Thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp đỡ nhân dân Campuchia kháng chiến

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 99 - 103)

2.1.6. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp đỡ nhân dân Campuchia kháng chiến chiến

Tại Đại hội II năm 1951, Đảng quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dƣơng thành Đảng Lao động Việt Nam và thành lập ở mỗi nƣớc một Đảng riêng, có Mặt trận, quân đội riêng. Nghị quyết Đại hội ghi rõ: “Đảng Lao động Việt Nam có nghĩa vụ giúp đỡ các đồng chí và những tổ chức cách mạng Miên, Lào để họ lãnh đạo cuộc kháng chiến của hai dân tộc ấy giành lấy thắng lợi cuối cùng” [65, tr.420-421]. Ngay khi thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam, Trung ƣơng Đảng Lao động Việt Nam giao trọng trách cho Trung ƣơng Cục miền Nam căn cứ vào các nghị quyết của Trung ƣơng và Bộ Chính trị trực tiếp lãnh đạo “ bộ phận Đảng

Lao động Việt Nam ở Cao Miên” giúp nhân dân Campuchia lãnh đạo phong trào kháng chiến [65, tr.519].

Từ thực tiễn hoạt động ở Campuchia, tổ chức Đảng nêu vấn đề có nên tách quân tình nguyện Việt Nam, đảng viên Đảng Lao động Việt Nam khỏi hệ thống chính trị và quân sự của nhân dân Campuchia hay không và xin ý kiến chỉ đạo của Trung ƣơng Cục miền Nam. Trung ƣơng Cục miền Nam nêu rõ quan điểm chỉ đạo nhƣ sau: “Trong khi phong trào cách mạng Cao Miên còn non kém, cán bộ còn non nớt, quân đội tình nguyện Việt Nam cũng nhƣ cán bộ và đồng chí đảng viên Lao động Việt Nam chƣa nên tách khỏi hệ thống quân sự và chính trị của nhân dân Cao Miên”[199, tr.12].

Từ quan điểm đúng đắn đó, trên cơ sở kế thừa những thành tựu công tác lãnh đạo kháng chiến ở Campuchia của Xứ ủy Nam Bộ, ngày 28- 6-1951, Trung ƣơng Cục miền Nam chỉ đạo Ban Cán sự Cao Miên (lập tháng 3-1950) tiến hành Hội nghị toàn Miên lần thứ hai, tại Bình An, Kiên Lƣơng, tỉnh Hà Tiên (này là tỉnh Kiên Giang), đề ra nhiệm vụ cụ thể cho chiến trƣờng Campuchia; chỉnh đốn các tƣ tƣởng sai lạc, về tác phong; phát triển thêm chính sách mặt trận rộng rãi, chuyển hƣớng công tác mạnh hơn xuống các khum, phum (thôn, xã). Về quân sự, đến cuối năm 1951, phƣơng châm chiến lƣợc du kích chiến tranh là chính, vận động chiến là phụ trợ đã dần đƣợc thông suốt trong đội ngũ lãnh đạo ở Campuchia; công tác phát triển chiến tranh du kích theo quan điểm của Hồ Chí Minh đƣợc chấp hành. Về nhiệm vụ xây dựng Đảng, Hội nghị ra nghị quyết về

Củng cố Đảng bộ Cao Miên, tiến tới xây dựng Đảng Nhân dân cách mạng Khơme. Gần 1 tháng sau, tại cuộc họp lần thứ nhất (từ ngày 20 đến 28-7), Ban Cán sự toàn Miên chỉ định thành lập Ban vận động thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Khơme, gồm: Sơn Ngọc Minh (Acha Miên, Kim Biên), Tousamouth, Sieu Heng, Chansmay, Keo Moni [198]. Ngày 28-6-1951 được xác định làm ngày thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia.

Đầu năm 1952, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Trung ƣơng Cục miền Nam, Bộ Tƣ lệnh Nam Bộ ra Nghị quyết quân sự toàn Nam Bộ, nhấn mạnh nhiệm

vụ giúp lực lƣợng vũ trang và nhân dân Campuchia phát triển phong trào kháng chiến, vƣơn lên tự đảm đƣơng cuộc kháng chiến của dân tộc mình.

Nam Bộ phải đối phó với địch trên một chiến trƣờng địch mạnh hơn ta và tự bản thân chƣa giải quyết đƣợc những khó khăn mà còn phải gánh vác chiến trƣờng Cao Miên, vì vậy phải ra sức phát triển phong trào cách mạng Cao Miên để Cao Miên tiến lên tự đảm nhận lấy phần chính yếu trong công cuộc giết giặc cứu nƣớc để nhẹ phần gánh vác cho ta. Muốn mau đƣợc nhƣ vậy, Nam Bộ phải đi sát với chiến trƣờng Cao Miên, hƣớng dẫn, lãnh đạo kịp thời và phổ biến mau chóng những kinh nghiệm ở chiến trƣờng Nam Bộ[53].

Đƣợc sự chỉ đạo sâu sát của Trung ƣơng Cục miền Nam, Hội nghị Thƣờng vụ Ban cán sự toàn Miên, tổ chức từ ngày 20 đến 23 - 2 - 1952, phân tích rõ tình hình tổ chức, trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu kháng chiến của nhân dân Campuchia. Trung ƣơng Cục miền Nam quán triệt Ban Cán sự Cao Miên nhận thức rõ những vấn đề quan trọng trong việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến của nhân dân Campuchia cũng nhƣ giải quyết mối quan hệ chặt chẽ giữa hai Đảng, hai dân tộc trong sự nghiệp chung. Trung ƣơng Cục miền Nam chỉ đạo chỉnh đốn về hình thức tổ chức và lề lối làm việc của tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Nguyên tắc căn bản là: “Cán bộ Việt thực lòng dìu dắt xây dựng cán bộ Miên làm được nhiệm vụ cách mạng Miên cốt tử do người Miên làm”. Trong lề lối làm việc, phải tôn trọng và đề cao sáng kiến của đồng chí Miên; tránh áp đặt nhằm giúp bạn nâng cao trình độ, khả năng công tác.

Trƣớc những vƣớng mắc, lúng túng trong tƣ tƣởng về tính chất, nhiệm vụ của bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Campuchia (sau khi tiếp nhận Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng về việc Đảng Cộng sản Đông Dƣơng tách thành 3 đảng: Đảng Lao động Việt Nam, Đảng nhân dân Miên, Đảng nhân dân Lào), tại Hội nghị Trung ƣơng ƣơng Cục miền Nam, Ban cán sự toàn Miên với một số cán bộ Miên, Việt tổ chức tháng 9-1952, Trung ƣơng Cục miền Nam nêu rõ:

Đảng bộ Cao Miên hiện nay bao gồm cả các đồng chí Miên lẫn Việt, nó là bộ phận của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng biến hoá ra để thực sự nhập thân vào nhân dân Cao Miên, tiến hành cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Cao Miên, lần lần xây dựng về mọi mặt, nhất là xây dựng cho nhân dân Cao Miên có đƣợc một chính Đảng cho dân tộc mình là Đảng Nhân dân cách mạng Cao Miên, thực sự giải quyết các vấn đề dân tộc theo chủ nghĩa Mác- Lénine...[199, tr.16].

Trung ƣơng Cục xác định rõ bộ phận lãnh đạo của Đảng ở Campuchia mang tính chất là Đảng của dân tộc và nhân dân Campuchia, vì đƣờng lối của nó là đƣờng lối giải phóng dân tộc Campuchia, theo lập trƣờng của giai cấp vô sản, dựa trên nền tảng nhân dân Campuchia; là đại diện cho giai cấp vô sản Việt Nam và Campuchia để thực hiện hai nhiệm vụ: Xây dựng Đảng Nhân dân cho dân tộc và nhân dân Campuchia với Đảng bộ Việt kiều của Đảng Lao động Việt Nam ở Campuchia; Xây dựng và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Campuchia, một bộ phận của phong trào giải phóng dân tộc Việt - Miên -Lào và là một bộ phận của phong trào giải phóng của giai cấp vô sản Miên- Việt- Lào. Tổ chức Đảng ở Campuchia phải giữ vững nguyên tắc của Đảng, đặt hoàn toàn dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng mà trực tiếp là Trung ƣơng Cục miền Nam.

Từ sau Hội nghị cán bộ toàn Miên lần thứ hai, đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ƣơng Cục miền Nam, đội ngũ cán bộ của Đảng bộ Cao Miên, công tác lãnh đạo kháng chiến ở Campuchia đều có sự trƣởng thành, tiến bộ về nhiều mặt. Tổ chức Đảng ở Campuchia đƣợc khôi phục, củng cố và phát triển nhiều cơ sở đảng trong nhân dân Campuchia, cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tại thời điểm tháng 5 - 1952, ở Campuchia có 257 chi bộ với tổng số 4925 đảng viên, trong đó có 1596 đồng chí ngƣời Miên, 3267 đồng chí Việt; có 750.000 quần chúng có tổ chức, trên 1500 000 đồng bào trong các khu căn cứ du kích và khu du kích [199, tr.7, 29].

Sự giúp đỡ của Trung ƣơng Cục miền Nam đối với phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia phát triển, đặc biệt là từng bƣớc hình thành một chính Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin ở Campuchia. Trong “Báo cáo về tình hình Đảng

bộ Cao Miên”, ngày 5-7-1953, Ban Cán sự toàn Miên nhận định: “Đảng bộ tiến thêm đƣợc một nấc, biết đi sát xuống chiến trƣờng bên dƣới để khôi phục, củng cố và phát triển cơ sở nhân dân, cải thiện sinh hoạt cho nhân dân và tổ chức cho nhân dân chiến đấu du kích, từ dƣới lên trên mà từ trong dân tộc ra...; quan hệ Việt - Miên đƣợc cải tiến” [199,tr.6]

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 99 - 103)