Một vài nét tổng quát

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt - Nguyễn Thị Thanh Xuân (Trang 34 - 39)

I. Sơ lợc về lịch sử hình thành và phát triển của Bảo Việt

1. Một vài nét tổng quát

Thị trờng bảo hiểm Việt Nam hiện nay đang diễn ra rất sôi động, cả nớc hiện có tới 16 doanh nghiệp bảo hiểm đang tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong đó Bảo Việt là một doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nớc lớn nhất trên thị trờng bảo hiểm Việt Nam hiện nay.

Bảo hiểm ở Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều so với thế giới. Hoạt động bảo hiểm đã xuất hiện từ thời kỳ nớc ta vẫn còn bị Pháp đô hộ và ở miền Nam dới chế

độ cũ, song thời điểm thực sự đáng chú ý, đánh dấu sự hình thành của ngành bảo hiểm là sự ra đời của Công ty bảo hiểm Việt Nam.

Bảo Việt là tên gọi tắt củaTổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (tiền thân là Công ty bảo hiểm Việt Nam), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/1/1965 theo Quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của Thủ tớng Chính phủ với t cách là một doanh nghiệp Nhà nớc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Ngày đầu, Bảo Việt có trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh tại Hải Phòng. Bảo Việt có nhiệm vụ thành lập quỹ dự trữ bảo hiểm từ sự đóng góp tham gia bảo hiểm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các thành viên khác trong xã hội nhằm bồi thờng cho những ngời tham gia bảo hiểm không may bị thiên tai, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại, giúp các tổ chức, cá nhân mau chóng ổn định sản xuất và đời sống.

Sau ngày thống nhất đất nớc, Bảo Việt tiếp quản cơ sở vật chất của một số Công ty bảo hiểm thuộc chế độ cũ qua việc sát nhập với Công ty bảo hiểm và Tái bảo hiểm miền Nam Việt Nam, bắt đầu mở rộng hoạt động ở một số tỉnh phía Nam.

Từ năm 1981, Bảo Việt đã có các tổ chức bảo hiểm trực thuộc đặt tại các tỉnh thành trong cả nớc để thực hiện các dịch vụ bảo hiểm. Ngày 17/12/1989, Bộ trởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 27/TCQĐ/TCCB chuyển Công ty Bảo hiểm Việt Nam thành Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (Vietnam Insurance Corporation). Ngày 1/3/1996, Bộ trởng Bộ Tài chính (theo uỷ quyền của Chính phủ) đã ra Quyết định số 145/TCQĐ/TCCB về việc thành lập lại Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam. Ngày 8/10/1996, Thủ tớng Chính phủ đã có Quyết định số 745/Ttg xếp hạng doanh nghiệp Nhà nớc đặc biệt cho Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam.

Về mặt tổ chức, có thể coi Bảo Việt là một tập đoàn bảo hiểm, việc chỉ đạo đ- ợc tiến hành tập trung, hạch toán thống nhất toàn ngành. Với số vốn ban đầu đợc giao là 776 tỷ đồng, Bảo Việt hoàn toàn tự chủ về tài chính, có quỹ dự trữ lớn để bồi thờng cho khách hàng.

Trải qua gần 40 năm phát triển, Bảo Việt đã trở thành tập đoàn bảo hiểm lớn nhất ở Việt Nam, gồm 64 công ty và 1 chi nhánh bảo hiểm trực thuộc, 27 công ty bảo hiểm nhân thọ đặt tại các tỉnh, thành phố trong cả nớc với gần 4.000 cán bộ công nhân viên và 200 phòng bảo hiểm khu vực các quận, huyện. Năm 1999, Bảo Việt thành lập Công ty chứng khoán Bảo Việt, công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Bảo Việt còn có đội ngũ đông đảo đại lý, cộng tác viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt từ khi triển khai bảo hiểm nhân thọ, gần 6.000 đại lý chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp - lực lợng bán hàng mới đã bổ sung cho đội ngũ cán bộ của Bảo Việt càng thêm lớn mạnh. Ngoài ra, Bảo Việt còn có một trung tâm đào tạo cho riêng mình, đảm bảo đào tạo ra những cán bộ công nhân viên có năng lực làm việc cao. Bảo Việt đã đáp ứng đợc yêu cầu bảo hiểm của các tổ chức, các nhà đầu t cũng nh mọi thành phần kinh tế và cá nhân bằng việc tiến hành hơn 50 nghiệp vụ bảo hiểm thuộc các loại hình bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con ngời và bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm nhân thọ. Tại thời điểm hiện nay, Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất tại Việt Nam đợc phép kinh doanh cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

Về quan hệ quốc tế của Bảo Việt, ta có thể minh hoạ bằng bảng sau :

Châu á Trung Quốc Hongkong ấn Độ Nhật Bản CHDCND Triều Tiên Hàn Quốc Kuweit Li băng Malaysia Mông Cổ Philippin Singapore Srilanca Đài Loan Thái Lan Châu Âu Anbani Bỉ Bungari Cộng hoà Séc Đan Mạch Pháp Đức Hy Lạp Hungari Hà Lan Italia Na Uy Ba Lan Bồ Đào Nha Rumani Tây Ban Nha Thụy Điển Thụy Sĩ Nga Ucraina

Vơng quốc Anh

Châu Mỹ Mỹ Canada Cu ba Châu úc Ôxtrâylia Niu Dilân Châu Phi Ai Cập

(Nguồn : Báo cáo tổng kết 35 năm thành lập Bảo Việt - 2000)

Bảo Việt đã có quan hệ về tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đại lý giám định, đại lý xét bồi thờng với hàng trăm công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trên thế giới. Trong đó có hầu hết các công ty danh tiếng nh: Lloyd’s, CUG, Sedwick, Heath R/I Brockers, TRB, ... (Anh); AIG, CIGNA, AON, AETNA, ... (Mỹ); AXA, GAN, ... (Pháp); Tokyo Marine, Chiyoda, SUMITOMO, ... (Nhật); Munich Re (Đức); Swiss Re, Zurich (Thụy Sĩ); Asia Ins (Singapore); A& A, CHINA MARINERS, ... (Đài Loan); SAMSUNG LG, ... (Hàn Quốc);...

Với quy mô hoạt động nh vậy, hàng năm Bảo Việt đã nhận bảo hiểm cho hơn 10 triệu học sinh, sinh viên; 5 triệu lợt khách du lịch; 6 triệu ngời bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật, bảo hiểm tai nạn con ngời, bảo hiểm sinh mạng cá nhân; trên 1 triệu xe ô tô đợc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe; 1,5 USD tỷ kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu, hơn 2 tỷ USD giá trị tài sản đợc bảo hiểm tại Bảo Việt. Bảo Việt cũng đã bảo hiểm cho toàn bộ máy bay của công ty bay dịch vụ, các công

trình thăm dò và khai thác dầu khí của Vietsovpetro, công ty dầu Anzoil, tổ hợp BHP và tập đoàn dầu khí Petronas Carigalli, các công trình lớn có vốn đầu t nớc ngoài nh nhà máy Chinfon Hải Phòng, Morning Star, Hòn Chông Kiên Giang, nhà máy điện Hiệp Phớc, Phú Mĩ 2, các trung tâm dịch vụ DAEHA, Hà Nội Tower, các khách sạn lớn nh New World, Ocean Palace, Metropole, DAEWOO, ... Đối với loại hình bảo hiểm nhân thọ, tuy đi vào hoạt động cha lâu nhng cũng đã có những kết quả đáng kể. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2001 đạt gần 1.400 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2002, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của công ty này lên đến 975 tỷ đồng, bằng 144% so với cùng kỳ năm trớc. Số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt có hiệu lực đạt gần 1,2 triệu hợp đồng trong đó có 200.000 hợp đồng mới và chi trả bồi thờng đạt trên 81 tỷ đồng. (Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, 12/8/2002).

Trong những năm qua, Bảo Việt cũng đã thực hiện tốt chức năng bồi thờng của mình nhằm góp phần ổn định sản xuất và đời sống. Công tác bồi thờng của Bảo Việt thờng đợc thực hiện nhanh chóng và rất có hiệu quả. Trong thực tế, có rất nhiều những vụ tổn thất lớn với trách nhiệm bồi thờng lên tới hàng triệu đô la đã đ- ợc Bảo Việt bồi thờng. Nh năm 1996, Bảo Việt đã bồi thờng 1.600.000 USD cho tổn thất về bột mì chở trên tàu Samudra Samrat bị mất tích, năm 1999 bồi thờng tàu Maritime Fidelity đâm va và đăm với số tiền bồi thờng lên đến 2.880.000 USD, ... ; và gần đây nhất vào đầu tháng 11/2002, Bảo Việt đã bồi thờng 546 triệu đồng cho tổn thất gạo trên tàu Viễn Đông I từ Việt Nam sang CHLB Nga. (Theo Thời

báo kinh tế Việt Nam, 5/11/2002).

Bên cạnh đó, do xác định rõ hoạt động kinh doanh luôn phải gắn liền với trách nhiệm cộng đồng nên Bảo Việt luôn quan tâm và tham gia vào các hoạt động xã hội, nhân đạo. Một hoạt động mà Bảo Việt luôn quan tâm đó là các chơng trình xóa đói giảm nghèo, ủng hộ nhân dân vùng gặp thiên tai, ủng hộ các quỹ từ thiện,

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không tại Bảo Việt - Nguyễn Thị Thanh Xuân (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w