Tình hình nghiên cứu về gà thả vườn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 27 - 32)

Trong chiến lƣợc phát triển ngành chăn nuôi gia cầm ở nƣớc ta, đến năm 2010 gà chăn thả truyền thống vẫn chiếm 60-65%. Điều đó chứng tỏ rằng chăn nuôi gà thả vƣờn vẫn đƣợc chú trọng.

Theo Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc, 1998 [15]: Các giống gà trong nƣớc hoặc nhập từ nƣớc ngoài có thể sống và cho sản phẩm trong điều kiện môi trƣờng chăn nuôi tự nhiên và chăn thả ở vƣờn, đồi, ruộng lúa màu vừa thu hoạch để gà kiếm ăn là chủ yếu gọi chung là gà thả vƣờn.

Hiện nay 75-80% chăn nuôi gà ở nƣớc ta là sử dụng các giống ở địa phƣơng. Chăn nuôi gà chăn thả với các giống truyền thống địa phƣơng cũng không ngừng phát triển và hiệu quả ngày càng tăng bởi các giống địa phƣơng đã đƣợc đầu tƣ để bảo tồn quĩ gen nhằm chọn lọc để nâng cao năng suất.

Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân và cộng sự, 1999 [63] đã nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Ri cho kết quả đến 17 tuần tuổi gà trống đạt 1569,03g, gà mái đạt 1082,67g; tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 113 ngày; giai đoạn 19-32 tuần tuổi tiêu tốn 3,06kg thức ăn/10 quả trứng.

Cũng các tác giả trên đã nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Đông Tảo cho biết: tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị cao (98,33-99,17%); lúc 22 tuần tuổi gà trống nặng 2530,26g, gà mái nặng 1989,37g; giai đoạn 23-58 tuần tiêu tốn 4,14kg thức ăn/10 quả trứng.

Nghiên cứu về xu hƣớng gà thả vƣờn, Đặng Thị Hạnh, 1999 [13] nhận xét: vài ba năm trở lại đây chăn nuôi giống gà địa phƣơng và cả một số giống gà thả

vƣờn mới đƣợc lai tạo hay nhập nội, phát triển khá mạnh vì cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ nông dân giàu lên nhờ chăn nuôi gà. Trong những năm tới, gà vƣờn tiếp tục khẳng định chỗ đứng của mình trong nền nông nghiệp bền vững.

Những năm gần đây, nhiều giống gà thả vƣờn lông màu, dễ nuôi, khả năng cho thịt cao, khả năng sinh sản tốt, thịt thơm ngon đã đƣợc nhập vào nƣớc ta và đƣợc ngƣời chăn nuôi ƣa chuộng nhƣ gà Tam Hoàng, Lƣơng Phƣợng, Kabir, Sasso...đồng thời cũng đƣợc các nhà khoa học chăn nuôi quan tâm nghiên cứu. Theo Phạm Thị Hiền Lƣơng, 1997 [28] khi nghiên cứu về gà Tam Hoàng với phƣơng thức chăn nuôi bán thâm canh tại các nông hộ cho biết: tỷ lệ nuôi sống đạt 95-96%. Từ tuần 3-15 tỷ lệ nuôi sống đạt 100%; khối lƣợng cơ thể 8 tuần tuổi đạt 760g, 15 tuần tuổi đạt 1617g; thịt gà rắn chắc, thơm ngon đậm đà phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng; màu sắc lông, da, chân đƣợc ngƣời Việt Nam ƣa chuộng; gà thích hợp với mọi phƣơng thức chăn nuôi đặc biệt là nuôi bán chăn thả ở nông hộ.

*Nghiên cứu về gà Lương Phượng

Theo Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc, 1998 [15]: Gà Hoa Lƣơng Phƣợng hay Lƣơng Phƣợng hoa, thƣờng gọi tắt là gà Lƣơng Phƣợng xuất xứ từ vùng ven sông Lƣơng Phƣợng. Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, Tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phƣơng và dòng mái nhập của nƣớc ngoài.

Gà Lƣơng Phƣợng đã đƣợc giám định kỹ thuật của Uỷ ban khoa học thành phố Nam Ninh. Gà Lƣơng Phƣợng có dáng bề ngoài gần giống gà Ri của ta. Lông màu vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa. Mào, yếm mào, mặt và tích tai màu đỏ. Gà trống có mào đơn, ngực nở, lƣng thẳng, lông đuôi vƣơn cong, chân cao vừa phải. Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc chắn, chân thấp. Da gà Lƣơng Phƣợng màu vàng, thịt mịn, thơm ngon. Gà trống trƣởng thành có khối lƣợng cơ thể 2700g, gà mái; 2100g. Gà bắt đầu đẻ vào lúc 24 tuần tuổi, sau một chu kỳ khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt 177 trứng, sản xuất 130 gà con 1 ngày tuổi. Gà thịt nuôi đến 65 ngày tuổi đạt 1500 - 1600g; tiêu tốn thức ăn: 2,4-2,6kg/ 1 kg tăng khối lƣợng; tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95%.

Cũng theo các tác giả trên, gà Lƣơng Phƣợng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dƣỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt, vừa thả) hoặc nuôi thả ở vƣờn, ngoài đồng, trên đồi.

Kể từ khi đƣợc nhập vào nƣớc ta gà Lƣơng Phƣợng đã đƣợc chú ý, quan tâm nghiên cứu:

Theo Trần Long, 1994 [24] so với gà Ri thì khối lƣợng gà Lƣơng Phƣợng cao hơn 81,8%; còn theo Trần Công Xuân, 1995 [66] so với gà Tam Hoàng khối lƣợng gà Lƣơng Phƣợng cao hơn 34,9%.

Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Trần Long, 1998 [44] khi nghiên cứu về gà Lƣơng Phƣợng cho biết: gà có tỷ lệ nuôi sống đạt 90- 95% và ít mắc các bệnh nhƣ gà công nghiệp, nuôi tập trung sử dụng thức ăn tốt, sau 90 ngày gà trống đạt 2700g, gà mái đạt 2000g, chi phí 2,5 - 2,6kg thức ăn/1kg tăng khối lƣợng. Nuôi chăn thả 100-120 ngày bình quân khối lƣợng gà đạt 2100-2300g.

Theo Nguyễn Đức Côi và cộng sự, 2001 [5] cho biết: gà Lƣơng Phƣợng nuôi tại trại thí nghiệm An Khánh lúc 12 tuần tuổi đạt khối lƣợng 2800,7g ở con trống và 1900,5g ở con mái, tỷ lệ nuôi sống đạt 96 - 98,5%, tỷ lệ thân thịt là 72,28% ở con trống, 71,91% ở con mái.

Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lƣơng Phƣợng Hoa Trung Quốc tác giả Trần Công Xuân, 2001 [67] cho biết: gà thƣơng phẩm có khả năng cho thịt cao, khối lƣợng cơ thể lúc 10 tuần tuổi đạt từ 1788,4g đến 1822,65g; tiêu tốn 2,64- 2,68kg thức ăn/1kg tăng trọng khối lƣợng chỉ số sản xuất ở 8-10 tuần tuổi từ 96,81-108,04; thành phần hoá học thịt tƣơng đƣơng với thịt gà nội, tỷ lệ nuôi sống hai phƣơng thức gà thƣơng phẩm cao: 98%.

Nguyễn Đức Côi và cộng sự, 2001 [5] khi nghiên cứu về tổ hợp lai giữa gà Mía và gà Lƣơng Phƣợng đã kết luận: con lai giữa gà Mía và gà Lƣơng Phƣợng (ML và LM) ở 12 tuần tuổi đạt trung bình 1633,55g (1821,97g ở con trống, 1407,45g ở con mái) ở công thức lai trống Mía x mái Lƣơng Phƣợng và trung bình 1439,44g (1770g ở

con trống, 1245,19g ở con mái) ở công thức lai trống Lƣơng Phƣợng x mái Mía, tỷ lệ nuôi sống là 94-98,3% ở gà lai ML và 89-97,54% ở gà lai LM, tỷ lệ thân thịt của gà lai ML đạt 60,37- 65,31% và của gà lai LM là 61,42-61,87%.

Nghiên cứu khả năng cho thịt của con lai giữa gà Kabir với gà Lƣơng Phƣợng Hoa: Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, 2001 [67] cho biết: nuôi thịt đến 12 tuần tuổi gà Kb-LP, LP-Kb có tỷ lệ nuôi sống cao đạt 95-96%, phù hợp với điều kiện nuôi thâm canh và bán thâm canh; khối lƣợng cơ thể gà K-LP: 2350g, gà LP-K: 2380g cao hơn gà lƣơng Phƣợng 7-8% (gà Lƣơng Phƣợng: 2195g). Ƣu thế lai so với trung bình bố mẹ tăng cao hơn 3,27-4,6%. Gà K-LP, LP- K có tỷ lệ thân thịt 72,3-72,4%, tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực: 41,2-41,3%. Tỷ lệ Protein thịt đùi: 20,53-20,68%, thịt ngực: 23,85-23,87%.

* Vài nét về giống gà Ai Cập

Tháng 4 năm 1997 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phƣơng - Viện Chăn nuôi đã tiếp nhận giống gà Ai Cập. Đây là giống gà kiêm dụng trứng thịt, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi bán chăn thả. Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, khả năng bay nhảy tốt, chân cao màu chì có hai hàng vảy, tiết diện hình nêm là gà kiêm dụng trứng thịt. Da trắng, lông đen trắng, mào đơn đỏ tƣơi, có khả năng tìm kiếm thức ăn tốt.

Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mƣời, Lê Thu Hiền, 2004 [53] cho biết gà Ai Cập có sức sống tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, giai đoạn gà con (0-9 tuần tuổi) đạt 98,06%, giai đoạn gà dò, hậu bị (10-21 tuần tuổi) đạt 97,03% giai đoạn sinh trƣởng đạt 90-91%. Gà có khả năng sinh trƣởng tốt, khối lƣợng cơ thể lúc 9 tuần tuổi trùng bình gà trống đạt 779,27g/con, gà mái đạt 998,96g/con. Khối lƣợng lúc 19 tuần tuổi trùng bình gà trống đạt 1767,73g/con, gà mái đạt 1348,10g/con.

Gà Ai Cập có khả năng sinh sản tốt, tuổi đẻ đầu là là 150 ngày tuổi (5 tháng tuổi) năng suất trứng 190-220 quả/mái/năm đẻ. Tỷ lệ trứng có phôi trung bình đạt 93,6%, tỷ lệ nở trên tổng trứng ấp đạt 86,55%.

Tiêu tốn thức ăn/gà: giai đoạn 0-9 tuần tuổi là 1,8-2,0 kg, giai đoạn 10-21 tuần tuổi là 5,5-6,2kg, trong một năm đẻ 25-38kg.

* Vài nét về giống gà Mông

Gà Mông hay còn đƣợc gọi là gà Mèo. Đây là giống gà địa phƣơng đƣợc nuôi dƣỡng lâu đời trong các hộ gia đình ngƣời Mông và các dân tộc khác ở vùng cao nhƣ: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái…

Đặc điểm của gà Mông là có tầm vóc lớn, thiên về hƣớng thịt. Con trống có thân dài, ngực sâu, rộng, lông đuôi dài cong, lông có hai màu chủ yếu là nâu thẫm và lông vằn. Gà Mái có nhiều màu lông: vằn, xám vàng, nâu đất, màu đen…. Gà có mào đơn hoặc nào nụ. Màu chân và da không đồng nhất có thể là chân chì hoặc trắng xám da đen hoặc trắng. Khối lƣợng trung bình khi trƣởng thành gà trống đạt trên 4kg/con, con mái có thể đạt trên 3kg/con. Gà Mông thành thục muộn sản lƣợng trứng đạt 48,3 quả/năm, khối lƣợng trứng 50,3g/quả. Gà Mông có khả năng thích nghi và sức sống cao, tính ấp bóng dai và nuôi con khéo.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Trụ, 2000 [56] cho biết gà Mông có khối lƣợng lúc mới nở: 34,5-35,52g/con. Lúc 12 tuần tuổi con trống đạt 1,5-1,7kg mái đạt 1,2-1,5kg/con. Gà Mông thành thục sinh dục muộn, tuổi đẻ quả

trứng đầu là 197,3 ngày, gà trống đạp mái lúc 210 ngày.

Từ những kết luận trên các nhà nghiên cứu đã đề nghị chọn lọc gà Mông làm con trống cho lai với các giống gà nhập nội lông màu tạo các giống gà thả vƣờn phục vụ chăn nuôi nông hộ.

Tóm lại, cả một quá trình nghiên cứu từ năm 1969 đến nay đã đem lại những kết quả đáng khích lệ góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng ở nƣớc ta phát triển. Đồng thời các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng hƣớng lai tạo giữa gà địa phƣơng với gà nhập nội là đúng đắn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 27 - 32)