Giải pháp thắt chặt kỷ luật tín dụng, tăng cường giámsát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM.pdf (Trang 69 - 70)

Song song với việc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tín dụng, nhằm đảm bảo an tồn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước, Chi nhánh cần tăng cường duy trì nghiêm ngặt kỷ luật tín dụng, đĩ là:

- Tạm ngừng giải ngân đối với các chủ đầu tư cĩ nợ quá hạn, lãi treo và các dự án chưa cân đối đủ nguồn vốn theo tiến độ được duyệt.

- Chỉ thực hiện giải ngân cho dự án theo tỷ lệ các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án như đã thỏa thuận ban đầu.

Ngồi ra, các giải pháp tăng cường cơng tác giám sát tín dụng là: - Hồn thiện cơng tác đánh giá tín dụng:

+ Chi nhánh phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đáng giá và thực hiện tự đánh giá hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Liên tục tự đánh giá lại hoạt động tín dụng của Quỹ, kể cả đánh giá dự án sau đầu tư, từ đĩ giúp rút ra các bài học kinh nghiệm, đồng thời nghiên cứu các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động.

+ Cần thực hiện phân loại nợ theo định kỳ kết hợp với xếp hạng tín dụng đối với các đơn vị vay vốn (đánh giá khách hàng về chất lượng lập hồ sơ dự án, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, sự chấp hành các nguyên tắc và cam kết tín dụng, kể cả việc trả nợ vay và chất lượng của dự án.

Trang 70

Như vậy, nếu việc phân loại nợ là giải pháp thực hiện sau khi đã cho vay nhằm nâng cao chất lượng thu nợ và xử lý nợ thì việc xếp hạng tín dụng là giải pháp thực hiện ngay từ đầu để hạn chế rủi ro tiềm ẩn, thực hiện trong suốt quá trình từ trước khi cho vay đến khi thu nợ và xử lý nợ. Việc phân loại nợ vay cĩ thể kết thúc sau khi đã xử lý nợ hoặc thanh lý hợp đồng tín dụng cịn việc xếp hạng tín dụng khách hàng được tiến hành ngay cả khi đã thanh lý hợp đồng tín dụng, kết hợp với các thơng tin khác, sự đánh giá này cĩ ý nghĩa quan trọng trong tương lai khi Quỹ cĩ quan hệ với khách hàng này, bởi lẽ chỉ thu hồi nợ vay chưa chắc đã phản ánh đầy đủ về năng lực và ý thức của khách hàng.

- Nâng cao chất lượng trong quản lý vốn vay: sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiếp tục thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay. Việc này giúp cho cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh nhu cầu sử dụng vốn vay và quá trình giải ngân tiếp theo, nắm được chính xác việc sử dụng vốn để từ đĩ kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình hình. Cĩ như vậy, chi nhánh mới cĩ thể “an tâm” cho vay vì đã giám sát được việc sử dụng vốn theo đúng mục đích, và chủ đầu tư cĩ thực hiện trả nợ đầy đủ đúng hạn hay khơng?.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM.pdf (Trang 69 - 70)