Trong những năm gần đây ở nƣớc ta công tác nghiên cứu và sản xuất giống gia cầm đã bắt đầu có những kết quả đáng khích lệ so với trƣớc những năm 1970, song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về thịt, trứng trong nƣớc và xuất khẩu.
Hiện nay nƣớc ta còn khoảng 2 triệu hộ dân nghèo chiếm 20% tổng số hộ ở nông thôn. Nhƣ vậy, để đáp ứng nhu cầu trên và tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo là những vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học nói chung, các nhà nghiên
cứu chăn nuôi gia cầm nói riêng. Công tác nghiên cứu về giống và lai tạo là những vấn đề đƣợc các nhà khoa học của nƣớc ta chú ý từ lâu.
Tạ An Bình, Nguyễn Hoài Tao, 1969 [2] đã nghiên cứu các công thức lai kinh tế: gà Mía x Ri; gà chọi x Ri; Đối chứng Với Ri x Ri, kết quả cho thấy cả 2 công thức lai con lai có khối lƣợng cơ thể, hiệu quả chuyển hóa thức ăn đều tốt hơn so với gà Ri thuần.
Tạ An Bình, 1973 [3] tiếp tục nghiên cứu các công thức lai: Plymouth x Ri; Cornish x Ri, cho thấy khối lƣợng cơ thể con lai trong các công thức trên ở giai đoạn 60, 90, 120 ngày tuổi đều ngiêng về phía bố và có ƣu thế lai cao hơn so với gà Ri thuần.
Từ năm 1975-1985, Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao, 1985 [52] đã nghiên cứu công thức lai: Rhode Island x Ri Hải Dƣơng cho ra con lai Rhoderi, qua 4 thế hệ chọn lọc có năng suất trứng cao hơn gà Ri và gà Rhode Island, tốc độ phát triển của con lai vƣợt hẳn so với con thuần trong điều kiện nuôi dƣỡng trung bình.
Trần Đình Miên, 1981 [34] khi nghiên cứu ƣu thế lai giữa gà địa phƣơng với gà nhập nội trong công thức lai trên kết luận gà lai Rhoderi có năng suất trứng cao hơn gà Ri 27%, thấp hơn gà Rhode Island 27,8%.
Lê Hồng Mận, Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh Sơn, 1989 [32] nghiên cứu lai giữa các dòng trong bộ giống gà Plymouth Rock để tạo con lai thƣơng phẩm cho thịt cao sản đã đƣa ra kết luận: Khối lƣợng cơ thể con lai ở 56 ngày tuổi đạt từ 1482g-1610g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng từ 2,463- 2,561kg. Cũng các tác giả trên tiến hành lai tạo giữa gà Leghorn và gà Goldline với gà Rhoderi cho thấy khối lƣợng cơ thể của con lai không có ƣu thế lai so với gà Rhoderi, song năng suất trứng lại cao hơn với ƣu thế lai 12-15%.
Bùi Quang Tiến, 1987 [50] nghiên cứu lai tạo gà nuôi lấy thịt từ các dòng Plymouth Rock và gà Rhoderi (TĐ9 x Rhoderi), (TĐ8 x Rhoderi) cho biết: các con lai có khả năng tăng khối lƣợng cao, ở 56 ngày tuổi con lai TĐ9-Rhoderi đạt 1221g (trống) và 1164g (mái), còn con lai TĐ8-Rhoderi đạt 1136g (trống) và 950g (mái).
Trần Công Xuân, 1994 [65] cũng nghiên cứu tổ hợp lai gà Leghorn và gà Goldline với gà Rhoderi đã cho kết quả tƣơng tự.
Lê Hồng Mận, Đoàn Xuân Trúc, Trần Long, 1992 [33] nghiên cứu công thức lai 3 máu giống gà thịt HV85: V115, V135 và V153 kết luận: Ƣu thế lai thể hiện ở một số tính trạng nhƣ tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ gà loại I cao nhất ở con lai V135 (79,28%) và thấp nhất ở con lai V153 (69,09%), nhƣng so với bố mẹ thì cả 3 công thức đều cao hơn và cho ƣu thế lai rõ rệt.