Đáp ứng yêu cầu kháng chiến, Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 74 - 78)

lập Trung ương Cục miền Nam

Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng I, từ sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám - 1945 đến năm 1950, trong khi Đảng bộ Trung Bộ và Bắc Bộ lần lƣợt giải thể, các Xứ ủy Trung Bộ và Bắc Bộ kết thúc hoạt động, Trung ƣơng chỉ đạo trực tiếp tới Đảng bộ các tỉnh thì cơ cấu tổ chức Đảng bộ Nam Bộ vẫn tồn tại, cơ quan lãnh đạo cấp Xứ đƣợc duy trì và liên tục đƣợc củng cố. Hiện thực xây dựng và hoạt động của hệ thống tổ chức của Đảng ở Nam Bộ cho thấy tuy đã có nhiều nỗ lực song Xứ ủy Nam Bộ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động và lãnh đạo phong trào kháng chiến trên địa bàn đƣợc phân công phụ trách. Cơ cấu tổ chức nhân sự trải qua nhiều xáo trộn đến cuối năm 1947 mới lập đƣợc Xứ ủy chính thức. Do hoàn cảnh chiến tranh, sinh hoạt của Xứ ủy thƣờng bị đình trệ, những vấn đề cấp bách đều do Thƣờng vụ Xứ ủy quyết định. Tình hình đó làm nảy sinh những hạn chế trong nội bộ Đảng bộ nhƣ hệ thống tổ chức lỏng lẻo, không lãnh đạo đƣợc toàn diện các mặt công tác, nhất là đối với các hội quần chúng, công tác giáo dục lý luận chính trị chƣa đƣợc đề cao đúng mức, liên lạc giữa Đảng trong và ngoài quân đội không đƣợc chặt chẽ. Phạm vi phụ trách của Xứ ủy lại bao gồm cả Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Campuchia, vốn chứa đựng nhiều vấn đề rất hệ trọng, phức tạp và có quan hệ tới cuộc kháng chiến toàn quốc mà việc giải quyết lại vƣợt ra khỏi định chế của một cơ quan lãnh đạo cấp Xứ, trong khi liên lạc với Trung ƣơng chủ yếu thông qua điện đài nên không thể truyền tải đƣợc những vấn đề lớn, dẫn đến việc Trung ƣơng không nắm bắt đƣợc sát sao tình hình Nam Bộ. Cho đến năm 1948, "sự chỉ đạo các Đảng bộ ở xa nhƣ Nam Bộ, Nam Trung Bộ rất là lỏng lẻo (ở một nơi,

Trung ƣơng chỉ giao cho một ủy viên phụ trách), phạm vi giao thông liên lạc chậm trễ, phần vì các Đảng bộ trong đó không cho việc báo cáo kinh thƣờng với Trung ƣơng là một bổn phận"[64, tr.143].

Hoàn cảnh chiến trƣờng Nam Bộ rộng lớn, gay go phức tạp, cách xa Trung ƣơng, nên Trung ƣơng duy trì một cơ quan lãnh đạo riêng đối với Nam Bộ là cần thiết, song cơ chế Xứ ủy ngày càng thể hiện rõ không đáp ứng đƣợc yêu cầu về lãnh đạo cuộc kháng chiến đang phát triển ở Nam Bộ.

Bên cạnh đó, từ năm 1948, trong quá trình chuẩn bị Đại hội toàn Đảng lần thứ II (dự kiến diễn ra năm 1949 song không tiến hành đƣợc) Trung ƣơng Đảng đã có chủ trƣơng chuẩn bị các điều kiện để tách Đảng Cộng sản Đông Dƣơng thành 3 Đảng [134; 135]. Việc chỉ đạo phong trào cách mạng Campuchia đƣợc giao cho Xứ ủy Nam Bộ sẽ chuyển dần sang giúp đỡ phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia, mà trƣớc hết là thành lập một chính đảng vô sản của Campuchia, đòi hỏi phải đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng.

Trong tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ƣơng và Đảng bộ Nam Bộ đã dần dần hình thành chủ trƣơng thành lập một mô hình cơ quan lãnh đạo mới của Đảng, với tầm mức cao hơn, đặt ở Nam Bộ đáp ứng đòi hỏi về lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Trung ƣơng đối với phong trào kháng chiến trên địa bàn này.

Là những ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm trƣớc Đảng về chỉ đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ, có ý thức cao về nguyên tắc tổ chức của Đảng, những đồng chí cán bộ chủ chốt trong Xứ ủy Nam Bộ đã nhận thấy đối với nhiều vấn đề lớn về đoàn kết tôn giáo, về liên minh đảng phái, về nhiệm vụ quốc tế...đòi hỏi phải có chủ trƣơng, giải pháp đúng đắn kịp thời nếu không sẽ ảnh hƣởng bất lợi đối với cuộc kháng chiến trên toàn quốc. Đồng chí Lê Duẩn nói:

Có nhiều việc, nhiều vấn đề xảy ra cấp bách, phải căn cứ vào đƣờng lối chung của Trung ƣơng mà giải quyết cho kịp thời, không thể chờ chỉ thị của Trung ƣơng. Chiến trƣờng Nam Bộ rộng lớn lắm, rất gay go, phức tạp. Có những vấn đề lớn phải có chủ trƣơng giải pháp đúng

đắn, kịp thời, nếu không có thể ảnh hƣớng xấu đến cuộc kháng chiến của toàn quốc[54].

Để thực hiện đƣợc điều đó, Xứ ủy Nam bộ, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, nhƣ Lê Duẩn, Bí thƣ Xứ uỷ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Đức Thuận... đã nhận thấy sự cấp thiết phải nâng cao vai trò, quyền hạn của cơ quan lãnh đạo của Đảng tại Nam Bộ. Trên tinh thần đó, Nghị quyết Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ họp từ ngày 16 đến 20 - 12-1947 đã đi đến một kiến nghị: "Để chỉ huy sát với tình thế, X.U phải đƣợc coi là phần cục của Trung ƣơng nghĩa là phải phụ trách chỉ huy Cao Miên và Nam phần Trung bộ "[62, tr.356].

Tháng 8- 1948, nhận thấy yêu cầu cần tăng cƣờng lãnh đạo trực tiếp phong trào kháng chiến ở Nam Bộ, Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cử một phái đoàn cán bộ cấp cao của Đảng, Chính phủ, gồm 30 ngƣời, do Lê Đức Thọ, Uỷ viên Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng, phụ trách công tác Tổ chức và Dân vận của Trung ƣơng, dẫn đầu, vào Nam Bộ truyền đạt một số chủ trƣơng của Trung ƣơng đối với Nam Bộ, tăng cƣờng lực lƣợng lãnh đạo cho Xứ ủy. Khoảng tháng 5 -1949, đoàn tới cơ quan Xứ uỷ Nam Bộ đóng tại Đồng Tháp Mƣời. Khi phái đoàn của Trung ƣơng Đảng vào, Xứ uỷ và Đoàn công tác đã tiến hành ngay một cuộc họp nhằm đánh giá công tác lãnh đạo của Xứ ủy và toàn Đảng bộ. Tại cuộc họp, đồng chí Lê Duẩn khẳng định những ƣu điểm, đồng thời cũng nghiêm túc phê bình, phân tích rõ những thiếu sót của Xứ uỷ và tiếp thu sâu sắc sự chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng. Vào Nam Bộ một thời gian, mỗi thành viên trong phái đoàn cán bộ cấp cao của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ nhận một công tác khác nhau theo sự phân công của Trung ƣơng và Xứ ủy. Phái đoàn Trung ƣơng và các đồng chí Xứ uỷ đã nhanh chóng tiến hành rà soát lại cán bộ trong các cấp uỷ Đảng trong các Khu uỷ, Tỉnh uỷ, Đặc khu uỷ, nắm lại các đồng chí chủ chốt của các cấp uỷ, tổ chức các trƣờng lớp huấn luận, đào tạo cán bộ cho Nam Bộ. Nhƣ vậy, trên thực tế, với sự hiện hiện của Lê Đức Thọ, hoạt động với tƣ cách là Đặc phái viên của Thƣờng vụ Trung ƣơng, tham gia mọi sinh hoạt của Xứ ủy, rồi làm Phó Bí thƣ Xứ ủy, Trung

ƣơng Đảng đã từng bƣớc tăng cƣờng vai trò chỉ đạo trực tiếp đối với các địa phƣơng Nam Bộ.

Trong quá trình củng cố, chấn chỉnh lại tổ chức, vào tháng 10 - 1949, Xứ ủy Nam Bộ và cán bộ Trung ƣơng công tác tại Nam Bộ đã nêu ý kiến bỏ cấp Xứ ủy thành lập "Phân cục Nam Bộ" trực thuộc Trung ƣơng Đảng. Việc thành lập Phân cục Trung ƣơng ở Nam Bộ nhƣ đề xuất của Xứ ủy Nam Bộ và cán bộ Trung ƣơng công tác tại Nam Bộ là một vấn đề hệ trọng, liên quan đến nguyên tắc tổ chức, nhất là liên quan trực tiếp đến cơ cấu bộ máy và hoạt động của Ban Chấp hành Trung ƣơng và phải do cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn Đảng quyết định. Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân, dự định tiến hành Đại hội Đại biểu toàn Đảng vào năm 1949 không tiến hành đƣợc.

Tháng 2-1951, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra tại Chiêm Hóa-Tuyên Quang vạch ra những đƣờng hƣớng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi lên. Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dƣơng thành 3 Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở 3 nƣớc Việt Nam, Lào, Campuchia; ở Việt Nam, Đảng ra công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam sẽ giúp phong trào cách mạng ở Lào và Campuchia thành lập chính Đảng vô sản ở mỗi nƣớc.

Trên cơ sở những yêu cầu về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Trung ƣơng đối với Nam Bộ, trƣớc những yêu cầu mới của cuộc kháng chiến và công tác quốc tế giúp nhân dân Campuchia, căn cứ nguyên tắc tổ chức chính Đảng vô sản của chủ nghĩa Lênin và những những đặc điểm cụ thể ở Việt Nam, Đại hội đã thông qua Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam, trong đó, Chƣơng thứ VIII, Điều 53 qui định về Cơ quan Trung ương của Đảng, có ghi: "Tuỳ theo sự cần thiết, Ban Chấp hành Trung ƣơng có thể tổ chức các Cục trung ƣơng để chỉ đạo các địa phƣơng xa. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn và cách làm việc của các Cục trung ƣơng sẽ do Ban Chấp hành Trung ƣơng ấn định và thông tri cho các địa phƣơng có quan hệ biết" [66, tr.467].

Căn cứ vào chủ trƣơng và Điều lệ Đảng, chƣa đầy 1 tháng sau Đại hội II, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ƣơng (Khoá II), họp từ ngày 13 đến ngày 16-3-1951, khi bàn về "bộ máy và lề lối làm việc của Trung ương" ra Nghị quyết về việc bãi bỏ Xứ uỷ Nam Bộ và thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam. Nghị quyết Hội nghị qui định nêu rõ cơ cấu nhân sự và phạm vi công tác của Trung ƣơng Cục miền Nam. Theo đó, do đồng chí Lê Duẩn, Bí thứ Xứ ủy đƣơng nhiệm đƣợc Trung ƣơng bầu vào Bộ Chính trị, Bí thƣ Trung ƣơng Đảng và quyết định điều ra Trung ƣơng công tác, nên Trung ƣơng Cục "gồm các uỷ viên Trung ương ở Nam Bộ" là Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp (uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ƣơng Khoá II), Nguyễn Văn Kỉnh (uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ƣơng Khoá II) [66, tr.519-521]. Nhiệm vụ và phạm vi phụ trách của Trung ƣơng Cục đƣợc qui định rõ: "Trung ƣơng Cục miền Nam căn cứ các nghị quyết của Trung ƣơng và Bộ Chính trị mà cụ thể chỉ đạo công tác cho Nam Bộ và bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Cao Miên”[66, tr.519].

Quyết định của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ nhất đã mở đƣờng cho sự ra đời của Trung ƣơng Cục miền Nam.

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)