* Điểm mạnh
- Tình hình kinh doanh của khách sạn chuyển biến theo chiều hướng tích cực nhờ sự hỗ trợ, quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Công Ty Lương Thực.
-Vị trí của khách sạn nằm ngay trung tâm thị xã, gần với các tổ chức cơ quan ban ngành trong tỉnh, thuận tiện cho cán bộ công nhân viên Nhà nước trong và ngoài tỉnh liên hệ công tác hoặc khách tham quan du lịch đến tham quan và lưu trú tại Trà Vinh.
- Nhờ có chính sách hoa hồng hợp lý nên nguồn khách trong thời gian qua tương đối ổn định.
- Kiến trúc xây dựng khách sạn đẹp, nội ngoại thất bố trí hợp lí, toàn cảnh được thiết kế thống nhất, đầy đủ tiện nghi. Chất lượng phục vụ chu đáo tận tình làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Khách sạn đảm bảo tốt các yêu cầu về dịch vụ, là một trong những khách sạn lớn và đạt tiêu chuẩn cao trong tỉnh1
- Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhất trong mọi hoạt động của doanh nghiệp vì con người sẽ điều hành công việc, do đó Thanh Trà đã sớm tuyển dụng và đào tạo lực lượng tham gia điều hành có kinh nghiệm, có chuyên môn về du lịch.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 37
- Thị trường lữ hành rất tiềm năng, do các tổ chức lữ hành hoạt động trong tỉnh còn ít và chưa có chủ động trong việc khai thác nguồn thị trường khách dồi dào. Công Ty Lương Thực Trà Vinh có nhiều mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, các ban ngành trong tỉnh nên thuận lợi cho việc tìm kiếm khách hàng.
* Điểm yếu
- Do tổ chức bộ máy quá lớn, nhân sự quá đông nên chưa khai thác hết các dịch vụ tại khách sạn.
- Mới đi vào hoạt động nên việc tìm kiếm khách hàng gặp khó khăn. Do chưa có nguồn khách hàng sẵn có mà phải tìm kiếm khách hàng, chưa được biết đến nên rất khó khăn trong việc khai thác hoạt động. Còn gặp đôi chút khó khăn về việc tìm nhà cung ứng các dịch vụ cho lữ hành do mới đi vào hoạt động.
- Đội ngũ nhân viên phục vụ đa số mới được đào tạo ngắn hạn, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, khám phá thực tế những chương trình du lịch mới trong lĩnh vực du lịch.
- Tuy đã khai thác được hoạt động lữ hành nhưng là loại hình mới, nên việc tìm nguồn khách hàng ổn định trong tương lai cần tốn nhiều thời gian và chi phí.
- Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và cũng chưa khai thác hết các dịch vụ kèm theo tại khách sạn như bán vé máy bay, đổi ngoại tệ…
- Riêng nhà hàng không đủ diện tích để nhận tiệc cưới hoặc hội nghị khách hàng với số lượng khách lớn.
-Khó khăn trong việc cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh lữ hành tư nhân do những đơn vị này có thể bỏ qua phần thuế VAT nhằm giảm giá bán, và họ linh động về giá cả nhiều hơn so với các đơn vị kinh doanh nhà nước.
Tóm tắt, trong chương này tác giả đã giới thiệu sơ lược về chức năng hoạt động, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực kinh doanh,... của công ty lương thực Trà Vinh và đơn vị trực thuộc khách sạn Thanh Trà. Tác giả cũng phân tích sơ bộ về kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm và từ đó rút ra được một số điểm mạnh và điểm yếu của khách sạn.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 38
Chương 4
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH TRỌN GÓI CỦA
KHÁCH SẠN THANH TRÀ 4.1 SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KHÁCH ĐI DU LỊCH
Bảng 4.1: LƯỢNG KHÁCH NĂM 2009, 2010 VÀ 6 THÁNG 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 6 tháng 2011 2010 so với 2009 số % Lượt khách Lượt 253 1.246 657 993 392,49 Ngày Khách Ngày 693 4.850 1.797 4.157 599,86 (Nguồn khách sạn Thanh Trà, 2011)
Qua bảng trên cho ta thấy lượng khách qua các năm tăng dần. Cụ thể năm 2009 DL Thanh Trà chỉ đón được có 9 đoàn khách với số lượt là 253 và ngày khách là 693. Năm 2009, DL Thanh Trà đón khách với số lượng thấp là do mảng lữ hành mới đi vào hoạt động chưa được biết đến. Mặc dù đi vào hoạt động vào ngày 1/1/2009 là giai đoạn gần tết nguyên đáng nhưng số lượng khách vẫn không nhiều là do một số khách hàng đã có kí hợp đồng với các doanh nghiệp lữ hành khác và người dân ở địa phương vào ngày tết thì có thói quen thích đi chơi tự túc thăm bạn bè, người thân ích đi DL nên lượng khách không cao. Năm 2010, thì lượng khách của DL Thanh Trà tăng lên đáng kể với số lượt khách là 1.246 tăng 993 (tăng 392,49%) lượt khách và 4.850 ngày khách tăng 4.157 (tăng 599,86%) ngày khách so với năm 2009. Nguyên nhân là do DL Thanh Trà đã thành lập được 1 năm nên được nhiều khách biết đến. Trong năm có nhiều ngày lễ lớn, kì nghỉ hè...và đặc biệt vào thời điểm gần cuối năm có lễ hội Festival Hoa Đà Lạt nên góp phần làm lượng khách Thanh Trà trong năm tăng lên đáng kể. Mặc khác, đối tượng khách chính của DL Thanh Trà là các đoàn thể, cơ quan, học sinh, sinh viên, các xí nghiệp. Do đó, trong năm này Thanh Trà đã tranh thủ cơ hội thiết kế nhiều tour linh động, phù hợp với từ đối tượng cụ thể. Trong 6 tháng năm 2011, lữ hành của Thanh Trà có số ngày khách và lượt khách cao hơn cả năm 2009. Vì trong 6 tháng đầu năm có nhiều ngày nghỉ tết, lễ, kì nghỉ hè của học sinh, sinh viên là điều
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 39
kiện tốt để hoạt động lữ hành có hiệu quả nên Thanh Trà đã tăng cường quảng bá nhằm thu hút khách du lịch ngày càng nhiều.
4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.2.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu 4.2.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.2: SƠ LƯỢC THÔNG TIN KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA THANH TRÀ Nhân tố Đặc điểm Tần số % Giới tính Nam 44 44 Nữ 56 56 Nghề nghiệp Cán bộ 11 11
Nhân viên văn phòng 17 17
Kinh doanh 25 25 Giáo viên 14 14 Học sinh/sinh viên 24 24 Công nhân 9 9 Độ tuổi 18-24 33 33 25-31 21 21 32-38 15 15 39-45 14 14 >45 17 17 Thu nhập <1.500.000 4 4 1.500.000-3.000.000 29 29 >3.000.000-4.500.000 31 31 >4.500.000-6.000.000 26 26 >6.000.000 10 10 Học vấn Trên đại học 11 11 Đại học 45 45 Cao đẳng, trung cấp 30 30 Trung học phổ thông 14 14
(Nguồn: số liệu điều tra 100 mẫu của tác giả, 10/2011)
Qua bảng tần số thể hiện, ta có thể khái quát sơ lược một số thông tin về khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch trọn gói của Thanh Trà như sau: Trong tổng số 100 khách hàng được phỏng vấn thì có 56 khách hàng nữ và 44 khách hàng nam. Trong đó phần lớn khách hàng là các chủ thể tự kinh doanh, kế đến là học sinh/ sinh viên, nhân viên văn phòng, giáo viên, cán bộ, công nhân. Số mẫu phân tán khách hàng tương đối đồng đều giữa các ngành nghề. Đều này cũng dễ hiểu là do đối tượng khách hàng mục tiêu của Thanh Trà là các cơ quan đoàn thể, học sinh/
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 40
sinh viên, doanh nghiệp nên số mẫu tập trung là đa số các đối tượng này. Theo bảng trên ta thấy khách hàng tự kinh doanh chiếm 25% nguyên nhân khách hàng là các chủ thể của doanh nghiệp đi DL, đồng thời mua vé mời các đối tác của mình sau khoảng thời gian hợp tác với nhau cùng đi nghỉ dưỡng nhằm tăng mối quan hệ giữa hai bên. Trong nhóm đối tượng khách hàng này còn có các khách hàng là những người buôn bán nhỏ muốn đi thư giãn, nghỉ ngơi. Tiếp theo là độ tuổi của khách hàng, ta thấy những khách hàng có độ tuổi từ 18 – 24 chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 33%) là do khách hàng trong nhóm tuổi này chủ yếu là học sinh/ sinh viên, nhân viên văn phòng tuổi còn trẻ và một vài khách là giáo viên trường phổ thông. Tiếp theo là khách hàng thuộc độ tuổi 25- 31 chiếm tỷ lệ 21%, kế đến là những khách hàng có độ tuổi trên 45 chiếm 17% và tiếp theo là 32-38 tuổi chiếm 15%, cuối cùng là 39-45 tuổi chiếm 14%. Tương ứng với thu nhập, nghề nghiệp và học vấn của khách hàng, thu nhập từ 3 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 31%), những khách hàng này đa phần là nhân viên văn phòng và giáo viên, kế đến 1,5 triệu đến 3 triệu chủ yếu là sinh viên và công nhân xí nghiệp nên mức lương hơi thấp hơn. Tiếp theo là từ 4,5 triệu trở lên tập chủ yếu là các khách hàng tự kinh doanh và các cán bộ, giáo viên có thâm niên. Còn lại có mức thu nhập dưới 1,5 triệu đa số là khách hàng học sinh thu nhập còn phụ thuộc gia đình nên có mức thu nhập thấp. Về trình độ học vấn đa số khách hàng học đại học chiếm 45%, tiếp theo là cao đẳng và trung cấp, trên đại học và trung học phổ thông.
4.2.2 Nhu cầu đi du lịch
4.2.2.1 Mục đích đi du lịch
Bảng 4.3: MỤC ĐÍCH ĐI DU LỊCH
Tần suất Phần trăm của quan sát
Khám phá 34 34%
Giải trí, thư giản 55 55%
Nghỉ dưỡng 22 22%
Muốn tham quan, du ngoạn 51 51%
Tổng 162 162%
Khi lần lượt hỏi 100 người đã đi DL thì có 34 lần gặp câu trả lời mục đích đi DL là khám phá, 55 lần giải trí thư giản, 22 lần nghỉ dưỡng, 51 lần muốn tham
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 41
quan, du ngoạn. Theo bảng trên thì mục đích DL để giải trí, thư giản chiếm tỷ lệ cao nhất 55% trong mẫu quan sát. Đa số khách hàng đi DL họ đều muốn được vui chơi giảm căng thẳng sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi. Kế đến là nhóm khách hàng với mục đích đi DL tham quan, được thảnh thơi ngắm cảnh chiếm tỷ lệ cũng tương đối cao 51%.
Nhóm người đi DL với mục đích khám phá tìm hiểu thêm về vùng lãnh thổ nhằm nâng cao sự hiểu biết của mình chiếm tỷ lệ 34%. Họ muốn tìm hiểu, khám phá những phong tục tập quán, thói quen sinh sống, các đặc sản, di tích lịch sử của từng vùng mà họ đến. Ngoài ra họ còn muốn sưu tầm một số quà kỉ niệm, những thứ đặc trưng của từng vùng DL để trưng bày trong nhà.
Nhóm khách còn lại đi DL với mục đích nghỉ dưỡng chiếm tỷ lệ 22%. Lý do là, đối với loại hình DL nghỉ dưỡng đòi hỏi khả năng chi trả chi phí cao nên chỉ có những người có thu nhập cao mới có thể đi DL với mục đích này. Mặc khác, DL nghỉ dưỡng thường phù hợp với những người có độ tuổi cao, với nhóm người thuộc độ tuổi này thì họ có nhu cầu cao, yêu cầu cũng cao và họ thường tự tổ chức đi với con cháu trong gia đình. Đối với Việt Nam, người lao động chỉ có mức thu nhập trung bình nên loại hình này không thích hợp ở nước ta và trong ý nghĩ của nhiều người đó là loại hình DL xa xỉ. Mô hình này chỉ thích hợp với những người giàu có và khách DL quốc tế.
Tóm lại, mục đích đi DL của đa số mọi người là giải trí, thư giản và tham quan ngắm cảnh. DL Thanh Trà nên thiết kế những tour DL chú trọng kết hợp hai mục đích này và có thể cũng nên kết hợp với các mục đích khác nhằm tạo ra các chương trình tour phong phú, hấp dẫn và đa dạng.
4.2.2.2 Thời điểm đi du lịch
Bảng 4.4: THỜI ĐIỂM ĐI DU LỊCH
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 42
Tần suất
Phần trăm của quan sát
Cuối tuần, rãnh rổi 33 33%
Lễ, tết 51 51%
Nghỉ hè, nghỉ phép 65 65%
Công tác kết hợp với du lịch 8 8%
Tổng 157 157%
(Nguồn: số liệu điều tra 100 mẫu của tác giả, 10/2011)
Đa số khách hàng đều chọn thời điểm đi DL vào những ngày nghỉ hè, nghỉ phép chiếm 65% và vào ngày lễ, tết chiếm 51%. Vì vào những kì nghỉ hè, nghỉ phép thì hầu như học sinh/ sinh viên, cán bộ giáo viên đều được nghỉ, họ cần nghỉ ngơi để thư giãn những ngày làm việc mệt mỏi. Mặc khác các gia đình cũng có nhu cầu đi DL vào thời điểm này rất nhiều một phần họ muốn đi chung cùng con cháu, một phần họ thưởng cho con em mình sau một năm học đạt kết quả tốt. Vào những ngày nghỉ lễ là dịp tất cả mọi người được nghỉ họ muốn cùng mọi người thân trong gia đình, bạn bè đi chơi cùng với nhau và thưởng thức kì nghỉ tốt đẹp bên nhau. Còn một số người họ thường đi DL vào dịp rãnh, hay cuối tuần chiếm 33%. Nhóm khách hàng này tập trung chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức, nhân viên văn phòng do họ thường rãnh vào lúc cuối tuần. Số còn lại họ đi DL nhằm với mục đích công tác chiếm tỷ lệ thấp 8%, vì đôi khi họ phải đi gặp đối tác làm ăn, không tiện đi xe nhà cho nên họ chọn hình thức vừa đi DL vừa bàn công chuyện như vậy đôi khi đổi bầu không khí sẽ có hiệu quả hơn.
Nhìn chung, vì điều kiện thời gian và một vài yếu tố khác mà đa số khách sẽ chọn đi DL vào mùa hè hay những dịp lễ, tết. Nên Thanh Trà cần lưu ý dựa vào từng loại đối tượng khách hàng và từng khoản thời gian mà thiết kế những tour hợp lý phục vụ cho từng đối tượng. Thiết kế các tour mùa hè cho học sinh/ sinh viên, giáo viên với mức giá phù hợp, hay các tour ngắn ngày vào ngày cuối tuần của tháng cho đối tượng công nhân, viên chức, nhân viên văn phòng…
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 43
4.2.2.3 Đối tượng cùng đi
Bảng 4.5: ĐỐI TƯỢNG CÙNG ĐI
Tần suất Phần trăm của quan sát
1 mình 23 23%
Người thân 58 58%
Bạn bè, đồng nghiệp 63 63%
Tổng 144 144%
(Nguồn: số liệu điều tra 100 mẫu của tác giả, 10/2011)
Qua bảng trên ta thấy, những người đi tour của Thanh Trà thì hầu hết họ muốn cùng đi DL chung với bạn bè, đồng nghiệp chiếm 63% và với người thân chiếm 58% và đi một mình chiếm 23%. Vì đi DL là đi chơi ai cũng muốn tận hưởng kì nghỉ tốt đẹp với những người yêu mến và thân thiết nhất. Đi với bạn bè người thân giúp cho họ cải thiện mối quan hệ tốt hơn, hiểu nhau hơn và cùng nhau có những kỉ niệm đẹp. Tuy nhiên, thì cũng có một vài đối tượng thích đi DL một mình có thể họ có những trường hợp đặc biệt như buồn bạn bè, người thân, công tác hay khám chữa bệnh…
4.2.3 Phân tích cách tiếp cận thông tin và lý do chọn tour Thanh Trà
4.2.3.1 Cách tiếp cận thông tin
Bảng 4.6 NGUỒN THÔNG TIN TIẾP CẬN
Tần suất Phần trăm của quan sát
Bạn bè, người thân 71 71%
Quảng cáo trên website, internet 33 33%
Radio, ti vi, báo chí 7 7%
Tờ rơi, cẩm nang du lịch 51 51%
Tổng 162 162%
(Nguồn: số liệu điều tra 100 mẫu của tác giả, 10/2011)
Qua bảng thống kê số liệu trên cho ta thấy, đa số khách hàng biết đến DL Thanh Trà là từ bạn bè, người thân với tần suất 71 lần trên 162 lần sự trả lời chiếm 71%. Tiếp đến là nguồn thông tin từ tờ rơi, cẩm nang du lịch, đa số là họ biết đến từ các cẩm nang DL vì hoạt động quảng cáo của Thanh Trà chưa phổ biến rộng rãi, chỉ phát tờ rơi trong khoảng thời gian gần đây và tại một số nơi tụ tập đông người. Đó cũng là nguyên nhân giải thích vì sao nguồn thông tin mà được khách
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 44
hàng biết đến nhiều nhất là từ bạn bè, người thân vì người này nhận được tờ rơi thì họ truyền miệng cho nhau từ 2 đến 3 người nữa. Có thể nói Thanh Trà đã tận dụng hình thức quảng cáo truyền miệng một cách có hiệu quả. Một số khách hàng khác họ biết đến nhờ vào quảng cáo trên website, internet đa số những khách hàng này