III/ Hiệu quả kinh doanh vận tải của Vosco
1/ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải
Trong kinh doanh vận tải biển, kết quả doanh thu và lợi nhuận luôn gắn liền với sản lợng vận tải hàng hoá. Nhng xét về ý nghĩa thì sản lợng vận tải hàng hoá là thể hiện năng lực vận tải còn kết quả doanh thu và lợi nhuận lại thể hiện năng lực kinh doanh và trình độ quản lý của công ty đó. Do đó để có thể đánh giá đợc hiệu quả trong kinh doanh vận tải biển, việc nghiên cứu kết quả doanh thu và lợi nhuận nhằm có đợc những kết luận xác đáng làm cơ sở nghiên cứu các giải pháp hợp lý và khắc phục những khó khăn còn tồn tại là rất cần thiết đối với Vosco khi kinh doanh trên thị trờng vận tải biển. Kết quả doanh thu vận chuyển hàng hoá của Vosco trong 10 năm từ 1993 đến 2002 đợc thể hiện trong bảng sau:
Năm
Doanh thu vận
tải (tỉ đồng) Tăng trởng(%) tổng doanh thu Tỉ trọng trong (%) 1993 321,5 kỳ gốc 100 1994 295,2 -8,2 97,5 1995 331,7 12,4 98 1996 374,5 4,8 96,8 1997 443,2 18,3 95,6 1998 440,6 -0,6 95,1 1999 438,3 -0,5 93,1
2000 631,2 44 93,1
2001 684 8,4 94
Ước thực hiện 2002 710 3,8 94,7
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vận tải từ 1993-2002
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, xét trên giác độ số học, doanh thu vận tải của Vosco tăng đều qua các năm, trừ 3 năm 1994, 1998, 1999. Tốc độ tăng là phù hợp với sự tăng trởng của ngành Hàng hải Việt Nam. Mức tăng trởng trung bình đạt 8,2%/năm. Đây là hoạt động kinh doanh chính nên chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty. Từ năm 1993 trở về trớc doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vận tải biển là nguồn thu duy nhất mặc dù lúc này công ty đã mở rộng thêm một số hoạt động kinh doanh khác nh thành lập đại lý bán sơn và dầu nhờn cho công ty nớc ngoài. Nhng các đại lý này hầu nh không có doanh thu mà chỉ phục vụ cho nhu cầu của chính công ty. Từ năm 1994 công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực dịch vụ vận tải, tham gia góp vốn kinh doanh với một số đơn vị, tổ chức khác, mở chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành, thành lập trung tâm xuất khẩu thuyền viên, xởng sửa chữa tàu biển....Bên cạnh đó doanh thu từ hai đại lý bắt đầu tăng. Do đó công ty có thêm những nguồn thu khác ngoài vận tải. Tuy nhiên doanh thu từ hoạt động vận tải vẫn luôn chiếm hơn 90% với mức tỉ trọng trung bình trong 10 năm là 95,8%.
Từ số liệu ở bảng trên, nếu xét về số tuyệt đối ta có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn một từ năm 1993 đến năm 1996, và giai đoạn hai từ năm 1997 đến năm 2002. Doanh thu trung bình của giai đoạn 1 là 330,7 tỉ và của giai đoạn hai là 557,9 tỉ đồng. Nếu xét theo từng năm ta thấy:
Năm 1994, doanh thu vận tải giảm 8,2% so với năm 1993 từ 321,5 tỉ xuống còn 295,2 tỉ đồng. Đây là năm có hiệu quả kinh doanh thấp nhất kể từ năm 1986. Sản lợng vận tải giảm từ 1875.000 tấn xuống còn 1779.000 tấn. Nguyên nhân là :
Đây là thời kỳ nền kinh tế nớc ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, xoá bỏ hẳn cơ chế tập trung bao cấp. Là một doanh nghiệp trởng thành trong nền
kinh tế cũ với những quan điểm, cách nghĩ cũ Vosco đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải thực hiện kinh doanh trong cơ chế thị trờng hạch toán độc lập. Với bộ máy quản lý cồng kềnh, đội ngũ nhân viên d thừa nhng vẫn thiếu những ngời có chuyên môn và trình độ Vosco đã bộ lộ rất nhiều điểm yếu kém trong quản lý và điều hành. Bên cạnh đó sự phát triển không đồng đều, vận tải hoạt động mang tính dịch vụ, phụ thuộc vào nguồn hàng xuất nhập khẩu, trong cơ chế tự chủ của các ngành, sự can thiệp bằng chính sách của nhà nớc cha có hiệu quả. Hơn nữa môi trờng kinh doanh vận tải biển có nhiều thay đổi. Nhiều công ty mới xuất hiện, đặc biệt là sự xuất hiện của một loạt các hãng tàu nớc ngoài làm cho tính cạnh tranh tăng cao. Do đó với những di sót còn lại từ thời bao cấp trong suy nghĩ, vận hành công ty không thể không cảm thấy lúng túng. Vì thế hiệu quả kinh doanh giảm sút. Thêm vào đó là những biến động của thị trờng, nhu cầu vận tải nh đã phân tích ở những phần trên đã ảnh hởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của công ty.
Năm 1995 doanh thu đạt 331,7 tỉ đồng, tăng 12,4% so với năm 1994 và tăng 10,2 tỉ so với năm 1993. Công ty đã dần bắt nhịp đợc với cơ chế mới, từng bớc thoát khỏi khó khăn. Công ty đã thực hiện cải cách bộ máy quản lý, lãnh đạo công ty, giảm số lao động không có trình độ, mở các lớp đào tạo ngắn hạn nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, giảm số nhân viên khối văn phòng d thừa, bố trí nhân viên hợp lý hơn, đề bạt những ngời giỏi làm quản lý.... Đây thực sự là chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế mới, đúng nghĩa sau gần 10 năm lúng túng, lẫn lộn không thoát ra khỏi ảnh hởng của cơ chế cũ. Vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó là những diễn biến thị trờng có lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù sản lợng vận tải thấp hơn năm 1994 42.000 tấn nhng doanh thu lại tăng cao do giá cớc vận tải trên thị trờng tăng mạnh, từ 15,96 USD/tấn năm 1994 lên 17,99 USD/tấn năm 1995 tức là tăng 12,7% về số tơng đối. Đồng thời đồng USD tăng giá ở khu vực Đông Nam á
dẫn đến tỉ gía quy đổi sang VND giảm.
Năm 1996 doanh thu vẫn tiếp tục tăng 4,8% tức là tăng 42,8 tỉ đồng so với năm 1995. Tuy nhiên đây lại là năm khó khăn đối với hoạt động kinh
doanh vận tải của công ty. Mặc dù sản lợng vận tải năm 1996 là 2.377.000 tấn, tăng 36,8% so với năm 1995, năng suất vận tải đạt 10.375 tấn/DWT bình quân so với 8.061 tấn/DWT năm 1995 nhng doanh thu lại tăng thấp do tình hình thị trờng vận tải thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á bắt đầu xuất hiện. Gía cớc vận tải giảm nhanh xuống còn 14,9 USD/tấn, tức là giảm 17,2% so với năm 1995.
Năm 1997 giá cớc vẫn tiếp tục giảm xuống còn 13,54 USD/tấn. Tuy nhiên doanh thu của năm vẫn tăng ở mức cao, đạt 443,2 tỉ đồng, tăng 18,3% so với năm 1996. Lý do: Sản lợng vận tải tiếp tục tăng đạt 2.881.000 tấn, tăng 21,2% so với năm 1996, năng suất vận tải đạt 10.851 tấn/DWT bình quân. Tỉ giá qui đổi USD sang VND vẫn tiếp tục giảm.
Năm 1998 doanh thu lại có chiều hớng giảm. Chỉ đạt 440,6 tỉ, giảm 0,6% so với năm 1997. Lý do: Sản lợng vận tải giảm mạnh chỉ đạt 2.466.000 tấn, giảm 14,4%, năng suất vận tải chỉ đạt 9649 tấn/DWT bình quân, giảm 11,1% so với năm 1997. Nguyên nhân của sự giảm sản lợng là vận tải chở thuê giảm tới 44,4% so với năm trớc. Bên cạnh đó, do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trờng nên để dành đợc hợp đồng chuyên chở công ty đã thực hiện giảm giá thành vận tải do đó doanh thu vận tải giảm.
Sang năm 1999 tình hình vẫn không biến chuyển mặc dù công ty đã bắt đầu kinh doanh tầu dầu vào 3 tháng cuối năm. Doanh thu lại giảm 0,5%. Giá cớc vận tải tiếp tục giảm sút còn 12,97 USD/tấn do cung đã vợt cầu, nhất là các mặt hàng dầu thô, hàng bao. Bên cạnh đó thuế giá trị gia tăng đợc áp dụng từ 01/01/1999 với mức thuế suất cao gấp 2-3 lần so với thuế doanh thu làm cho doanh thu hoạt động vận tải giảm.
Song bớc vào năm 2000, biểu đồ doanh thu vận tải của công ty có nhiều khởi sắc. Doanh thu đạt 631,2 tỉ đồng, tăng 44% so với năm trớc. Một trong những lý do làm tăng doanh thu là sản lợng vận tải năm 2000 tăng rất cao, đạt 3.352.000 tấn, tăng 26,3% so với năm 1999 trong đó phải kể đến sự đóng góp của hai tàu dầu Đại Long và Đại Hùng. Riêng doanh thu tầu dầu đạt 65 tỉ đồng chiếm 10,3% tổng doanh thu vận tải. Năm 2000 là năm thuận lợi đối với hoạt
động kinh doanh tầu dầu. Giá cớc tàu dầu tăng rất cao, có lúc gấp tới năm lần năm 1998.
Năm 2001 là năm hết sức khó khăn đối với ngành Hàng hải Việt Nam nói chung và Vosco nói riêng. Tình hình kinh tế chính trị một số nớc trong khu vực diễn ra phức tạp, đặc biệt là sau sự kiện 11/09 tại Mỹ. Thị trờng nội địa cũng có nhiều biến động, thị trờng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và nội địa có nguy cơ ngày càng thu hẹp, nhu cầu vận chuyển nội địa những mặt hàng chủ lực nh xi măng, clinker, sắt thép... giữa hai miền giảm mạnh. Cung vợt cầu dẫn đến giá cớc vận tải vẫn tiếp tục giảm. Giá cớc vận tải các tàu hàng khô trên thế giới đã giảm khoảng 15% so với thời điểm đầu năm 2001. Nguyên nhân chính là do tốc độ tăng trởng chậm của nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong sản xuất công nghiệp của hai cờng quốc công nghiệp Mỹ và Nhật. Tuy vậy công ty đã chủ động, tích cực theo dõi nắm những thông tin về thị trờng vận tải trong nớc cũng nh khu vực, mở rộng tìm hàng nên doanh thu tăng 8,4%, năng suất vận tải và sản lợng đạt 100% so với năm 2000.
Năm 2002 tình hình thị trờng vận tải vẫn không thay đổi nhiều so với năm 2001. Sản lợng vận tải ớc thực hiện năm 2002 là 3.781.000 tấn, tăng 13,2% nhng doanh thu ớc chỉ đạt 710 tỉ, tăng 3,8% so với năm 2001. Các chỉ tiêu về năng suất vận tải 9 tháng đầu năm 2002 so với cùng kỳ năm ngoái nh sau:
- Năng suất vận tải bình quân T/DWT tăng 14% - Doanh thu bình quân (Dthu/DWT) giảm 4%
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chỉ tiêu về năng suất Dthu/DWTbq giảm là do cớc tầu dầu trong năm 2002 giảm mạnh, giảm tới gần 50% so với năm 2001. Trong 9 tháng đầu năm, mặc dù sản lợng vận tải của tầu dầu tăng 21% nhng doanh thu chỉ đạt 93,5 tỉ giảm tới 42% so với cùng kỳ năm trớc và chiếm 17% trong tổng doanh thu vận tải. Bên cạnh đó thời gian khai thác đội tàu giảm so với năm trớc do ngày sửa chữa tàu tăng 23%.
Trong kết cấu doanh thu vận tải của Vosco nếu phân theo tuyến vận tải nớc ngoài và vận tải nội địa thì doanh thu của hoạt động vận tải nớc ngoài luôn
chiếm tỉ trọng áp đảo, tỉ lệ thuận với sự áp đảo về sản lợng. Nếu phân theo loại hàng là hàng khô và dầu (từ năm 1999 trở đi) thì doanh thu từ vận chuyển hàng khô là chính. Song điều đó không có nghĩa là doanh thu của tàu chở dầu là thấp vì mặc dù chỉ có hai chiếc với tổng trọng tải là 59.900 DWT nhng kể từ khi đa vào khai thác doanh thu trung bình mỗi năm chiếm 14,5% trong tổng doanh thu vận tải.
Trên đây là những phân tích về sự biến động doanh thu của công ty. Song sẽ là cha đủ để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp nếu cha đề cập đến lợi nhuận - yếu tố quan trọng nhất thể hiện sự tăng trởng hay giảm sút trong kinh doanh.