rãi các đảng phái, tôn giáo nhằm mục tiêu kháng chiến, lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến trên địa bàn Nam Bộ

Lãnh đạo phong trào cách mạng trên một địa bàn rộng lớn, bị chia cắt, luôn ở trong tình thế "bị bao vây và phá vây" với sự tồn tại và hoạt động phức tạp của nhiều đảng phái chính trị, các tổ chức tôn giáo..., Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam đã quán triệt và thực hiện thành công tƣ tƣởng chiến lƣợc Đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ƣơng Đảng, thực hiện thành công đƣờng lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dƣới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam, Mặt trận dân tộc thống nhất đƣợc củng cố vững chắc, rộng mở; tƣ tƣởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc đƣợc hiện thực hóa thành khối đoàn kết kháng chiến của nhân dân Nam Bộ. Đảng bộ và nhân dân Nam Bộ đã xây dựng đƣợc hệ thống tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất hoàn chỉnh, mạnh mẽ, hoàn thành sứ mệnh tập hợp đông đảo quần chúng trong các những hình thức tổ chức phong phú để tiến hành kháng chiến.

Với chủ trƣơng liên minh các tổ chức chính trị, thực hiện tƣ tƣởng chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc và các việc làm trọng dụng các nhân sĩ, trí thức yêu nƣớc, tôn trọng vai trò, đóng góp của các tôn giáo, Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng Cục đã thu dụng đƣợc nhiều nhân sĩ, trí thức lớn, chức sắc tôn giáo, động viên, bố trí họ tham gia kháng chiến. Các đảng phái, tôn giáo nhƣ đảng Dân chủ, Công giáo, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, Phật giáo đều đƣợc Trung ƣơng Cục quan tâm vận động và thu đƣợc những kết quả lớn. Đông đảo tín đồ các tôn giáo trên đã ủng hộ hoặc tham gia kháng chiến.

Sau khi Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên -Việt, Trung ƣơng Cục miền Nam lãnh đạo đẩy mạnh củng cố các đoàn thể quần chúng nhất là tổ chức Nông hội. Tổ chức Nông hội đƣợc củng cố, là chỗ

dựa chính để Trung ƣơng Cục lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất, tạm cấp ruộng đất cho nhân dân. Nông hội còn phối hợp với bộ phận Canh nông của chính quyền để chăm lo phát triển sản xuất, giúp đỡ và hƣớng dẫn nông dân.

Hiện thực lịch sử cho thấy, với chính sách đúng đắn, Xứ ủy Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam đã củng cố đƣợc khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn Nam Bộ, tăng cƣờng đƣợc tiềm lực kháng chiến, đánh bại âm mƣu chia rẽ, "dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt" của thực dân Pháp.

Trung thành với tƣ tƣởng đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, xác định đúng điểm tƣơng đồng là lòng yêu nƣớc và tinh thần đoàn kết dân tộc để “tổ chức toàn dân lại thành một lực lƣợng thật rộng, thật kín” [61, tr.227]; đồng thời từ phong trào thực tiễn mà củng cố tổ chức, xác lập tính thống nhất trong hệ thống Mặt trận là một thành công trong quá trình lãnh đạo xây dựng, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân to lớn và rộng rãi hƣớng vào thực hiện đƣờng lối kháng chiến của Đảng dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc.

3.1.3.2.Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, thống nhất

Đặc điểm chung về tổ chức vũ trang Nam Bộ thời gian đầu kháng chiến kém hơn Bắc Bộ và Trung Bộ. Khác với Bắc Bộ và Trung Bộ, tổ chức quân đội đều do Chính phủ và Quân ủy Hội Trung ƣơng trực tiếp tổ chức, trang bị, cấp dƣỡng, đào tạo cán bộ nên qui củ và chỉ huy thống nhất, còn tổ chức vũ trang Nam Bộ, sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, lực lƣợng vũ trang Nam Bộ đƣợc hình thành từ nhiều nguồn, nhiều thành phần khác nhau ngay từ đầu đã phải hoạt động phân tán, các đơn vị độc lập, tự cấp tự túc về mọi phƣơng diện, kinh nghiệm tác chiến phong phú, bộ đội nhanh trƣởng thành từ thực tiễn chiến đấu nhƣng về tổ chức và chỉ huy lại gặp rất nhiều khó khăn, sự chỉ huy thống nhất chƣa đƣợc thực hiện hoàn toàn. Việc thống nhất chỉ huy, thống nhất lãnh đạo, đặt lực lƣợng vũ tranh nhân dân dƣới sự lãnh đạo hoàn toàn của Đảng, tăng cƣờng vai trò lãnh đạo thống

nhất của Đảng đối với lực lƣợng vũ trang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và xuyên suốt cuộc kháng chiến.

Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam lãnh đạo thực hiện đƣờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng, tập trung lãnh đạo xây dựng lực lƣợng vũ trang ba thứ quân theo chủ trƣơng chung của Đảng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện chiến trƣờng Nam Bộ-chiến trƣờng sau lƣng địch đặt trong hoàn cảnh kháng chiến của cả nƣớc.

Trong nửa đầu cuộc kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo các cấp bộ đảng và quân dân Nam Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích..., phân tán bộ đội chủ lực thành các đơn vị độc lập, bám dân, bám cơ sở, dựa vào dân, cùng với các đơn vị vũ trang địa phƣơng đánh giặc, là lực lƣợng nòng cốt giúp dân phát triển phong trào du kích. Sau một thời gian hoạt động, nhiều đơn vị đã trƣởng thành, lớn mạnh cả về quân số và vững vàng về tinh thần, kinh nghiệm chiến đấu. Dân quân du kích hình thành và phát triển mạnh ở cấp xã; bộ đội địa phƣơng đƣợc tổ chức và trƣởng nhanh chóng ở cấp huyện; bộ đội chủ lực phát triển từ chi đội đến cấp trung đoàn, liên trung đoàn. Sự hình thành và phát triển lực lƣợng vũ trang nhân dân ở Nam Bộ trong thời gian đầu kháng chiến là kết quả của đƣờng lối kháng chiến đúng đắn của Đảng, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy Nam Bộ, đặt nền tảng vững chắc để xây dựng lực lƣợng vũ trang ba thứ quân trong quá trình kháng chiến ở Nam Bộ. Việc Ủy ban quân sự Nam Bộ đƣợc Chính phủ công nhận (với thành phần gồm Trung tƣớng Nguyễn Bình, Tƣ lệnh, nguyên là đảng viên Quốc dân Đảng; Phạm Ngọc Thuần-Ủy viên quân sự, nguyên là linh mục Công giáo kháng chiến) đã thể hiện đƣợc quan điểm đoàn kết rộng rãi lực lƣợng kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một bƣớc tổ chức cần thiết và phù hợp với tình hình Nam Bộ. Bên cạnh đó, Xứ ủy lƣu ý nguyên tắc giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong lực lượng vũ trang: “Sự đấu tranh mềm dẻo của chúng ta, ta có thể làm thỏa mãn một phần nào cho tầng lớp trí thức địa chủ, nhƣng ta phải nắm đƣợc quyền lãnh đạo” [16].

Khi Trung ƣơng Cục miền Nam ra đời cũng là lúc phong trào chiến tranh du kích ở Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn do những thủ đoạn bình định của địch và cả những khuyết điểm trong chỉ đạo của ta, Trung ƣơng Cục quyết định một loạt vấn đề về tổ chức và xây dựng lực lƣợng vũ trang: tập trung chỉ đạo xây dựng, bảo vệ các căn cứ, chống lại các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của địch; bố trí lại cơ quan chỉ huy quân sự, thành lập Bộ Tƣ lệnh các Phân Liên khu; đẩy mạnh chiến tranh du kích chống địch càn quét, lấn chiếm, thực hiện khẩu hiệu "

giữ người, giữ của, xây dựng người, xây dựng của, chú trọng xây dựng lực lƣợng vũ trang lấy đơn vị đại đội làm căn bản [144; 145]...

Dƣới sự lãnh đạo chặt chẽ của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam, phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn Nam Bộ không ngừng đƣợc đƣợc đẩy mạnh. Lực lƣợng vũ trang 3 thứ quân, nhất là bộ đội địa phƣơng đƣợc tăng cƣờng. Với phƣơng châm du kích, giành lại thế chủ động cho từng tỉnh, quân và dân Nam Bộ đã tiến hành chống địch càn quét, bảo vệ các khu căn cứ; luồn sâu vào địch hậu, tiêu diệt sinh lực địch. Đồng thời với tiến công quân sự, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam chỉ đạo đẩy mạnh công tác địch vận, ngụy vận, công tác Cao Đài vận, Hoà Hoả vận...phá tan âm mƣu địch “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt’’, chia rẽ lƣơng và giáo, phá hoại khối đoàn kết các tôn giáo và dân tộc.

Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, nhất là trong khi chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra, Trung ƣơng Cục miền Nam đã lãnh đạo các lực lƣợng vũ trang Nam Bộ thực hiện phƣơng châm hoạt động chủ động, sáng tạo, nhạy bén, tuỳ theo tình hình thực tế địa phương tiến hành các đợt tiến công ngắn ngày, dài ngày, dựa chắc trên cơ sở phát huy tối đa sức mạnh phối hợp hoạt động của cả 3 thứ quân, thực hiện phối hợp đánh địch đồng thời cả về quân sự, chính trị và địch nguỵ vận. Trong đợt hoạt động này, tại các vùng du kích và vùng tạm chiếm, lực lƣợng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã tổ chức 2113 trận chiến đấu. Ở miền Tây Nam Bộ, chỉ trong vài tháng đẩy mạnh phối hợp với

chiến trƣờng chính, đã có hơn 60 xã vùng tạm chiếm chuyển thành vùng du kích. Trên chiến trƣờng Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân và dân Campuchia đánh nhiều trận tiêu hao tiêu diệt sinh lực địch và phá huỷ nhiều vũ khí, phƣơng tiện chiến tranh của chúng.

Có thể nói, trên cơ sở xác định chiến tranh du kích làm chủ yếu, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam đã đạt đƣợc thành tựu to lớn trong lãnh đạo quân và dân Nam Bộ xây dựng lực lƣợng vũ trang 3 thứ quân và tiến hành tác chiến tiêu hao, tiêu diệt, kìm chân sinh lực địch, góp phần vào thắng lợi chung của quân dân cả nƣớc.

Gắn liền với quá trình xây dựng lực lƣợng vũ trang, một nét đặc sắc và thành công của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam trong lãnh đạo kháng chiến là sự hình thành mạng lƣới căn cứ địa khắp các địa phƣơng, phát triển thành những chiến khu, vùng căn cứ kháng chiến an toàn vững chắc và rộng lớn nhƣ Khu căn cứ Xứ ủy Nam Bộ ở Đồng Tháp Mƣời, Khu căn cứ Trung ƣơng Cục miền Nam ở U Minh,...Hệ thống căn cứ địa có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân Nam Bộ: là nơi đứng chân, xây dựng lực lƣợng mọi mặt cho cuộc kháng chiến, nơi các lực lƣợng vũ trang cách mạng xuất phát tiến công địch, là cơ sở để hình thành hình thái ba vùng kháng chiến sau này; bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng sâu rộng, định hƣớng, chỉ dẫn phong trào chiến chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân Nam Bộ đi đến thành công.

3.1.3.3. Thực hiện sáng tạo, linh hoạt chính sách ruộng đất của Đảng ở Nam Bộ, vừa bảo đảm yêu cầu kháng chiến vừa giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc.

Xuất phát từ nghiên cứu kỹ chính sách ruộng đất của Đảng, am hiểu sâu sắc tình hình Nam Bộ, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam có những sáng tạo lớn, đầy bản lĩnh chính trị trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng.

Thấm nhuần tƣ tƣởng chỉ đạo “dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”, trong suốt quá trình kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ rồi Trung ƣơng Cục miền Nam đã lãnh đạo thực hiện một cách nhất quán chủ trƣơng của Đảng về giải quyết vấn đề ruộng đất trong khuôn khổ không gây tổn hại cho khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Theo đó, Xứ ủy Nam Bộ rồi Trung ƣơng Cục miền Nam lãnh đạo tạm cấp ruộng đất của thực dân và việt gian phản động cho dân cày, gia tăng vận động địa chủ hiến điền, vận động nhân dân đấu tranh đòi giảm tô 25%...

Tinh thần dám chịu trách nhiệm trƣớc Đảng, trƣớc nhân dân Nam Bộ về nhiệm vụ cách mạng ruộng đất đƣợc thể hiện rõ trong việc Trung ƣơng Cục miền Nam tạm hoãn rồi quyết định chưa thi hành chủ trƣơng phát động quần chúng đi đến xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân đƣợc thông qua tại Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (1-1953). Chủ trƣơng trên đây của Trung ƣơng Cục miền Nam dựa trên cơ sở điều tra kỹ lƣỡng thực tế tình hình nông thôn Nam Bộ rồi đi đến quyết định đầy bản lĩnh: "Trong khi Nam Bộ chƣa thi hành chính sách phát động quần chúng thì tất cả những sắc lệnh, nghị định mới của Trung ƣơng, Chính phủ về vấn đề ruộng đất từ sau khi có chỉ thị phát động quần chúng sẽ chƣa thi hành ở Nam Bộ."[153; 69, tr. 475].

Hiện thực lịch sử cho thấy, việc thực thi chính sách ruộng đất một cách rất sáng tạo của Trung ƣơng Cục miền Nam đã bảo đảm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thu hút nhân tâm, tập hợp và phát huy mọi tiềm lực trong nhân dân phục vụ kháng chiến. Việc thi hành chính sách ruộng đất của Đảng ở Nam Bộ đã có ảnh hƣởng sâu sắc đến tình cảm của nông dân với cách mạng, làm cho sự gắn bó giữa nông dân với Đảng, với Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng trở nên tình sâu nghĩa nặng, làm cho khối liên minh công nông đƣợc tăng cƣờng vững chắc, không có sức mạnh phản động nào phá vỡ đƣợc [214; 219;].

3.1.3.4. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia, góp phần xây dựng liên minh chiến đấu của hai dân tộc chống kẻ thù chung

Đƣợc Trung ƣơng Đảng phân công trực tiếp giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam xác định nhiệm vụ “giúp bạn là mình tự giúp mình” trên tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, thủy chung. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng miền Nam từng bƣớc cùng và giúp nhân dân Campuchia xây dựng từ những cơ sở kháng chiến đầu tiên, đội ngũ cán bộ, tổ chức Đảng, Mặt trận, đến xây dựng lý luận, đƣờng lối, và thƣờng xuyên củng cố tổ chức Đảng ở Campuchia, lập Ban Cán sự Cao Miên, và hệ thống Ban sự miền cho Cao Miên để mở rộng phạm vi hoạt động cũng nhƣ vai trò lãnh đạo của Đảng. Chính cƣơng của Đảng đƣợc thông qua tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (tháng 2-1951) ghi rõ: "Dân tộc Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với hai dân tộc Miên, Lào và hết sức giúp đỡ hai dân tộc ấy cùng nhau kháng chiến chống đế quốc xâm lƣợc, giải phóng cho tất cả các dân tộc Đông Dƣơng... Nhân dân Việt Nam trên lập trƣờng lợi ích chung mà hợp tác lâu dài với hai dân tộc Miên, Lào trong kháng chiến và sau kháng chiến"[66, tr.441-442]. Trung ƣơng Cục miền Nam phân công đồng chí Nguyễn Đức Thuận, nguyên là Phó Bí thƣ Xứ ủy Nam Bộ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác trên địa bàn Campuchia, tham gia Ban Cán sự. Trong quá trình hoạt động, Trung ƣơng Cục miền Nam luôn nắm sát tình hình, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn hoặc giải đáp những vấn đề khúc mắc của Ban sự Cao Miên, quán triệt cho các cán bộ đảng viên rõ bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Cao Miên làm nghĩa vụ quốc tế giúp dân tộc và nhân dân Cao Miên. Đội ngũ cán bộ Đảng ở Cao Miên có sự trƣởng thành, tiến bộ về nhiều mặt, phát triển

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 125 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)