toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy
Thực hiện chủ trƣơng, nghị quyết của Trung ƣơng Đảng, ngày 27-3-1951, từ Nam Bộ, Lê Đức Thọ gửi điện ra Trung ƣơng về việc dự kiến bố trí, phân công trách nhiệm nhân sự của Phân cục Trung ƣơng ở Nam Bộ nhƣ sau: Lê Đức Thọ: Bí thƣ Phân cục kiêm Chính uỷ Nam Bộ, phụ trách Đảng vụ; Phạm Hùng: Phó Bí thƣ phụ trách chính quyền; Nguyễn Văn Kỉnh: phụ trách Văn phòng Thƣờng vụ Phân cục; Ung Văn Khiêm: phụ trách Mặt trận; Hà Huy Giáp: phụ trách Tuyên huấn. Bức điện nêu rõ chủ trƣơng của Đảng bộ Nam Bộ chia Nam Bộ thành 2 khu: Khu miền Đông, Khu miền Tây và Đặc khu Sài- Chợ [201].
Tháng 5-1951, Trung ƣơng Cục miền Nam tiến hành Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội II của Đảng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ
nhất Ban Chấp hành Trung ƣơng. Do yêu cầu chỉ đạo kháng chiến, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục ở lại Nam Bộ một thời gian nên thành phần Trung ƣơng Cục gồm 6 Uỷ viên Trung ƣơng: Đồng chí Lê Duẩn-Bí thƣ; Lê Đức Thọ-Phó Bí thƣ; Phạm Hùng; Nguyễn Văn Kỉnh; Ung Văn Khiêm; Hà Huy Giáp. Nguyễn Văn Kỉnh đƣợc giao trọng trách thay mặt Trung ƣơng Cục ký tên các giấy tờ và lấy bí danh là Trung Nam. Trung ƣơng Cục miền Nam đóng cơ quan ở Khu 9 (miền Tây Nam Bộ), chỉ đạo trực tiếp các cơ quan cấp Nam Bộ và Bộ Tƣ lệnh Quân khu 9.
Ngày 7- 6-1951, Trung ƣơng Cục miền Nam ra "Thông cáo số 1" tuyên bố bãi bỏ Xứ uỷ Nam Bộ và thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam . Cũng theo Thông cáo này, Trung ƣơng Cục miền Nam có nhiệm vụ chính là thực hiện mọi đƣờng lối, chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng nhằm lãnh đạo, chỉ đạo các Đảng bộ Nam Bộ và Cao Miên phát triển sâu rộng thực lực cách mạng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi cuối cùng.
Các bộ phận giúp việc của Trung ƣơng Cục miền Nam đƣợc kiện toàn trên cơ sở các ban chuyên môn giúp việc của Xứ uỷ Nam Bộ xây dựng từ trƣớc, sau đó thành lập thêm và điều chỉnh: Phòng Tổng hợp, Ban Khảo huấn giáo dục, Ban Tuyên huấn, Ban Tổ chức (gồm ban Kiểm tra và Ban Đảng vụ), Ban Kinh tế tài chính, các tiểu ban Miên-Lào, Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận và Văn phòng.
Để thuận tiện trong việc chỉ đạo bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Campuchia, giúp bạn thành lập một chính Đảng theo chủ trƣơng của Đại hội II, Trung ƣơng Cục miền Nam tiếp tục kiện toàn Ban Cán sự toàn Miên (lập năm 1950) và các Ban Cán sự Miền. Ban Cán sự toàn Miên đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ƣơng Cục miền Nam, gồm 16 thành viên, có cả ngƣời Việt và Miên [198].
Trong nhiều văn bản ban hành, tên Trung ƣơng Cục miền Nam còn đƣợc là Phân Cục Trung ƣơng miền Nam. Để đảm bảo tính nhất quán, tác giả luận văn sử dụng tên gọi đã đƣợc xác định tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa II là "Trung ương Cục miền Nam".
Làm Bí thƣ Trung ƣơng Cục miền Nam một thời gian, theo sự phân công điều động của Trung ƣơng Đảng, tháng 5-1952, đồng chí Lê Duẩn ra Trung ƣơng công tác. Thành phần nhân sự và phân công trong Trung ƣơng Cục đƣợc sắp xếp lại. Trung ƣơng Cục miền Nam còn lại 5 "Trung ủy": Lê Đức Thọ, Phó Bí thƣ lên làm Bí thƣ Trung ƣơng Cục miền Nam, trực tiếp phụ trách công tác Đảng vụ, Chính uỷ kiêm Tƣ lệnh Nam Bộ thay Lê Duẩn, đúng nhƣ dự kiến nhân sự của Xứ uỷ Nam Bộ đệ trình lên Trung ƣơng Đảng trƣớc đó. Đồng chí Phạm Hùng làm Phó Bí thƣ phụ trách công tác chính quyền, kinh tế tài chính, đồng chí Hà Huy Giáp phụ trách tuyên huấn, đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh phụ trách Văn phòng Trung ƣơng Cục.
Ngày 27 - 7 - 1952, tại Hội nghị thƣờng lệ, Trung ƣơng Cục miền Nam thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi lề lối làm việc của Trung ƣơng Cục. Theo nghị quyết này, sự phân công trách nhiệm của đồng chí "Trung ủy" nhƣ sau: Lê Đức Thọ - Bí thƣ Xứ ủy Nam Bộ; Phạm Hùng-Phó Bí thƣ, phụ trách miền Đông; Ung Văn Khiêm phụ trách chính quyền và kinh tế-tài chính; Hà Huy Giáp phụ trách Tuyên huấn; Nguyễn Văn Kỉnh phụ trách Văn phòng Trung ƣơng Cục [67, tr.414].
Nghị quyết Hội nghị qui định chế độ sinh hoạt nhƣ sau: hàng tháng Trung ƣơng Cục miền Nam tiến hành Hội nghị thƣờng lệ; ngoài các Ủy viên Trung ƣơng Cục, Hội nghị sẽ có sự tham dự của 3 đại biểu đƣợc mời: là đồng Nguyễn Văn Nguyễn (đại diện Tuyên huấn), Phạm Văn Bạch (đại diện Chính quyền) và Nguyễn Văn Vịnh (đại diện Quân sự). Hội nghị của Uỷ ban Nam Bộ cũng sẽ tiến hành họp sau khi Hội nghị Trung ƣơng Cục kết thúc.
Trong Hội nghị thƣờng lệ của Trung ƣơng Cục miền Nam, các đồng chí Trung ủy phải báo cáo công tác của ngành mình phụ trách; nêu các vấn đề cần giải quyết; thảo luận những chỉ thị, nghị quyết của Trung ƣơng và đặt kế hoạch thi hành. Theo sự phân công của Hội nghị và phạm vi trách nhiệm công tác, Lê Đức Thọ chịu trách nhiệm về những chỉ thị, báo cáo có tính chất quan trọng, những chỉ thị, báo cáo về quân sự và Đảng vụ; Ung Văn Khiêm chịu trách nhiệm về những chỉ thị, báo cáo về chính quyền; Hà Huy Giáp chịu trách nhiệm về những chỉ thị, báo cáo về Tuyên huấn; Nguyễn Văn Kỉnh chịu trách nhiệm về những chỉ thị, nghị quyết,
báo cáo về kế hoạch thƣờng. Trung ƣơng Cục miền Nam yêu cầu các Bí thƣ và các trƣởng ngành chuyên môn phải tự mình làm dự án, báo cáo và phải đƣợc tập thể thông qua.
Để nắm sát tình hình, có những chỉ đạo cụ thể đối với từng địa phƣơng, Trung ƣơng Cục qui định các tỉnh ủy phải phối hợp với ủy ban tỉnh làm báo cáo chung gửi về Trung ƣơng Cục miền Nam và Ủy ban Nam Bộ theo định kỳ hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm; phải chú trọng báo cáo những vấn đề đặc biệt và tổng kết từng vấn đề; những vấn đề gấp báo cáo tóm tắt bằng điện. Ngoài báo cáo gián tiếp bằng văn bản theo con đƣờng công văn, Trung ƣơng Cục yêu cầu một số tỉnh phải trực tiếp đến báo cáo Trung ƣơng Cục- Ủy ban Nam Bộ. Theo đó, các tỉnh miền Tây nhƣ Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Châu Hà cứ 3 tháng báo cáo trực tiếp 1 lần; Vĩnh Trà 6 tháng 1 lần; các tỉnh miền Đông, gồm: Sài Gòn, Bến Tre, và bộ phận Cao Miên thì cứ 1 năm về báo cáo trực tiếp 1 lần.
Đồng thời, Trung ƣơng Cục miền Nam yêu cầu các đồng chí Trung ủy, Ủy ban Nam Bộ và các ngành chuyên môn "phải thường xuyên xuống dự các cuộc hội nghị của tỉnh và liên lạc chặt chẽ với các Tỉnh ủy"[67, tr.415].
Cùng với kiện toàn về tổ chức, bộ máy và xác định rõ qui chế, lề lối làm việc, trên cơ sở tuân thủ các nghị quyết của Trung ƣơng và Bộ chính trị, Trung ƣơng Cục miền Nam đã khẩn trƣơng chỉ đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ và bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Campuchia.
Quá trình chuẩn bị thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam đƣợc tiến hành cẩn trọng, vừa có sự chỉ đạo của Trung Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đồng chí hoạt động lâu dài trong Xứ ủy Nam Bộ.