Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 140 - 154)

Đúc kết các kinh nghiệm lịch sử xây dựng Đảng nói chung và xây dựng các cấp ủy Đảng nói riêng nhằm cung cấp các luận cứ khoa học góp phần hoàn thiện lý luận xây dựng Đảng về tổ chức bộ máy và cán bộ hiện nay là một việc lớn, đòi hỏi phải có nhiều công sức và thời gian nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Từ hiện thực nghiên cứu quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954, bƣớc đầu có thể đúc kết một số kinh nghiệm sau đây:

3.2.1. Không ngừng nâng cao trí tuệ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng- nhân tố quan trọng quyết định thành công của công tác xây dựng Đảng cũng như của sự nghiệp cách mạng

Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng là bộ phận cấu thành và đóng vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức Đảng. Hoạt động của các cấp ủy Đảng thể hiện đặc trƣng nổi bật trong hoạt động lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực, nhất là trong xây dựng và thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Do đó, xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng đủ sức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi đến thành công, luôn là nhiệm vụ rất quan trọng trong thành công của công tác xây dựng Đảng cũng nhƣ của sự nghiệp cách mạng. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp chính là nâng cao tầm trí tuệ, trình độ lý luận, nâng cao bản lĩnh chính trị, khả năng nắm bắt thực tiễn, xây dựng đƣờng lối, chủ trƣơng đúng đắn, xác định nhiệm vụ chính trị phù hợp và khả năng tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả cao.

Cũng nhƣ công tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải tiến hành trên cả 3 mặt chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. Trong đó, xây dựng các cơ quan lãnh đạo vững mạnh phải xuất phát từ đƣờng lối chính trị đúng đắn, sáng tạo và độc lập, phục vụ nhiệm vụ chính trị và gắn kết chặt chẽ với sự thông suốt về tƣ tƣởng. Đến lƣợt nó, xây dựng cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng vững mạnh là nhân tố bảo đảm thành công trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Hiện thực xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp cho thấy, dựa trên đƣờng lối chính trị kháng chiến kiến quốc đúng đắn của Đảng, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng: “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”, thấm nhuần tƣ tƣởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam đã phát huy trí tuệ tập thể, khơi dậy những sáng kiến, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của từng thành viên cấp ủy, sâu sát với thực tiễn, từ đó đề ra những chủ trƣơng linh hoạt, phù hợp và thực hiện tốt vai trò lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ.

Nét nổi bật là Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam đã hợp tụ nhiều nguồn lực yêu nƣớc, nhiều sắc thái yêu nƣớc của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ thành một khối thống nhất dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm mục tiêu chung là kháng chiến chống quân xâm lƣợc Pháp. Trên cơ sở đó, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam lãnh đạo, thúc đẩy phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ phát triển mạnh mẽ, thôi thúc và tạo điều kiện cho các cấp bộ Đảng, các đảng viên hoạt động; thu hút những quần chúng ƣu tú tự nguyện gia nhập, chiến đấu trong hàng ngũ Đảng, làm cho lực lƣợng của Đảng ngày càng phát triển và vững mạnh, sức chiến đấu và uy tín rất cao, đƣợc nhân dân tin theo, che chở và bảo vệ. Để làm đƣợc việc đó, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam đã lấy thực tiễn chiến trƣờng Nam Bộ làm môi trƣờng tự đào tạo và nâng cao trình độ nhận thức; lấy việc giải quyết những vấn đề nảy sinh đòi hỏi việc xử lý phải nắm

vững nguyên tắc, đồng thời phải am hiểu và sâu sát thực tiễn Nam Bộ, để đúc kết kinh nghiệm, nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện tác phong lãnh đạo.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam còn đƣợc thể hiện rõ nét ở tính thần phê bình, tự phê bình để ốn định tƣ tƣởng, thống nhất cao về tổ chức trên cơ sở tuân thủ và tranh thủ tối đa sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ƣơng Đảng ngoài Bắc. Chính vì thấu triệt tinh thần trách nhiệm, hy sinh lợi ích cá nhân, tất cả vì mục tiêu giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục đã vƣợt qua rất nhiều trở lực, nhất là tình trạng biệt lập, những định kiến khá sâu sắc trong nội bộ những cán bộ lãnh đạo cốt cán ở Nam Bộ vốn nảy sinh từ trƣớc, vƣợt qua những khó khăn trong hoàn cảnh xa Trung ƣơng, vƣơn lên hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ cũng nhƣ hoàn thành nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam gắn liền với xây dựng và phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng, xác lập cơ chế lãnh đạo theo phƣơng thức lập tiểu ban phụ trách (Thời kỳ Xứ ủy Nam Bộ) hoặc lập Đảng đoàn phụ trách (thời kỳ Trung ƣơng Cục miền Nam) nhằm phát huy cao nhất tính chủ động của quần chúng. Là một bộ phận của cuộc kháng chiến tòan quốc, cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ là chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Do đó, năng lực và hiệu quả điều hành kháng chiến của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam thể hiện rõ ở năng lực tổ chức, động viên và lãnh đạo Mặt trận, các đoàn thể quần chúng Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Công Đoàn...Thông qua Mặt trận, các đoàn thể quần chúng, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam nắm vững thực tiễn, đi sát cơ sở, kịp thời tổng kết kinh nghiệm, kịp thời khắc phục những vấn đề bất cập nảy sinh trong thực tiễn, bổ sung cơ sở lý luận, hoàn chỉnh đƣờng lối. Cuộc vận động chỉnh huấn , chỉnh

đảng, chỉnh đốn tổ chức và thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở Nam Bộ thành công đã khẳng định sự đúng đắn và bản lĩnh của Trung Cục miền Nam khi tiến hành xây dựng Đảng nói chung và cơ quan lãnh đạo nói riêng gắn liền với xây dựng củng cố đoàn thể.

Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ trải qua nhiều giai đoạn, trách nhiệm của cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ ngày càng nặng nề. Chính không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nâng cao bản lĩnh chính trị mà Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam đã hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ cũng nhƣ hoàn thành nghĩa vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia.

3.2.2.Cơ quan lãnh đạo các cấp, nhất là cấp chiến lược phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân; thường xuyên tổng kết thực tiễn, kịp thời hiệu chỉnh về tổ chức và chỉ đạo thực tiễn đạt hiệu quả cao

Chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng đƣợc hoạch định trên cơ sở đáp ứng thực tiễn và xuất phát từ quan điểm, tầm nhìn chiến lƣợc cách mạng. Tuy nhiên, hiện thực lịch sử cho thấy, việc vận dụng các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng phải căn cứ vào thực tế địa phƣơng và phải luôn mang tính sáng tạo. Sự máy móc, cứng nhắc cũng nhƣ sự do dự, ngả nghiêng đều không mang lại hiệu quả, thậm chí gây bất lợi cho cách mạng.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc trên địa bàn đƣợc phân công, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam luôn quán triệt và tuân thủ sự chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng, đồng thời coi trọng điều tra, tổng kết thực tiễn để đƣa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, củng cố Đảng trong sạch, vững mạnh. Trên cơ sở đó, quán triệt các cấp bộ đảng và toàn thể đảng viên kiên định lập trường tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin để lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần sáng tạo, phù hợp với đặc điểm Nam Bộ nhằm phát huy cao độ trí tuệ của đồng

chí, đồng bào, biến đƣờng lối kháng chiến thành sức mạnh vật chất trong toàn dân, hình thành và phát triển một phong trào quần chúng tham gia kháng chiến vô cùng rộng lớn.

Chính nhờ quán triệt quan điểm hoạt động bám sát thực tiễn, các cán bộ chủ chốt của Đảng hoạt động lâu dài trong Xứ ủy Nam Bộ đã đề xuất dẫn đến sự hình thành Trung ƣơng Cục miền Nam. Cũng trên tinh thần ấy, khi thành lập, Trung ƣơng Cục miền Nam đã có nhiều quyết định đúng đắn, đầy bản lĩnh trong việc đề ra nhiều nhiệm vụ cũng nhƣ giải quyết nhiều vấn đề mang tính chủ động, sáng tạo cao. Đặc biệt, trong việc thi hành chính sách ruộng đất, mặc dù Trung ƣơng đã ban hành chủ trƣơng phải phóng tay phát động quần chúng nông dân triệt để giảm tô, giảm tức tiến tới cải cách ruộng đất, chủ trƣơng đó đã đƣợc thi hành trên thực tiễn, song nhờ sâu sát tình hình, phát hiện ra những yếu tố không phù hợp đối với Nam Bộ, Trung ƣơng Cục đã tạm dừng thi hành rồi đi đến quyết định chƣa thi hành chủ trƣơng trên của Trung ƣơng trên địa bàn Nam Bộ. Thực tiễn cho thấy, quyết định chƣa thi hành một chủ trƣơng của Đảng, ngay cả khi chủ trƣơng đó đã thành nghị quyết, đã đi vào thực tiễn, vì chủ trƣơng đó chƣa thật phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của Nam Bộ là một việc làm đúng đắn của Trung ƣơng Cục miền Nam.

3.2.3. Xây dựng cơ quan lãnh đạo các cấp, nhất là cấp chiến lược phải đặt lên hàng đầunăng lực và phẩm chất cán bộ, tổ chức bộ máy tinh gọn, cơ chế hoạt động khoa học, xây dựng gắn liền với bảo vệ

Nhìn lại quá trình củng cố, kiện toàn Xứ ủy Nam Bộ và thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam, từ phía thực tiễn chiến trƣờng Nam Bộ cũng nhƣ từ chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, cho thấy, xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp chiến lƣợc phải đặt lên hàng đầu năng lực và phẩm chất của đội ngũ lãnh đạo.

Trên cơ sở đề xuất của Xứ ủy Nam Bộ và một số đồng chí lãnh đạo trong đoàn cán bộ cao cấp của Đảng, khi quyết định thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam, Trung ƣơng Đảng phân công những thành viên của Trung ƣơng Cục miền

Nam đều là uỷ viên Trung ƣơng Đảng mới đƣợc bầu tại Đại hội II của Đảng, là những đồng chí hoạt động lâu năm trong Xứ uỷ Nam Bộ trƣớc đó, đã trải qua những cuộc đấu tranh khốc liệt trong nhà tù đế quốc: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Kỉnh, Hà Huy Giáp. Năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị của mỗi Ủy viên Trung ƣơng Cục góp phần tạo dựng uy tín và quyết định chất lƣợng, sức mạnh lãnh đạo của Trung ƣơng Cục miền Nam.

Đồng chí Lê Duẩn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thƣ Xứ ủy Nam Bộ, Bí thƣ Trung ƣơng Cục miền Nam (1951-1952) gắn bó lâu dài với đồng bào, đồng chí Nam Bộ với biệt danh "deux cents bougies"(tức là ngọn đèn 200 nến), có tầm nhìn chiến lƣợc sâu sắc, rộng lớn, luôn căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, của Nam Bộ, cùng tập thể lãnh đạo Trung ƣơng Cục miền Nam phân tích, đề xuất, quyết định những chủ trƣơng, chính sách đúng đắn, thích hợp. Là ngƣời lãnh đạo chủ chốt của nhân dân Nam Bộ "Thành đồng Tổ quốc", đồng chí Lê Duẩn đã vận dụng sáng tạo đƣờng lối, phƣơng châm kháng chiến của Trung ƣơng Đảng đề ra, cùng với các Xứ ủy viên và các Ủy viên Trung ƣơng Cục miền Nam giải quyết hàng loạt vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách của Nam Bộ và cũng là những vấn đề chiến lƣợc của toàn Đảng: Tăng cƣờng sự lãnh đạo thống nhất của Đảng; Xây dựng và hình thành lực lƣợng vũ trang ba thứ quân ở Nam Bộ, giải quyết những vấn đề thực tiễn của chiến trƣờng du kích Nam Bộ, đặt cơ sở nền tảng xây dựng lý luận về chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ; những sáng tạo và thành công trong vận dụng chính sách ruộng đất của Đảng trên địa bàn Nam Bộ; các vấn đề đoàn kết tôn giáo, liên minh Đảng phái, phát huy vai trò to lớn của Mặt trận, làm tròn nhiệm vụ quốc tế vô sản, thực hiện tƣ tƣởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đồng chí Lê Đức Thọ, Uỷ viên Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng từ năm 1944, phụ trách công tác Tổ chức và Dân vận của Trung ƣơng; trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đã trải qua 15 năm kiên cƣờng bất khuất đấu tranh

trong các nhà tù của thực dân Pháp. Là một "ngƣời lãnh đạo kiên cƣờng, giàu kinh nghiệm, nhà tổ chức đầy bản lĩnh và tài năng"[112, tr.39], Lê Dức Thọ đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị tin tƣởng, giao trọng trách vào Nam Bộ, hoạt động lâu dài, tăng cƣờng lãnh đạo cho Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam, đƣợc phân công trực tiếp làm Phó Bí thƣ Xứ ủy rồi Bí thƣ Trung ƣơng Cục miền Nam (1952-1954) thay Lê Duẩn ra Trung ƣơng công tác. Đồng chí Lê Đức Thọ có những đóng góp quan trọng trong việc tổ chức đào tạo, sắp xếp cán bộ, phân công nhân sự phụ trách công tác một cách khoa học cho bộ máy Xứ ủy, trong thời gian chuẩn bị thành lập Trung ƣơng Cục và suốt quá trình hoạt động của Trung ƣơng Cục miền Nam. Đặc biệt là sự phân công cán bộ lãnh đạo một cách hợp lý của Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng đối với tổ chức Trung ƣơng Cục miền Nam đã phát huy đƣợc hết tài năng, nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của mỗi thành viên trong tổ chức cũng nhƣ phát huy đƣợc sức mạnh lãnh đạo của tập thể bộ phận cơ quan đầu não của Đảng ở Nam Bộ. Sự hợp tác, cộng tác rất chặt chẽ giữa đồng chí Lê Duẩn-"nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tƣ duy sáng tạo lớn", với đồng chí Lê Đức Thọ - một cán bộ lãnh đạo xuất sắc trong Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng, một chuyên gia hàng đầu về tổ chức cán bộ của Đảng, "là một sự bổ sung tuyệt đẹp cho phong trào cách mạng ở Nam Bộ", "là gƣơng sáng, vô cùng sáng cho toàn thể Đảng bộ Nam Bộ noi theo"[53]...

Thực tiễn lãnh đạo kháng chiến của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam cho thấy, cùng với công tác xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng là một vấn đề quan trọng. Hệ thống tổ chức của Đảng từ cấp Xứ (1945-1951), cấp Trung ƣơng (1951-1954) xuống các chi bộ trong khu căn cứ, khu du kích hay hoạt động bí mật trong vùng tạm bị chiếm, chỉ đƣợc an toàn khi cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng có sự tín nhiệm, tự giác bảo vệ của nhân dân. Đạo đức cách mạng, uy tín, tài năng của mỗi cán bộ lãnh đạo, đảng viên đã góp phần quyết định sức mạnh lãnh đạo của tổ chức Đảng, gây đƣợc sự tín nhiệm, tình cảm yêu thƣơng đùm bọc, chở che hết lòng của nhân dân. Trong một cuộc hội nghị tổ chức toàn Nam

Bộ, đồng chí Ung Văn Khiêm, cán bộ chủ chốt của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ƣơng

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 140 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)