Tình hình nghiên cứu trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 32 - 34)

Gần một thế kỷ qua ngành chăn nuôi gia cầm đƣợc cả thế giới quan tâm và phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Có thể nói, không có ngành chăn nuôi nào lại đạt tốc độ phát triển cao nhƣ ngành chăn nuôi gia cầm, trong đó các thành tựu khoa học và công nghệ đã giữ vai trò quyết định. Trƣớc hết phải kể đến các thành tựu về công tác giống đối với gia cầm, đối tƣợng vật nuôi đã và đang đƣợc áp dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất các tiến bộ của di truyền trong công tác chọn lọc, lai tạo giống mới và sử dụng ƣu thế lai để tạo ra các tổ hợp lai tối ƣu đối với các giống gia cầm chuyên thịt, chuyên trứng cao sản cũng nhƣ để cải tạo các giống địa phƣơng. Nếu nhƣ ở thập niên 60-70 chỉ là các tổ hợp lai giữa 2 giống, 2 dòng hoặc ở thập niên 70-80 là các tổ hợp lai giữa 3 dòng thì ở những năm 80 trở lại đây, các con lai giữa 4, 6, 8 dòng với ƣu thế lai và năng suất cao nhất đã dƣợc sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

Trong công tác giống kể từ những vật nuôi đầu tiên đƣợc tạo ra từ cuối thế kỷ thứ XVIII đều đƣợc hình thành từ phƣơng thức lai tạo và những giống gốc ban đầu ít nhiều có pha máu nhiều dòng, giống khác nhau.Đối với gà lấy thịt thông thƣờng ngƣời ta dùng con lai từ 2, 3 hoặc 4 dòng.

Dinu.M và Tureu.D, 1965 [77], Dickenson.G.E, 1973 [76] cho biết gà lai hƣớng thịt có tốc độ mọc lông nhanh và khả năng cho thịt cao hơn so với dòng thuần.

Năm 1967, Trạm nghiên cứu thực nghiệm Bajsogala (thuộc nƣớc cộng hoà Litva) đã tạo gà lai Starbro - 4 (MNOP broiler) từ 4 dòng: 2 dòng Cornick M, N và 2 dòng Plymouth O, P.

Theo Horn.P, 1978 [81] con lai giữa 3 dòng gà Plymouth có ƣu thế lai so với dòng thuần về tỷ lệ nuôi sống.

Chambers.J.R và Lin, 1988 [75] cho biết sự chuyển hoá thức ăn ở gà lai hƣớng thịt nuôi vỗ béo cũng có ƣu thế lai tƣơng đối cao, từ 7-16% khi tính toán ở một độ tuổi nhất định.

Fairfull.R.W, 1990 [79] cho biết ƣu thế lai về sức sống rất cao, dao động 9- 24% và không phải con lai nào cũng thể hiện ƣu thế lai. Đối với gà lai thịt tăng khối lƣợng nhanh là điều quan trọng. Ở gà lai hƣớng thịt, ƣu thế lai về thể trọng bằng 0 ở 1 tuần tuổi, nhƣng tăng dần từ 2-10% ở 8-10 tuần tuổi, ƣu thế lai rất quan trọng khi nuôi gà broiler vỗ béo đến ngày giết thịt vào khoảng 42 hoặc dƣới 42 ngày.

Avorinde.K.L, 1991 [72] đã kết luận con lai giữa gà nhập nội và gà Sao của Nigeria có hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn gà địa phƣơng 20,4-24,2%, song thấp hơn gà nhập nội.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 32 - 34)