Các biện pháp đối với xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương Nhật Bản - Trần Thế Thành (Trang 49 - 51)

III. Thời kì đồng Yên tăng giá và quốc tế hoá nền kinh tế Nhật Bản (1985-nay)

2.2.Các biện pháp đối với xuất khẩu

2. Chính sách ngoại thơng và các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thơng.

2.2.Các biện pháp đối với xuất khẩu

2.2.1. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu

(1) Tăng cờng quản lí xuất khẩu

Chính sách của Nhật Bản là đẩy mạnh xuất khẩu để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, ổn định nhập khẩu cho nên Nhật Bản luôn hoàn thiện những cơ sở: thể chế xuất khẩu tạo điều kiện cho các công ty hoạt động xuất khẩu. Năm 1997, chính phủ quyết định sửa đổi luật ngoại thơng và quản lí ngoại hối, tiến hành xử phạt nặng đối với các trờng hợp xuất khẩu bất chính.

Nhật Bản xem trọng vấn đề kiểm tra chất lợng xuất khẩu để duy trì và nâng cao uy tín hàng Nhật Bản trên thị trờng quôc tế. Năm 1988, Nhật Bản thành lập phòng kiểm tra xuất nhập khẩu những mặt hàng chiến lợc, tăng nhân viên quản lí xuất khẩu, tăng cờng thể chế quản lí xuất khẩu. Nh vậy, Nhật Bản quyết định xác lập một cơ cấu quản lí xuất khẩu có hiệu quả và đạt hiệu suất cao.

(2) Đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu

Cơ sở để duy trì trật tự xuất khẩu của Nhật Bản là các hiệp định có liên quan đến xuất khẩu trên cơ sở giao dịch xuất nhập khẩu . Số lợng hiệp định này tơng đối nhiều. Đến tháng 1 năm 91 đã có 9 hiệp định bị huỷ bỏ nh hiệp định có liên quan đến phơng thức thanh toán sản phẩm dệt, hiệp định có liên quan đến số lợng bán trong nớc sản phẩm sắt thép hớng sang thị trờng EC. Và kết quả là đến thời điểm này chỉ còn hơn 30 hiệp định trên cơ sở luật xuất nhập khẩu. Năm 1992, để nới lỏng các quy chế xuất khẩu, tăng cờng chính sách chống độc quyền, đơn giản hoá các thủ tục, chính phủ nới lỏng quy chế đối với việc xuất khẩu máy móc và kết quả là đến tháng 1 năm 1993 thì số hiệp định xuất khẩu trên cơ sở luật xuất khẩu là 29. Trong năm 1994, 8 hiệp định về hàng dệt bị huỷ bỏ. Đến tháng 1 năm 1995 còn lại 11 hiệp định; đến tháng 1 năm 1996 thì còn 8 hiệp định, năm 1997 còn 4; đến tháng 1 năm 1998 thì còn 1 hiệp định thuộc hiệp hội xuất khẩu.

Và cũng để tăng cờng quản lí xuất khẩu của chính phủ, nhà nớc cũng quy định những mặt hàng phải có sự đồng ý của Bộ trởng Bộ công nghiệp và thơng mại , đó là những mặt hàng: thuốclá, gốm sứ, dụng cụ nhà bếp bằng kim loại, ngọc trai, máy móc công tác, thép đặc thù, nguyên liệu thép, sản phẩm thép... Đến năm 1995, chỉ còn 3 mặt hàng là cần giấy phép của Bộ trơng Bộ thơng công nghiệp và thơng mại, đó là : thuốc lá, gốm sứ, ngọc trai.

Luật kiểu dáng ra đời năm 59 đợc xem là một biên pháp đảm bảo an toàn mẫu mã của hàng xuất khẩu Nhật Bản và luật này đã đóng vai trò quan trọng góp phần tăng lợng hàng xuất khẩu . Đến giai đoạn này, ý thức về mẫu mã của

ngời Nhật đã tăng lên cho nên chính phủ cũng thấy cần huỷ bỏ luật này. Tháng 4 năm 1997, Nhật Bản quyết định huỷ bỏ luật kiểu dáng hàng xuất khẩu.

Nhờ những biện pháp đó, thị trờng xuất khẩu đợc mở của rộng hơn, tỷ lệ hàng xuất khẩu trong tổng sản phẩm làm ra càng cao thêm, đặc biệt là những sản phẩm đợc xoá bỏ hiệp định nh là hàng dệt, máy công tác... Hàng dệt tự nhiên, năm 1986, tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm 22,5%, năm 90 là 25,4% và đến năm 97 đã tăng lên 35,3%. Mạng IC, năm 1986 tỷ lệ xuất khẩu chỉ đạt 22,8% nhng đến năm 1997 đạt 73,7%...

Tỷ lệ xuất khẩu tăng lên tạo điều kiện cho những ngành công nghiệp đó phát triển góp phần làm cho nền kinh tế tăng trởng.

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương Nhật Bản - Trần Thế Thành (Trang 49 - 51)