Nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh qua các năm như sau:
Bảng 2.3 Tổng hợp nguồn vốn hoạt động
ĐVT: triệu đồng
Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 T 9/2004
Tín dụng trung dài hạn 627.157 1.162.073 1.698.172 2.528.461 2.637.205
Tín dụng ODA 7.252.250 10.480.954 11.366.193 12.282.443 14.096.463
Cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 0 119 3.514 13.180 26.257
TD ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu 0 6.826 184.976 223.346 465.350
Tổng cộng 7.879.407 11.649.972 13.252.855 15.047.430 17.225.275
(Nguồn số liệu: báo cáo quyết tốn năm 2000, 2001, 2002, 2003 và báo cáo kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm 2004 của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TP.HCM)
Biểu đồ 2.3 Nguồn vốn hoạt động qua các năm (ĐVT: triệu đồng)
7.879.407 11.649.972 13.252.855 15.047.430 17.225.275 Năm 2000 2001 2002 2003 9/2004
Dư nợ vay của Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM đến nay được hình thành theo hai giai đoạn tổ chức khác nhau:
+ Giai đoạn từ 1995-1999: Quỹ đầu tư quốc gia Chi nhánh TPHCM và Cục đầu tư phát triển TPHCM thực hiện cho vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư hàng năm của Quỹ TW giao căn cứ trên kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao. Ở giai đoạn này, các dự án vay vốn theo lãi suất cao là 13.2%/năm, 9.72%/năm và 8.4%/năm; đối tượng cho vay chủ yếu theo cơ chế kế hoạch chỉ định, cơ quan cho vay thực hiện theo quyết định đầu tư của cấp cĩ thẩm quyền và chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao hàng năm. Các quy trình thẩm định, cho vay, bảo đảm tiền vay, thu nợ vay chưa chặt chẽ như hiện nay. Do đĩ, số dư nợ quá hạn (dư nợ xấu) ở giai đoạn này phát sinh nhiều và kéo dài cho đến nay chưa giải quyết. Ngồi ra, cịn khơng ít số dư nợ xấu mà tổ chức đầu tư phát triển trước đây nhận bàn giao từ ngân hàng đầu tư và phát triển bàn giao sang. Sau giải thể, hai tổ chức
Trang 36
này đã tiến hành bàn giao sang Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM tồn bộ số dư nợ vay đến 31/12/1999.
+ Giai đoạn từ 2000 đến nay: Quỹ Hỗ trợ Phát triển thực hiện cho vay theo nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/06/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (nay được thay thế bằng nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 27/04/2004) Tuy thời gian mới cĩ 5 năm nhưng số dư nợ của giai đoạn này tăng nhanh, chiếm 70-80% số dư nợ tồn hệ thống.
Từ năm 2000, tình trạng nợ quá hạn đã được hạn chế bởi vì: đối tượng cho vay rõ ràng hơn, lãi suất tuy cịn nhiều mức khác nhau nhưng đã được hạ thấp hơn giai đoạn 1995-1999; quy trình thẩm định cho vay và thu nợ vay cũng đồng bộ và chặt chẽ hơn; đặc biệt trước khi cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt dự án thì dự án đã được Quỹ Hỗ trợ Phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và chấp thuận cho vay thì dự án mới được vay vốn. Tuy vậy, đến nay nợ quá hạn tại Chi nhánh vẫn ở mức khá cao.
Năm 2000 và 2001, nguồn vốn tín dụng và cấp phát hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu của Chi nhánh chủ yếu được tiếp chuyển từ Quỹ TW. Các khoản thu nợ, huy động tiền gửi của các chủ đầu tư do Chi nhánh thực hiện được tập trung về Quỹ TW. Bắt đầu từ năm 2002, Quỹ TW chỉ chuyển vốn tín dụng đầu tư trung dài hạn, cấp phát hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, riêng vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu Chi nhánh Quỹ phải tự cân đối trên cơ sở huy động một phần tiền gửi của các chủ đầu tư tại Chi nhánh.
Nguồn vốn hoạt động tại Chi nhánh Quỹ tăng dần hàng năm, năm 2004 tăng gấp 2,1lần so với năm 2000.