Sinh trưởng tuyệt đố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 53 - 55)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đố

Sinh trƣởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Để đánh giá chính xác về sinh trƣởng của gà qua từng tuần tuổi, so sánh sinh trƣởng giữa các công thức với nhau, chúng tôi tiến hành tính sinh trƣởng tuyệt đối, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.5.

Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy ở một số giai đoạn sinh trƣởng tuyệt đối ở gà thí nghiệm tăng giảm không theo quy luật, theo chúng tôi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này nhƣ yếu tố streess về thay đổi môi trƣờng sống, thức ăn và sử dụng vác-xin trong phòng bệnh.

Thời gian đạt giá trị sinh trƣởng tuyệt đối cực đại có sự khác nhau giữa các giống gà cụ thể nhƣ: Gà Mông đạt sinh trƣởng tuyệt đối cực đại ở tuần 11, Gà Ai Cập ở tuần 12, gà Lƣơng Phƣợng ở tuần 9, gà F1 (♂M x ♀LP) ở tuần 8 và gà F1 (♂M x ♀AC) ở tuần 12. Nhƣ vậy, về thời gian đạt sinh trƣởng cực đại, con lai có xu hƣớng thiên về dòng mẹ.

g/con

Tuần

tuổi

Đồ thị 3.5. Sinh trƣởng tích luỹ của gà thí nghiệm

Bảng 3.5: Sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) (n = 3 )

Giai đoạn F1 (♂M x ♀AC) F1 (♂M x ♀LP) Mông thuần Ai Cập thuần Lƣơng Phƣợng thuần

x m X X mx X mx X mx X mx 0-1 5,18 ± 0,19 5,52 ± 0,20 4,84 ± 0,22 4,66 ± 0,14 9,91 ± 0,30 1-2 5,67 ± 0,21 9,22 ± 0,31 4,95 ± 0,36 4,30 ± 0,11 18,71 ± 0,52 2-3 10,04 ± 0,38 16,92 ± 0,52 8,10 ± 0,51 5,34 ± 0,15 23,28 ± 0,62 3-4 14,60 ± 0,63 21,90 ± 0,84 13,07 ± 0,93 14,94 ± 0,46 30,24 ± 0,99 4-5 7,83 ± 0,32 14,74 ± 0,50 19,82 ± 0,87 16,45 ± 0,49 28,82 ± 0,89 5-6 16,47 ± 0,64 22,24 ± 0,80 15,11 ± 0,77 15,06 ± 0,54 27,56 ± 0,99 6-7 19,07 ± 0,76 17,52 ± 1,03 19,99 ± 0,73 16,43 ± 0,61 22,01 ± 0,80 7-8 18,03 ± 0,73 26,81 ± 1,10 15,44 ± 0,82 18,00 ± 0,66 22,30 ± 0,87 8-9 19,33 ± 0,84 25,68 ± 0,96 19,04 ± 0,65 16,34 ± 0,50 43,18 ± 1,64 9-10 22,48 ± 1,48 20,97 ± 0,84 20,46 ± 0,73 15,67 ± 0,49 26,20 ± 1,00 10-11 23,08 ± 0,50 21,32 ± 0,56 23,88 ± 1,20 18,26 ± 0,76 35,17 ± 1,45 11-12 33,05 ± 1,27 24,07 ± 1,06 13,51 ± 0,62 23,01 ± 1,01 33,80 ± 1,44 0-12 15,80a± 3,67 17,99b± 4,12 14,65c± 3,73 13,58c± 2,67 26,68d± 3,78 H% (12 tuần tuổi) 11,97 -12,92 _ _ _

Sinh trƣởng tuyệt đối cả giai đoạn thí nghiệm (12 tuần ) ở tất cả các lô thí nghiệm dao động từ 13,58 – 26,68g/con/ngày. Khi so sánh sinh trƣởng tuyệt đối giữa các lô thí nghiệm chúng tôi thấy sinh trƣởng tuyệt đối cao nhất ở gà Lƣơng Phƣợng, tiếp đến là gà F1 (♂M x ♀LP), F1 (♂M x ♀AC), gà Mông và thấp nhất là gà Ai Cập thuần tƣơng ứng là: 26,68 – 17,99 – 15,80 – 14,65 – 13,58 g/con/ngày.

Chúng tôi nhận thấy con lai F1 (♂M x ♀AC) biểu hiện ƣu thế lai siêu trội so với bố mẹ là 11,97%, còn con lai F1 (♂M x ♀LP) cao hơn bố nhƣng chƣa thể hiện đƣợc ƣu thế lai so với mẹ.

Từ kết quả thu đƣợc, theo chúng tôi nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của sinh trƣởng tuyệt đối, thì thời điểm kết thúc nuôi thịt có lợi nhất khác nhau ở từng giống gà. Tuy nhiên ở các tuần tuổi này thịt gà chƣa thể xuất bán đƣợc vì khối lƣợng cơ thể nhỏ, chất lƣợng thịt chƣa cao, thị trƣờng chƣa chấp nhận. Do vậy thời điềm xuất bán đƣợc phải ngoài 11 tuần tuổi đối với các lô gà thí nghiệm.

So sánh với sinh trƣởng tuyệt đối của gà lai F1 (♂M x ♀LP) với gà lai Kabir- Ri nuôi tại Trung tâm nghiên cứu giống gia cầm Thuỵ Phƣơng của tác giả Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt, 1999 [62] thì kết quả mà chúng tôi thu đƣợc là thấp hơn.

So sánh với gà lai F1 (R x LP) và F1 (LP x R) nuôi tại Thái Nguyên và Yên Bái của tác giả Phùng Hữu Trung, 2004 [60] thì kết quả của chúng tôi thu đƣợc là tƣơng đƣơng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 53 - 55)