Xây dựng các biện pháp quản lý cho ngành kinh doanh bảohiểm Nhân thọ

Một phần của tài liệu Bảo hiểm nhân thọ và an sinh giáo dục (Trang 91 - 94)

III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm bảo hiểm ASGD

b. Xây dựng các biện pháp quản lý cho ngành kinh doanh bảohiểm Nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là ngành kinh doanh mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, Nhà nớc cần phải nâng cao hiệu lực quản lý đối với hoạt động kinh doanh này.

*Về vấn đề đào tạo đại lý

Đại lý là kênh phân phối chính của bảo hiểm An sinh giáo dục nói riêng và bảo hiểm Nhân thọ nói chung. Công việc đào tạo đại lý bảo hiểm Nhân thọ do doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Chơng trình đào tạo phụ thuộc vào chiến lợc kinh doanh, cách thức sử dụng đại lý lâu dài hay tạm thời. Do đó, chất lợng đào tạo tại các đại lý không đồng đều. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm không phải do cơ quan quản lý Nhà nớc có thẩm quyền

cấp nên giá trị pháp lý không cao. Vì vậy, để tiêu chuẩn hoá đội ngũ đại lý bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ngang tầm với khu vực và thế giới, Bộ Tài chính cần quy định rõ nội dung đào tạo, đồng thời tiến hành tổ chức thi sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề đại lý, không nên giao hoặc uỷ quyền việc kiểm tra sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề đại lý cho các doanh nghiệp nh hiện nay. Ngoài ra, trong bảo hiểm nhân thọ chính sách hoa hồng đóng vai trò rất quan trọng ảnh hởng lớn đến hoạt động của bảo hiểm nhân thọ, do đó, cần thiết lập một cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với việc sử dụng hoa hồng của các doanh nghiệp trong thực tế. Nếu vậy sẽ tránh đợc tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm nhân thọ trong việc lôi kéo các đại lý giỏi về phía mình bằng cách tăng tỷ lệ hoa hồng. Đồng thời, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đại lý trong việc thu hút khách hàng mua bảo hiểm cho công ty mình làm đại lý.

* Nhanh chóng thiết lập hệ thống cảnh bảo về các vấn đề tài chính của các công ty bảo hiểm nhân thọ

Vấn đề tài chính cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với ngành kinh doanh bảo hiểm nhân thọ để giúp ngành này “hoạt động trơn tru”. Vấn đề này ảnh hởng lớn đến sự tồn tại của các công ty bảo hiểm nhân thọ, vì nó liên quan đên khả năng thanh toán và khả năng chi trả cho ngời thụ hởng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ví dụ, khi hợp đồng An sinh giáo dục đáo hạn thì phải trả cho ngời thụ hởng số tiền bảo hiểm đợc quy định trong hợp đồng, hoặc khi ngời đợc bảo hiểm chết thì phải hoàn phí hoặc thanh toán một số tiền nhất định theo thoả thuận cho ngời tham gia. Nh vậy, nếu không có khả năng chi trả thì doanh nghiệp sẽ không hoạt động bình thờng. Luật Kinh doanh bảo hiểm, các nghị định, các thông t hớng dẫn của Bộ Tài chính đã điều chỉnh về vấn đề này nh sau: “doanh nghiệp phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động (khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quyđịnh và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên thanh toán

tối thiểu của Bộ Tài chính quy định. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm). Trong trờng hợp mất khả năng thanh toán phải báo ngay cho Bộ Tài chính, thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp khăc phục. Trong trờng hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục khả năng thanh toán theo phơng án đã đợc chấp thuận, Bộ Tài chính quyết định Ban kiểm soát khả năng thanh toán để khắc phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, đợi đến khi xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán mới báo cao lên Bộ Tài chính để tìm biện pháp khắc phục thì quá muộn sẽ gây tác động khó lờng tới đời sống kinh tế xã hội. Nhờ hệ thống cảnh báo các vấn đê tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, Bộ Tài chính có thể kiểm soát đợc khả năng tài chính của doanh nghiệp BHNT tạo điều kiện cho BHNT nói chung và sản phẩm An sinh giáo dục nói riêng phát triển một cách bền vững giảm thiểu các tác động xấu đến đời sống kinh tế xã hội.

*Vấn đề lãi suất kỹ thuật

Đợc giả định cho một thời gian rất dài, lãi suất kỹ thuật áp dụng cho tính phí Bảo hiểm nhân thọ và An sinh giáo dục là một yếu tố “đầu vào” vô cùng quan trọng, quyết định sự an toàn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và việc đảm bảo quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm. Thực tiễn vừa qua cho thấy, sự sụp đổ của hàng loạt công ty bảo hiểm nhân thọ Nhật Bản nh Nissan, Kyoel, Daichi,... chủ yếu là do lãi suất kỹ thuật đợc đa vào quá cao. Do vậy, Nhà nớc cũng cần quan tâm thích đáng về vấn đề này (nh đa ra mức lãi suất kỹ thuật tham khảo) để giúp các doanh nghiệp xác định đợc lãi suất thích hợp đảm bảo khả năng thanh của doanh nghiệp bảo hiểm trong tơng lai.

* Vấn đề phân định chức năng của cơ quan quản lý bảo hiểm với Hiệp hội bảo hiểm

Thực tế đòi hỏi phải phân định chức năng của cơ quan quản lý bảo hiểm với Hiệp hội bảo hiểm một cách rõ ràng, hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế theo hớng: cơ quan quản lý bảo hiểm chủ yếu tập trung vào việc xây dựng môi trờng kinh doanh và công tác kiểm tra; Hiệp hội bảo hiểm tập trung vào công tác bảo vệ, điều hoà lợi ích giữa các doanh nghiệp bảo hiểm thành viên, đồng thời củng cố, tăng cờng năng lực của cơ quan quản lý bảo hiểm. Nh vậy, do chỉ tập trung vào một lĩnh vực nh trên thì công tác quản lý sẽ có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm nhân thọ và an sinh giáo dục (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w