Đánh giá thang đo chất lượng dịch vụ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức độ hài lòng khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ du lịch trọn gói của khách sạn Thanh Trà (Trang 68)

Factor Analysis). Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại biến không phù hợp trước, tiếp theo phương pháp EFA được sử dụng, các biến có hệ số tải (fator loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng principal components với phép xoay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue =1 cho thang đo chất lượng dịch vụ DL. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson 1988)

4.4.1 Đánh giá thang đo chất lượng dịch vụ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Cronbach’s Alpha

Như đã trình bày ở trên, thang đo chất lượng dịch vụ gồm 5 thành phần và được đo lường bằng 33 biến quan sát. Vì vậy đánh giá thang đo chất lượng dịch vụ DL là đánh giá thang đo của 5 thành phần trên.

Kết quả Cronbach’s Alpha được trình bày như sau:

Bảng 4.15: CRONBACH’S ALPHA CỦA THÀNH PHẦN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN

Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,878

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

x1 24,2400 13,639 0,617 0,866 x2 24,2000 13,333 0,670 0,859 x3 24,2600 12,174 0,765 0,846 x4 24,3500 14,250 0,556 0,873 x5 24,4200 12,953 0,673 0,859 x6 24,2500 12,492 0,738 0,850 x7 24,1400 13,354 0,607 0,867

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 54

Theo kết quả cho ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần PTVC là 0,878 lớn hơn 0,6 cho nên thang đo này đạt tiên chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều cao, các hệ số đều lớn hơn 0,5. Nên các biến này đều phù hợp và đạt được độ tin cậy. Như vậy ta có thể đưa các biến này vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.16: CRONBACH’S ALPHA CỦA THÀNH PHẦN HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Hệ số Cronbach’s Alpha của HDVDL là 0,692

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

x8 30,4300 6,308 0,327 0,676 x9 30,2800 5,941 0,482 0,645 x10 30,5800 4,933 0.643 0,591 x11 30,5300 5,706 0,415 0,654 x12 30,9000 5,687 0,412 0,655 x13 30,9100 5,861 0,257 0,689 x14 30,8200 6,189 0,246 0,693 x15 30,2700 6,260 0,302 0,679

Theo kết quả cho ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần HDVDL là 0,692 lớn hơn 0,6 cho nên thang đo này đạt tiên chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều cao, phần lớn các hệ số lớn hơn 0,3. Tuy nhiên đối với hệ số tương quan biến tổng của x13 và x14 lần lượt là 0,257 và 0,246 nhỏ hơn 0,3 nên hai biến này sẽ bị loại bỏ. Và khi loại bỏ biến x13 thì sẽ làm hệ số Cronbach’s Alpha giảm nhưng theo tác giả thì sẽ bỏ ra luôn vì biến này không có vai trò quan trọng trong mô hình nghiên cứu. Các biến còn lại đều phù hợp và đạt được độ tin cậy. Như vậy ta có thể đưa các biến còn lại vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.17: CRONBACH’S ALPHA CỦA THÀNH PHẦN CƠ SỞ LƯU TRÚ

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 55

Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,866

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

x16 28,7600 14,972 0,578 0,854 x17 28,7700 14,603 0,626 0,849 x18 28,8400 13,631 0,761 0,834 x19 29,0000 15,576 0,492 0,862 x20 29,1700 14,102 0,620 0,850 x21 28,6000 15,253 0,580 0,855 x22 29,0900 12,143 0,712 0,843 x23 28,9100 14,345 0,622 0,849

Theo kết quả cho ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần CSLT là 0,866 lớn hơn 0,6 cho nên thang đo này đạt tiên chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều cao, phần lớn các hệ số lớn hơn 0,5. Đối với hệ số tương quan biến tổng của x19 là 0,492, tuy nhiên hệ số này lớn hơn 0,3 đáp ứng được nhu cầu. Như vậy, tất cả các biến của thành phần CSLT đều được giữ lại và đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 56

Bảng 4.18: CRONBACH’S ALPHA CỦA THÀNH PHẦN PHONG CẢNH NƠI ĐẾN Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,715 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

x24 21,4200 4,832 0,509 0,662 x25 21,6600 4,328 0,515 0,653 x26 21,5600 4,512 0,494 0,661 x27 21,8600 4,950 0,427 0,682 x28 21,9000 4,091 0,505 0,659 x29 21,6500 5,361 0,254 0,727

Theo kết quả cho ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần PCNĐ là 0,715 lớn hơn 0,6 cho nên thang đo này đạt tiên chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều cao, phần lớn các hệ số lớn hơn 0,3. Tuy nhiên đối với hệ số tương quan biến tổng của x29 là 0,267 nhỏ hơn 0,3 nên biến này sẽ bị loại bỏ. Các biến còn lại đều phù hợp và đạt được độ tin cậy. Như vậy ta có thể đưa các biến còn lại vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.19: CRONBACH’S ALPHA CỦA THÀNH PHẦN CHI PHÍ

Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,743

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

x30 16,9000 3,869 0,635 0,659

x31 17,3200 3,856 0,514 0,695

x32 17,0300 4,312 0,367 0,745

x33 17,4300 3,258 0,599 0,662

x34 17,0400 3,918 0,451 0,719

Theo kết quả cho ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần chi phí là 0,743 lớn hơn 0,6 cho nên thang đo này đạt tiên chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều cao, phần lớn các hệ số lớn hơn 0,4. Tuy nhiên đối với hệ số tương quan biến tổng của x32 là 0,367 vẫn lớn hơn 0,3 nên phù hợp với yêu cầu. Do đó ta có thể đưa tất cả các biến này vào phân tích nhân tố tiếp theo.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 57

4.4.2 Đánh giá thang đo chất lượng dịch vụ bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kết quả Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo của các thành phần trong chất lượng dịch vụ DL của Thanh Trà đều thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy Alpha trừ các biến x13, x14 và x29. Vì vậy, các biến quan sát còn lại của thang đo này tiếp tục được đánh giá bằng phân tích nhân tố EFA.

Phân tích nhân tố chất lượng dịch vụ với 29 biến quan sát được đưa vào phân tích theo tiêu chuẩn Eigenvalue, thì có 5 nhân tố được rút ra (xem phụ lục 4). Trong bảng này cho ta thấy có 5 nhân tố được trích tại eigenvalue là 1,140 và có Cumulative (phần trăm tích lũy) là 63,363% cho biết tổng biến thiên của chất lượng dịch vụ du lịch Thanh Trà được giải thích bởi 5 nhân tố trên.

Một tiêu chí nữa để xét EFA có phù hợp không là kiểm định Bartlett sau:

Bảng 4.20 : KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT’S

Theo bảng kiểm định Bartlett trên ta có KMO bằng 0,861 lớn hơn 0,5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0.000 < α = 0,05) nên EFA là phù hợp.

Dựa theo ma trận nhân tố đã xoay (Rotated component matrix) trong EFA của chất lượng dịch vụ ( xem phụ lục 4) ta có hệ số tải nhân tố của các biến x26 và x28 đều nhỏ hơn 0,5 cho nên hai biến này bị loại, các biến còn lại đều được sử dụng cho phân tích EFA. Kết quả EFA được trình bày như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 58

KMO đo lường sự tương thích của 0,861

Kiểm định Bartlett's Chi bình phương 1,481E3

df 325

Bảng 4.21: CÁC NHÓM NHÂN TỐ Biến x Nhóm nhân tố 1 2 3 4 5 x1 0,623 x2 0,685 x3 0,657 x6 0,633 x11 0,667 x17 0,647 x18 0,620 x22 0,611 x8 0,791 x9 0,678 x10 0,677 x15 0,530 x16 0,553 x24 0,586 x4 0,839 x5 0,824 x7 0,603 x12 0,568 x19 0,810 x20 0,535 x21 0,642 x23 0,525 x25 0,592 x27 0,806

Từ kết quả EFA, ta có thể chia 24 biến thành 5 nhóm sau: Nhóm nhân tố 1: Tiện nghi khi đi du lịch

x1: PTVC hiện đại

x2: Ghế ngồi rộng rãi, thoải mái

x3: Ghế ngồi rất sạch sẽ, chỗ để chân rất rộng rãi x6: Đô ngã ghế tốt, nệm ghế êm

x11: Sẵn sàng phục vụ khi yêu cầu x17: Nhà vệ sinh sạch sẽ

x18: Nước nóng lạnh luôn hoạt động

x22: Nhân viên sẵn sàng phục vụ chu đáo, lịch sự

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 59

Nhóm nhân tố 2: Con người và điểm đến x8: Thái độ thân thiện

x9: Giao tiếp lịch sự nhã nhặn

x10: Phục vụ nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp x15: Luôn có mặt suốt chuyến đi

x16: Phòng nghỉ rộng rãi, thoải mái x24: Phong cảnh đẹp

Nhóm nhân tố 3: Dịch vụ vận chuyển x4: Phục vụ phim, nhạc

x5: Phục vụ sách báo trên xe x7: Máy lạnh tốt

x12: Có kiến thức rộng và cung cấp thông tin khi cần Nhóm nhân tố 4: Dịch vụ lưu trú

x19 : Máy lạnh, ti vi tốt x20 : Wifi mạnh

x21: Tính an toàn

x23: Tủ lạnh đầy đủ nước uống Nhóm nhân tố 5: Môi trường du lịch

x25: Nơi đến sạch sẽ x27: Không khí trong lành

Dựa vào bảng ma trận hệ số nhân tố (Component Score Coefficent Matrix) xem phục lục 4 ta có các phương trình nhân tố:

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 60

Bảng 4.22: MA TRẬN HỆ SỐ NHÂN TỐ

Nhân tố

1 2 3 4 5

PTVC hiện đại (x1) 0,142

Ghế rộng rãi, thoải mái (x2) 0,182

Ghế sạch sẽ, chỗ để chân rộng (x3) 0,167 Nệm ghế êm, độ ngã ghế tốt (x6) 0,152 Sẵn sàng phục vụ khi yêu cầu (x11) 0,275

Nhà vệ sinh sạch sẽ (x17) 0,167

Nước nóng lạnh luôn hoạt động (x18) 0,139 Nhân viên sẵn sàng phục vụ chu đáo, lịch

sự (x22) 0,137

Thái độ thân thiện (x8) 0,327

Giao tiếp lịch sự nhã nhặn (x9) 0,256

Phục vụ nhiệt tình, chu đáo và chuyên

nghiệp (x10) 0,240

luôn có mặt suốt chuyến đi (x15) 0,187

Phòng nghỉ rộng rãi, thoải mái (x16) 0,128

phong cảnh đẹp, độc đáo (x24) 0,237

Phục vụ phim, nhạc (x4) 0,396

Phục vụ sách báo trên xe (x5) 0,345

Máy lạnh tốt (x7) 0,219

có kiến thức rộng và cung cấp thông tin

khi cần (x12) 0,218

Máy lạnh, ti vi tốt (x19) 0,476

Wifi mạnh (x20) 0,200

Tính an toàn (x21) 0,340

Tủ lạnh đầy đủ nước uống (x23) 0,174

Sạch sẽ (x25) 0,334

Không khí trong lành (x27) 0,499

Nhân tố 1, nhân tố “tiện nghi khi đi du lịch” phần lớn được tác động bởi 8 biến quan sát thuộc yếu tố PTVC và CSLT, cần chú ý trong nhóm nhân tố này x11 thuộc thành phần HDV.

F1= 0,142*x1 +0,182*x2 + 0,167*x3 + 0,152*x6 + 0,275x11 + 0,167*x17 + 0,139*x18 + 0,137*x22

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 61

Các yếu tố này tác động thuận chiều với nhân tố 1, trong đó yếu tố x11 tác động mạnh nhất tới nhân tố 1 do có hệ số điểm nhân tố lớn nhất. Nghĩa là nếu x11 tăng hay giảm một đơn vị thì F1 sẽ tăng hay giảm 0,275 đơn vị, các x khác tương tự. Vì vậy để tăng sự tiện nghi khi đi du lịch thì cần quan tâm nhiều hơn đến cung cách phục vụ của HDV.Tiếp theo là sự tác động của x2, kế đến là sự tác động của hai biến x3, x17, để tăng sự hài lòng cho khách hàng ở nhóm này cần chú ý nhiều đến sự thoải mái khi vận chuyển và sạch sẽ khi nghỉ ngơi. Các yếu tố còn lại tác động lần lượt là x6, x1, x18, x22. Tóm lại để tăng sự tiện nghi khi đi DL thì DL Thanh trà cần chú ý đến phương tiện vận chuyển rộng rãi, thoải mái và sạch sẽ. Đồng thời cũng cần chú ý đến thái độ phục vụ của HDV để phục vụ tốt hơn nữa. Do những yếu tố này sẽ làm hài lòng nhóm du khách quan tâm đến sự thoải mái và cung cách phục vụ của HDV. Có thể đánh giá đây là nhóm khách hàng yêu cầu cao khi đi DL.

Nhân tố 2, nhân tố “con người và điểm đến” phần lớn được tác động bởi 6 biến quan sát thuộc yếu tố HDV và phong cảnh, cần chú ý trong nhóm nhân tố này x24 thuộc thành phần PCNĐ và x16 thuộc thành phần CSLT.

F2 = 0,327*x8 + 0,256*x9 + 0,240*x10 + 0,187*x15 +0,128*x16 + 0,237*x24

Các yếu tố này tác động thuận chiều với nhân tố 2, trong đó yếu tố x8 tác động mạnh nhất tới nhân tố 2 do có hệ số điểm nhân tố lớn nhất. Nghĩa là nếu x8 tăng hay giảm một đơn vị thì F2 sẽ tăng hay giảm 0,327 đơn vị, các x khác tương tự. Vì vậy để tăng sự hài lòng với nhóm nhân tố này thì cần quan tâm nhiều hơn đến thái độ HDV.Tiếp theo là sự tác động của x9, x10, do đó để tăng sự hài lòng cho khách hàng ở nhóm này cần chú ý nhiều đến kỹ năng giao tiếp, thái độ và cung cách phục vụ của người hướng dẫn. Các yếu tố còn lại tác động lần lượt là x24, x15, x16. Tóm lại để tăng mức độ hài lòng nhóm 2 thì DL Thanh trà cần chú ý đến yếu tố con người hơn. Đồng thời cũng cần chú ý đến thái độ, sự giao tiếp và cách thức phục vụ của HDV để phục vụ tốt hơn nữa. Yếu tố phong cảnh đến (x24) cũng tác động mạnh đến nhóm nhân tố này, vì thế cần chú ý thiết kế các tour sao cho phù hợp với nhóm khách ưa chuộng cái đẹp và sự phục vụ của con người.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 62

Nhân tố 3, nhân tố “dịch vụ vận chuyển” phần lớn được tác động bởi 4 biến quan sát thuộc PTVC. Trong đó có x4 thuộc thành phần HDV mà cũng là yếu tố tác động mạnh nhất đến nhóm nhân tố này.

F3 = 0,396*x4 + 0,345*x5 + 0,219*x7 +0,218*x12

Các yếu tố này tác động thuận chiều với nhân tố 3, trong đó yếu tố x4 tác động mạnh nhất tới nhân tố 3 do có hệ số điểm nhân tố lớn nhất. Nghĩa là nếu x4 tăng hay giảm một đơn vị thì F3 sẽ tăng hay giảm 0,396 đơn vị, các x khác tương tự. Vì vậy để tăng sự hài lòng với nhóm nhân tố này thì cần quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ giải trí trên xe như chiếu phim hay mở nhạc. Như vậy sẽ làm cho khách thấy thư giãn, thoải mái hơn, không mệt mỏi khi phải đi quãng đường xa và họ sẽ thấy rằng phương tiện vận chuyển của ta tốt hơn. Tiếp theo là sự tác động của x5, x7 do đó để tăng sự hài lòng của dịch vụ vận chuyển lên thì cũng cần trang bị thêm nhiều loại sách báo, có thể là các câu chuyện về di tích, lịch sử nơi mà khách sắp đến và cũng cần phải mở mái lạnh vừa phải. Cuối cùng là sự tác động của x12 thuộc thành phần HDV cũng tác động mạnh đến nhóm khách hàng thuộc nhân tố 3. Do đó các HDV cần phải tìm hiểu thêm nhiều di tích lịch sử, sự tích của các nơi đến, không chỉ dừng lại ở đó mà cần phải tìm hiểu thêm những cái gì có liên quan. Tóm lại để tăng mức độ hài lòng nhóm 3 thì DL Thanh Trà cần chú ý đến yếu tố PTVC và kiến thức của người hướng dẫn.

Nhân tố 4, nhân tố “dịch vụ lưu trú” phần lớn được tác động bởi 4 biến quan sát thuộc thành phần CSLT.

F4 = 0,476*x19 + 0,200*x20 + 0,340*x21 + 0,174*x23

Các yếu tố này tác động thuận chiều với nhân tố 4, trong đó yếu tố x19 và x21 tác động mạnh nhất (gần như tương đồng) tới nhân tố 4 do có hệ số điểm nhân tố tương đối lớn. Nghĩa là nếu x19, x21 tăng hay giảm một đơn vị thì F4 sẽ tăng hay giảm lần lượt 0,476 đơn vị và 0,474 đơn vị, các x khác tương tự. Vì vậy để tăng sự hài lòng với nhóm nhân tố này thì cần quan tâm nhiều hơn đến các CSLT đầy đủ tiện nghi như truyền hình cáp, đa dạng kênh và tủ lạnh cần phải để đầy đủ nước uống. Tiếp theo là sự tác động của x21, x20, để tăng sự hài lòng cho khách hàng ở nhóm này cần chú ý nhiều đến sự an toàn cho khách hàng và wifi có đường truyền tốt. Do đó, Thanh Trà cần quan tâm nhiều đến việc lựa chọn điểm nghỉ ngơi cho

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Phương Trang: 63

khách tại các CSLT đảm bảo an toàn cho khách không có trộm, cướp xảy ra. Tóm lại để tăng mức độ hài lòng cho nhóm 4 thì DL Thanh Trà cần chú ý đến các

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức độ hài lòng khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ du lịch trọn gói của khách sạn Thanh Trà (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w