Lãnh đạo đấu tranh sau Hiệp định Giơnevơ, chuyển hướng phong trào cách mạng Nam Bộ (từ tháng 7 đến cuối năm 1954)

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 110 - 119)

phong trào cách mạng Nam Bộ (từ tháng 7 đến cuối năm 1954)

2.2.2.1. Lãnh đạo công tác chuyển quân, tập kết

Những thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và nhân dân hai nƣớc Lào, Campuchia trong 9 năm kháng chiến, đặc biệt là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (21- 7- 1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dƣơng, tôn trọng nên độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân 3 nƣớc. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, tuân thủ những qui định của Hiệp định Giơnevơ, Đảng tiến hành lãnh đạo chuyển quân, tập kết lực lƣợng vũ trang cách mạng ra miền Bắc.

Lãnh đạo chuẩn bị và tiến hành chuyển quân tập kết là một trong những công tác trọng tâm lớn, đòi hỏi sự nỗ lực cao nhất của Trung ƣơng Cục miền Nam và các cấp uỷ Đảng ở Nam Bộ. Tiến hành trong hoàn cảnh hết sức phức tạp, Trung ƣơng

Cục miền Nam ban hành một số chỉ thị chỉ đạo các cấp uỷ lãnh đạo chặt chẽ, triệt để giữ bí mật những vấn đề liên quan đến kế hoạch chuyển quân tập kết, tuyệt đối giữ bí mật danh sách cán bộ, đảng viên ra Bắc hay ở lại miền Nam, nhằm đảm bảo cho thành công của công tác chuyển quân đồng thời đảm bảo an toàn cho cán bộ đảng viên hoạt động sau này.

Đối với các đồng chí tự nguyện ở lại địa phƣơng công tác, Trung ƣơng Cục miền Nam đồng ý và chỉ thị cho các tỉnh Vĩnh Trà, Bến Tre, khu vực tập kết Cà Mau sắp xếp tạo điều kiện để cán bộ ở lại có thể bám sát dân, hoạt động trong hoàn cảnh đấu tranh chính trị sắp tới.

Thực hiện Hiệp định đình chiến, lực lƣợng vũ trang của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuyển về khu vực tập kết tại Hàm Tân, Cà Mau, Đồng Tháp, chuẩn bị chuyển quân ra Bắc.

Trong khi thi hành chủ trƣơng tập kết của Đảng, nhiều cấp uỷ Đảng đã buông lơi lãnh đạo, xuất hiện tƣ tƣởng sai lầm nhƣ cho rằng việc đi tập kết là “để chạy giặc, để hưởng lợi lộc cá nhân”[183;184]. Những sai lầm đó đã gây những ảnh hƣởng đến các tổ chức cơ sở xã, huyện. Ở Long Châu Hà, nhiều xã có tới 50 cán bộ đi tập kết. Nhiều cán bộ các tỉnh vùng du kích tạm bị chiếm tản cƣ ở vùng căn cứ Bạc Liêu đòi đi tập kết. Có hiện tƣợng cán bộ bán nhà cửa, ruộng vƣờn để đƣa gia đình ra Bắc,... Ở các địa phƣơng, việc bàn tán, đồn đại tên những cán bộ đi, ở và những việc liên quan đến kế hoạch chuyển quân diễn ra phổ biến, có nguy cơ làm lộ bí mật, trong khi địch đã tung nhiều gián điệp vào vùng tập kết, điều tra số cán bộ ở lại, nhằm tiêu diệt, phá hoại tổ chức Đảng sau này.

Trƣớc tình hình đó, trong tháng 5 đến tháng 9 -1954, Trung ƣơng Cục ra nhiều chỉ thị chấn chỉnh những sai lầm của các cấp uỷ địa phƣơng. Đồng thời, Trung ƣơng Cục nhắc nhở các tỉnh uỷ kiên quyết nắm vững và thi hành các công tác trọng tâm, trong đó, nhiệm vụ trƣớc hết là thực hiện chuyển hƣớng về tổ chức. Trung ƣơng Cục yêu cầu các tỉnh uỷ:

Củng cố các chi uỷ bí mật, chi uỷ nắm vững các tiểu tổ nòng cốt của chi bộ Đảng ở cơ sở, chú trọng các đảng viên thành phần bần, cố,

trung nông để làm rƣờng cột đấu tranh. Tỉnh uỷ viên tạm thời đi xuống huyện giúp đỡ các huyện uỷ. Nắm vững các tiểu tổ nòng cốt trong các tổ chức quần chúng của Đảng ở xã làm trung tâm cho công tác tổ chức. Về hình thức tổ chức: biến các tổ chức quần chúng của ta thành những hình thức tổ chức biến tƣớng đƣợc hoạt động công khai hợp pháp và bán hợp pháp[189].

Tiếp đó, ngày 23-10-1954, Trung ƣơng Cục miền Nam ra Nghị quyết số 13/NQ-TWC, Nghị quyết Tổ chức Đảng uỷ chuyển quân và tổ chức Đảng trong các lực lượng Dân Chính Đảng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; quán triệt cán bộ đảng viên nhận thức rõ cuộc chuyển quân ra Bắc là một cuộc chuyển quân qui mô, khó khăn, phức tạp, nhận rõ trách nhiệm và quyết tâm hoàn thành thắng lợi việc chuyển quân tập kết. Tại khu vực chuyển quân 200 ngày Cà Mau, sau khi xem xét kỹ về đạo đức và năng lực công tác của cán bộ, Trung ƣơng Cục miền Nam ra Chỉ thị quyết định tổ chức Đảng uỷ chuyển quân khu vực Cà Mau.

Tổ chức này có nhiệm vụ lãnh đạo cuộc chuyển quân của toàn khu vực Cà Mau ra Bắc và chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc Trung ƣơng Cục miền Nam. Thành phần Đảng uỷ gồm đồng chí: Dƣơng Quốc Chính, Phó Bí thƣ, Tƣ lệnh Phân Liên khu miền Tây; các đồng chí Nguyễn Chánh và Bùi Văn Dự, uỷ viên Ban tập kết Quân Dân Chính Phân Liên khu miền Tây [211].

Tổ chức Đảng uỷ chuyển quân tỉnh đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ chuyển quân Khu, chịu trách nhiệm lãnh đạo chuyển quân trong phạm vi tỉnh. Thành phần của Đảng uỷ chuyển quân tỉnh gồm có Trung đoàn uỷ và 1 đồng chí trong lực lƣợng Dân Chính Đảng tập kết theo trung đoàn. Nhân sự cụ thể của Đảng uỷ sẽ do các tỉnh đề nghị, Đảng uỷ Khu đồng ý và phải đƣợc Trung ƣơng Cục miền Nam duyệt y.

Trung ƣơng Cục miền Nam qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các tổ chức Đảng uỷ chuyển quân: Chỉ chịu trách nhiệm lãnh đạo về mặt chuyển quân, còn việc xây dựng lực lƣợng hoàn toàn thuộc về Quân khu uỷ và Bộ Tƣ lệnh, các Quân đoàn uỷ và Ban chỉ huy trung đoàn. Tất cả các lực lƣợng Quân Dân Chính sau khi

biên chế thành đơn vị và các đồng chí trong đại đội đƣợc tổ chức thành 1 chi bộ; nếu có nhiều chi bộ thì có Liên chi lãnh đạo chung.

Những chỉ đạo chặt chẽ của Trung ƣơng Cục đã góp phần làm cho công tác chuyển quân tập kết diễn ra thành công.

2.2.2.2. Đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ nhân dân

Sau khi Hội nghị Giơnevơ về vấn đề đình chiến ở Việt Nam, Lào và Campuchia, lập lại hoà bình ở Đông Dƣơng đƣợc ký kết, ngày 6- 9-1954, Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng ra Nghị quyết Về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn hiện tại là:

Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hoà bình, thực hiện tự do dân chủ.... cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập. Đồng thời phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn áp phá cơ sở của ta và quần chúng cách mạng, chống những hành động tiến công của địch, nguỵ, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành đƣợc trong thời kỳ kháng chiến, nhất là ở những vùng căn cứ địa và cùng du kích cũ của ta [69, tr.287].

Khẩu hiệu đấu tranh của miền Nam là “Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”; thực hiện chính sách Mặt trận thống nhất rộng rãi để mở rộng ảnh hƣởng, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình rộng lớn cả trong nƣớc và quốc tế.

Ngày 6 - 10 - 1954, Ban Bí thƣ Điện gửi Trung ƣơng Cục miền Nam nhận định về tình hình và chủ trƣơng công tác mới ở Nam Bộ, nêu rõ mâu thuẫn Pháp- Mỹ, xung đột giữa các tập đoàn tay sai thân Pháp, thân Mỹ, Trung ƣơng Cục miền Nam phải có sách lƣợc lợi dụng mâu thuẫn của địch, vận động thành lập một chính phủ ít thân Mỹ, tập trung đấu tranh chống Mỹ, đánh đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm.

Hai tháng sau, trong Điện gửi Trung ƣơng Cục miền Nam ngày 6-12-1954, (trả lời Điện của Trung ƣơng cục miền Nam về một số vấn đề phân hoá, xác định kẻ

thù ở Nam Bộ, ngày 18 -11), Ban Bí thƣ nhấn mạnh: Trong tuyên truyền, nêu khẩu hiệu “Chống đế quốc Mỹ, những phần tử thân Pháp phá hoại Hiệp định đình chiến và bè lũ tay sai của chúng”, song cần thu hẹp diện đả kích, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ để tranh thủ phân hoá kẻ thù, khơi thêm mâu thuẫn địch đồng thời tạo thuận lợi tranh thủ quan hệ kinh tế, văn hoá và ngoại giao với nƣớc Pháp...

Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, theo nguyện vọng của đồng chí Lê Duẩn và đƣợc sự đồng ý của Trung ƣơng Đảng, Lê Duẩn ngay lập tức trở vào Nam Bộ. Cuối tháng 6-1954, Đồng chí cùng đoàn cán bộ Nam Bộ từ Chiến khu Việt Bắc vào đến Chiến khu Đ (miền Đông Nam Bộ), chuyển lời thăm hỏi ân cần của Trung ƣơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tới quân dân Nam Bộ. Đồng chí chỉ thị cho quân và dân Nam Bộ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.

Tại Nam Bộ, phát huy tinh thần bám sát thực tiễn, chủ động, linh hoạt trong lãnh đạo đấu tranh, 6 ngày sau khi Hiệp định đình chiến và lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dƣơng đƣợc ký kết, Trung ƣơng Cục miền Nam đã ban hành Chỉ thị số 1/CT-GN về Tuyên truyền, giải thích và vận động nhân dân, cán bộ, quân đội phấn khởi chào mừng thắng lợi vĩ đại Giơnevơ và cương quyết phấn đấu để bảo đảm thực hiện các hiệp định đình chiến. Chỉ thị yêu cầu các cấp uỷ "mau lẹ, khẩn cấp và hỏa tốc" tuyên truyền trong nhân dân, trong bộ đội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng nhằm mục đích làm cho toàn Đảng, quân đội và nhân dân thống nhất nhận định và hành động trƣớc tình hình mới, gây không khí phấn khởi tin tƣởng và đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh thi hành Hiệp định [174].

Công tác tƣ tƣởng cũng là một vấn đề khó khăn của Nam Bộ trong thời điểm này. Trung ƣơng Cục miền Nam chỉ đạo các cấp ủy Đảng chú ý tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, đảng viên, nhân dân thông suốt lập trƣờng tƣ tƣởng về việc chọn vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, lập trƣờng của ta trƣớc sau nhƣ một là kiên quyết đấu tranh để tiến tới thống nhất đất nƣớc. Bên cạnh đó, hết sức chú ý chống các tƣ tƣởng sai lầm nhƣ lạc quan quá mức, dẫn đến thiếu cảnh giác âm mƣu địch,

chống tƣ tƣởng cầu an, lo bảo toàn tính mạnh mà không kiên quyết đấu tranh; chống tƣ tƣởng cục bộ địa phƣơng.

Dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng Cục miền Nam, các tỉnh uỷ đã tổ chức, chỉ đạo chính quyền và các đoàn thể, nhân dân khắp nơi rầm rộ mít tinh, biểu tình mừng thắng lợi. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đông tới 500 - 700 ngƣời, thậm chí tới hàng chục nghìn ngƣời đã diễn ra trong vùng quân đội liên hiệp Pháp tạm đóng, điển hình là ở Gò Công có tới 30 000 ngƣời.

Trƣớc phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ, rầm rộ của nhân dân, quân đội Pháp đã ngang nhiên đàn áp dã man nhƣ ở Củ Chi, Sài Gòn-Chợ Lớn, Gò Công, Vĩnh Trà, Bến Tre...Nhận thấy các cuộc biểu tình của nhân dân diễn ra ở gần nơi quân Pháp đóng quân bị chúng đàn áp, để bảo vệ an toàn cho nhân dân, giữ gìn lực lƣợng cho đấu tranh sau này, Trung ƣơng Cục miền Nam chỉ thị các tỉnh uỷ không nên tổ chức biểu tình, mít tinh, treo cờ gần nơi quân Pháp đồn trú, tránh bị địch đàn áp. Vì “Lúc này là chúng ta đƣơng chuyển hƣớng phong trào. Chúng ta cần bảo tồn lực lƣợng, củng cố cơ sở, nuôi dƣỡng tinh thần của nhân dân và đề phòng âm mƣu khiêu khích, phá hoại của bọn hiếu chiến” [174].

2.2.2.3. Bố trí lại lực lượng, chuẩn bị chuyển vào hoạt động bí mật, bảo vệ tổ chức Đảng và lực lượng cách mạng

Trong và sau khi ta chuyển quân tập kết, trên những địa bàn Pháp chiếm đóng về quân sự, tình hình rất khó khăn phức tạp, nhất là vấn đề tổ chức; chúng ráo riết thực hiện mọi hoạt động nhằm "hạn chế, làm yếu, cuối cùng tiêu diệt ta". Ngày 12 - 9 - 1954, Ban Tổ chức Trung ƣơng chỉ thị cho Ban Tổ chức Trung ƣơng Cục miền Nam về một số vấn đề cần lƣu ý trong công tác tổ chức, nhằm bảo vệ, giữ gìn, phát triển cơ sở của ta, trong đó lƣu ý việc tổ chức bộ máy để lại Nam Bộ phải gọn để tránh địch phát hiện; cân nhắc kỹ lƣỡng khi cho các tổ chức, cán bộ hoạt động công khai, phải bảo đảm bí mật, bảo toàn lực lƣợng; chƣa nên phát triển Đảng, nơi nào thật cần thiết cũng chỉ nên kết nạp ít và thận trọng; tổ chức Đảng hoạt động bí mật; tổ chức quần chúng thì hết sức lợi dụng hình thức công khai và bán công khai [42]

Quán triệt sự chỉ đạo của Trung ƣơng về công tác tổ chức, song song với chuyển quân tập kết, Trung ƣơng Cục miền Nam chỉ thị các tỉnh ủy kiên quyết nắm vững và nỗ lực thi hành các công tác trọng tâm: Chuyển hƣớng tổ chức, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân.[179; 183].

Về chuyển hướng tổ chức, Trung ƣơng Cục miền Nam ra Chỉ thị số 46/CT- TWC, ngày 18-8-1954, yêu cầu các tỉnh tập trung thực hiện một số khâu công tác cấp bách để kịp thời chuyển hƣớng hoạt động của cả tổ chức Đảng và quần chúng; có kế hoạch bảo vệ, duy trì tổ chức Đảng và quần chúng trong vùng địch chiếm đóng. Khâu quan trọng trƣớc hết là củng cố các chi ủy bí mật, nắm vững các tiểu tổ nòng cốt của các chi bộ, coi trọng thành phần đảng viên là bần, cố, trung nông. Các tỉnh ủy đặc biệt chú trọng củng cố các xã căn cứ của huyện, tỉnh để làm chỗ đứng chân lãnh đạo phong trào. Các Liên Khu ủy đôn đốc, kiểm tra toàn bộ công tác này và chịu trách nhiệm trƣớc Trung ƣơng Cục miền Nam.

Đối với công tác bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân: Tại một số vùng Cao Đài, Hòa Hảo, sau khi bộ đội rút đi, một số lãnh tụ đạo giáo tổ chức hoạt động chống phá cách mạng, giết hại nhân dân.Trung ƣơng Cục miền Nam chỉ đạo các Tỉnh ủy phải hết sức chú ý đề phòng những hoạt động khủng bố nhằm mục đích tiêu hao lực lƣợng cốt cán của ta, cần "biết tránh và biết ở”. Phải hết sức thận trọng, tuyệt đối không đƣợc để bộc lộ lực lƣợng tổ chức Đảng và quần chúng, đề phòng mọi mƣu mô khiêu khích của địch, không hoang mang sợ sệt, không manh động. Tại những nơi địch lập ngụy quyền xã, cần vận động nhân dân đấu tranh đòi thi hành bầu cử chính quyền hoặc đƣa ngƣời của ta vào nắm ngụy quyền. Trong tình hình địch khủng bố, tàn sát, cƣớp bóc nhân dân, cần vận dụng những hình thức đấu tranh nhẹ nhàng, hợp pháp nhằm bảo vệ tính mạng tài sản nhân dân; giữ gìn trật tự, an ninh cho nhân dân, lấy xóm ấp làm cơ sở tranh đấu.

Trung ƣơng Cục miền Nam nhấn mạnh: đây là giai đoạn chuyển biến từ hình thức đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, nên quần chúng, đảng viên còn nhiều lúng túng; trong khi địch luôn thực hiện âm mƣu khủng bố, khiêu khích, gây rất nhiều khó khăn cho ta. Vì vậy, các tỉnh ủy phải hết sức theo dõi, nắm sát tình hình, những biến chuyển trong tƣ tƣởng của cán bộ, nhân dân, đi sát quyền

lợi, nguyện vọng của nhân dân để đề ra khẩu hiệu đấu tranh và cách thức tổ chức đấu tranh cho phù hợp và đạt hiệu quả, tránh lãnh đạo theo ý muốn chủ quan. Trong lãnh đạo đấu tranh, phải thấm nhuần và nắm vững phƣơng châm "kiên nhẫn, thận trọng, cảnh giác, trƣờng kỳ, gian khổ nhất định thắng lợi".

Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi nhƣng cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mới hoàn thành trên nửa nƣớc, từ vĩ tuyến 17

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Trang 110 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)