Sinh trưởng tích luỹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 49 - 53)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ

Sinh trƣởng tích luỹ hay khả năng tăng khối lƣợng cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng đƣợc các nhà chọn giống quan tâm, bởi nó ảnh hƣởng đến sức sản xuất thịt của gia cầm và hiệu quả kinh tế. Khối lƣợng cơ thể gà là thƣớc đo phản ánh tình trạng sức khoẻ, trình độ chăm sóc nuôi dƣỡng và phẩm chất dòng, giống. Trong thực tế, khả năng sinh trƣởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Thức ăn, chăm sóc nuôi d- ƣỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của từng giống với môi trƣờng. Sinh trƣởng tích luỹ càng nhanh thì càng rút ngắn đƣợc thời gian nuôi, giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua 3 lần nhắc lại thí nghiệm chúng tôi thu đƣợc kết quả về khối lƣợng gà qua các tuần tuổi thể hiện ở bảng 3.4 và đồ thị 3.5 nhƣ sau:

Bảng 3.4: Sinh trƣởng tích luỹcủa gà thí nghiệm (g)(n = 3 đàn) (tính chung trống mái)

TT

F1 (♂M x ♀AC) F1 (♂M x ♀LP) Mông thuần Ai Cập thuần Lƣơng Phƣợng

thuần x m X Cv (%) X mx Cv (%) X mx Cv (%) X mx Cv (%) X mx Cv (%) ss 29,28 ± 0,35 1,73 34,37 ± 0,05 0,23 29,47 ± 0,37 1,78 30,78 ± 0,23 1,06 35,81 ± 0,14 0,57 1 65,60 ± 0,12 0,26 71,48 ± 0,42 0,82 63,28 ± 0,49 1,11 63,36 ± 0,45 0,99 105,21 ± 0,76 1,03 2 105,15 ± 3,36 4,52 135,89 ± 3,66 3,80 98,08 ± 1,44 2,08 93,67 ± 2,73 4,12 236,25 ± 3,91 2,34 3 176,08 ± 5,23 4,20 245,39 ± 4,33 2,50 154,40 ± 4,53 4,15 130,90 ± 4,02 4,43 398,93 ± 7,64 2,71 4 278,01 ± 8,06 4,10 408,35 ± 7,96 2,76 245,80 ± 8,55 4,92 235,26 ± 1,62 3,97 610,50 ± 2,35 3,54 5 332,55 ± 1,82 2,78 488,32 ± 8,00 2,32 385,01 ± 1,00 4,10 350,79 ± 9,60 3,87 810,98 ± 1,39 3,20 6 460,97 ± 14,84 4,55 643,50 ± 5,88 1,30 490,60 ± 7,45 2,14 445,68 ± 15,73 4,99 1005,15 ± 10,16 1,43 7 581,02 ± 8,81 2,37 812,20 ± 9,10 3,24 631,37 ± 3,97 2,05 567,05 ± 2,27 2,91 1169,39 ± 20,47 2,48 8 708,08 ± 9,35 1,87 953,51 ± 12,12 1,80 738,36 ± 6,11 1,17 677,54 ± 13,05 2,72 1315,68 ± 14,37 1,54 9 842,91 ± 7,89 1,32 1141,37 ± 11,93 1,48 855,71 ± 9,72 1,61 772,85 ± 26,11 4,78 1618,00 ±11,82 1,03 10 1028,66 ± 9,53 1,31 1301,58 ± 12,02 1,31 980,00 ± 17,55 2,53 883,25 ± 4,19 0,67 1793,35 ± 18,97 1,50 11 1126,58a ± 12,39 1,56 1405,26b ± 10,92 1,12 1148,79a ± 2,57 0,32 1011,97c ± 16,21 2,27 2045,67d ± 12,55 0,87 12 1356,88a ± 34,94 3,64 1545,75b ± 21,66 1,98 1260,18a ± 6,34 0,72 1171,51c ± 5,73 0,69 2277,28d ± 71,40 4,43 H% (12 tuần tuổi) 11,60 - 12,60

Khối lƣợng cơ thể tính chung trống mái của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi, ở các lô thí nghiệm gà đều sinh trƣởng tốt, phù hợp với quy luật sinh trƣởng của gia cầm. Tại thời điểm 5 tuần tuổi gà Lƣơng Phƣợng có khối lƣợng cao nhất (810,98 g) tiếp đến là khối lƣợng của gà F1 (♂M x ♀L P) (488,32 g), gà Mông thuần là 385,01 g và thấp nhất là khối lƣợng gà lai F1 (♂M x ♀AC) (332,55 g).

Kết thúc thí nghiệm ở 12 tuần tuổi khối lƣợng của gà thí nghiệm ở vẫn tuân theo quy luật chung, cao nhất ở gà Lƣơng Phƣợng (2277,28 g) tiếp theo là 2 nhóm gà lai F1 (♂M x ♀LP) (1545,75 g), F1 (♂M x ♀AC) (1356,88 g) và gà Mông là 1260,18 g, thấp nhất ở gà Ai Cập (1171,51g).

Qua việc phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác nhau giữa con lai F1 (♂M x ♀AC) và gà Mông (P>0,05) nhƣng lại có sự khác nhau rõ rệt so với gà Ai Cập (P<0,05), điều này cho thấy chúng ta có thể sử dụng mái Ai Cập kết hợp với trống Mông để đẩy nhanh tốc độ tăng đàn mà vẫn giữ đƣợc phẩm chất thịt của gà Mông.

Sự khác nhau về khối lƣợng giữa con lai F1 (♂M x ♀LP) và Bố mẹ của chúng là rõ rệt với (P<0,05) điều này cho thấy chúng ta có thể kết hợp giữa gà trống Mông và gà mái Lƣơng Phƣợng không những nâng cao khối lƣợng cơ thể mà còn giữ đƣợc chất lƣợng thịt.

Sự sai khác về khối lƣợng có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) giữa gà lai F1 (♂ M x ♀AC) và F1 (♂M x ♀LP) cho thấy các tổ hợp lai khác nhau thì khả năng sinh trƣởng cũng khác nhau, gà mái Lƣơng Phƣợng có khả năng sinh trƣởng tốt hơn gà mái Ai Cập nên con lai F1 (♂M x ♀LP) có khả năng sinh trƣởng tốt hơn con F1 (♂M x ♀AC) mặc dù cùng là trống Mông.

Bảng 3.4. Cho thấy ƣu thế lai sinh trƣởng tích luỹ của gà F1 (♂M x ♀LP) so với trung bình của bố mẹ đến tuần thứ 12 vẫn không có biểu hiện ƣu thế lai, điều này có thể chấp nhận đƣợc vì gà Lƣơng Phƣợng thuần có khối lƣợng lớn hơn nhiều khi so với gà Mông và Ai Cập, do vậy khi lai với gà Mông thì con lai cho kết quả về khối lƣợng thấp hơn gà Lƣơng Phƣợng (731,53g) nhƣng lại cao hơn gà Mông (285,57g)

Khối lƣợng cơ thể lúc 12 tuần tuổi của gà F1 (♂M x ♀AC) biểu hiện ƣu thế lai siêu trội so với trung bình bố mẹ cụ thể là ở 12 tuần tuổi gà lai F1 (♂M x ♀AC)

có khối lƣợng trung bình trống mái là là 1356,88g cao hơn khối lƣợng trung bình trống mái của gà Mông là 96,70 g và gà Ai Cập là 185,37 g. Từ kết quả trên cho thấy gà lai F1 (♂M x ♀AC) biểu hiện ƣu thế lai siêu trội so với trung bình bố mẹ cụ thể là ở 12 tuần tuổi là 11,60%.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Lƣơng Thị Hồng, 2007[16] cùng nghiên cứu trên gà Mông thuần, Ai Cập thuần, và con lai F1 (♂M x ♀AC) thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Kết quả nghiên cứu của Bế Kim Thanh, 2002 [46] thì gà Lƣơng Phƣợng nuôi tại Thái Nguyên lúc 70 ngày tuổi khối lƣợng cơ thể đạt 1993,86g. Và so sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cộng sự, 2001 [8] gà Lƣơng Phƣợng nuôi tại tại thực nghiệm Liên Ninh lúc 70 ngày tuổi gà trống đạt 1870g, gà mái đạt 1580g thì gà Lƣơng Phƣợng của chúng tôi có khối lƣợng nhỏ hơn.

Qua bảng 3.4 còn thấy hệ số biến dị của sinh trƣởng tích luỹ qua 12 tuần tuổi theo dõi ở 5 lô thí nghiệm đều thấp, dao động từ 0,23 – 4,99%, điều đó chứng tỏ kết quả của 3 lần nuôi nhắc lại sinh trƣởng tích luỹ chênh lệch nhau không nhiều, điều đó đánh giá đƣợc sự ổn định về sinh trƣởng của con lai. Chúng tôi minh hoạ kết quả sinh trƣởng của gà thí nghiệm tại đồ thị 3.5

Đồ thị 3.5 cho thấy độ sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi, nhƣng mức độ tăng không đồng đều giữa các tuần. Giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi sinh trƣởng tích lũy tăng trƣởng tƣơng đối chậm nên độ dốc của đồ thị ít, sau 4 tuần tuổi độ sinh trƣởng bắt đầu tăng lên do đó độ dốc của đồ thị cũng tăng. Đƣờng biểu diễn khối lƣợng của gà F1 (♂M x ♀ LP) luôn nằn trên đƣờng biểu diễn của gà F1 (♂M x ♀AC).

Qua đồ thị 3.5. ta thấy đƣờng biểu diễn của gà F1 (♂M x ♀LP) và F1 (♂M x ♀AC) chỉ nằm dƣới đƣờng biểu diễn của gà Lƣơng Phƣơng thuần và nằm trên đƣờng biểu diễn của gà Mông, Ai Cập, từ đó thể hiện ƣu thế lai của con lai so với bố mẹ. Kết quả thu đƣợc bƣớc đầu đáp ứng đƣợc mục tiêu của đề tài đặt ra.

0,00500,00 500,00 1000,00 1500,00 2000,00 2500,00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Tuân tuổi F1 (♂ HM x ♀AC) F1 (HM xLP) H'Mông Ai Cập Lương Phượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)