7 Quản lý nguồn vốn cấp phát ủy thác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM.pdf (Trang 42)

Hiện nay, hàng năm Chi nhánh Quỹ đã tiếp nhận và quản lý trên 2.000 tỷ đồng để cấp phát theo ủy thác của ngành điện miền Nam và cụm cảng hàng khơng Miền Nam, đây là nguồn vốn khấu hao cơ bản của 2 ngành này. Cơng tác kiểm sốt của Chi nhánh trong các năm qua được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng nên được các đơn vị ủy thác rất tín nhiệm….

2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM

2.3.1 - Kết quả đạt được

Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM từng bước khẳng định là một kênh huy động và đầu tư vốn ngày một nhiều cho nền kinh tế: thơng qua hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, 5 năm qua, Chi nhánh Quỹ đã cung cấp hàng chục ngàn tỷ đồng vốn cho các hoạt động của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân tăng, qua đĩ đĩng gĩp vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP và tăng trưởng xuất khẩu. Nguồn vốn từ Quỹ đã đến với các chương trình, dự án lớn, quan trọng thuộc những ngành kinh tế trọng điểm của đất nước như cơ khí, đĩng tàu, dệt may… nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tạo tiền đề cho thu ngân sách Nhà nước.

Trang 43

tín dụng đầu tư, Chi nhánh Quỹ đã huy động các nguồn lực tài chính đáng kể từ các ngân hàng thương mại cho đầu tư. Với trên 265 dự án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và số vốn cấp hỗ trợ qua 5 năm là 43,07 tỷ đồng từ Chi nhánh đã thu hút được hàng ngàn tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng… tham gia đầu tư. Đây là biện pháp hỗ trợ khá hiệu quả của Nhà nước, một mặt nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính chủ động cho các chủ đầu tư trong việc khai thác các nguồn vốn đầu tư, mặt khác hình thức hỗ trợ gián tiếp này phù hợp với tiến trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới.

Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ cĩ vai trị quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng về xĩa dần bao cấp trong đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội đất nước: kết quả lớn nhất trong 5 năm thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên địa bàn của Chi nhánh Quỹ TPHCM là đã tạo ra được nhận thức mới, phương pháp mới, cách làm mới phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, làm giảm đáng kể sự bao cấp trực tiếp của Nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư cĩ khả năng hồn vốn mà trước đây vẫn được Nhà nước cấp khơng hồn lại.

Mở rộng và phát triển vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một trong những cơng cụ thực hiện chủ trương xĩa bỏ bao cấp trong đầu tư của Đảng nhằm “kết hợp chặt chẽ kế hoạch hĩa với các chính sách kinh tế, tài chính để định hướng và khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh” và tiến hành “tách chức năng thực hiện chính sách với chức năng kinh doanh của Ngân hàng thương mại”.

Đến nay, vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước chỉ cấp phát trực tiếp cho những cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khơng cĩ khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Những dự án đầu tư cĩ khả năng thu hồi vốn trực tiếp, nhưng lại chưa cĩ đủ khả năng đứng vững trong thị trường cạnh tranh tự do mà Nhà nước vẫn cần thiết phải nắm giữ hoặc dự án cĩ hiệu quả kinh tế xã hội gián tiếp cao mà chỉ cĩ khả năng thu hồi một phần vốn đầu tư thì Nhà nước thơng qua hình thức vốn tín dụng Nhà nước để đầu tư phát triển. Riêng những chương trình mang tính xã hội thì vai trị của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và đảm bảo cơng bằng xã hội thật sự được phát huy tốt nhất.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ đã đĩng gĩp tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa: trên 70% trên tổng số vốn cho vay của chi nhánh Quỹ tập trung cho những dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật hoặc lĩnh vực kinh tế trọng điểm cĩ tác dụng định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng lãnh thổ như dự án nâng cấp, xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng đơ thị; các dự án tương cường năng lực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường khơng; các chương trình phát triển

Trang 44

sản xuất cơng nghiệp trong nước như sắt thép, xi măng, dệt may; các chương trình thuộc chiến lược xuất khẩu những mặt hàng mũi nhọn của Việt Nam…

Trong 5 năm qua, các dự án vay vốn tại chi nhánh Quỹ TPHCM thuộc các ngành điện: dự án khí - điện - đạm Phú Mỹ, hàng chục dự án truyền tải và phân phối điện khu vực thành phố và phía Nam, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ; nhà máy Thủy Điện Hàm Thuận Đa My…., ngành cơ khí: dự án đĩng thùng xe buýt của Cơng ty Trancimexco, quạt Lidico…; các dự án đầu tư đổi mới thiết bị của các cơng ty như: dệt Phong Phú, dệt may Thắng Lợi, dệt Việt Thắng, may Nhà Bè, may Phương Đơng..; các dự án thuộc ngành đĩng tàu biển: nhà máy đĩng tàu 76, cơng ty cơng nghiệp tàu thủy Sài Gịn…; đánh bắt xa bờ: đội tàu 9 chiếc của cơng ty Đơng Hải (thuộc Bộ Quốc Phịng); 28 chiếc tàu cho ngư dân Cần Giờ ... đã được vay vốn từ chi nhánh Quỹ với cơ chế cho vay hết sức ưu đãi: mức cho vay cao (70-100%) thời hạn cho vay dài (7-12 năm), lãi suất thấp (3-4.2%)… Đây là những ngành được các Bộ, ngành liên quan và chính quyền Thành phố chủ trương cần được ưu tiên phát triển và cần cĩ sự hỗ trợ của Nhà nước thơng qua việc vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Bên cạnh đĩ Chi nhánh Quỹ cũng tham gia hỗ trợ vốn thực hiện đối với các chương trình nâng cấp năng lực sản xuất điện, cung ứng nước sạch gĩp phần cải thiện chất lượng sống cho nhân dân Thành phố.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ khơng chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà cả mục tiêu phát triển xã hội, an ninh quốc phịng của Thành phố: việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước của Chi nhánh Quỹ TPHCM trong các năm vừa qua cho chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình cơ khí, chương trình dệt may, chương trình nhà ở cho người cĩ thu nhập thấp, dự án cấp nước sạch...ngồi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cịn nhằm giải quyết cơng ăn việc làm, giảm bớt khĩ khăn cho hàng chục ngàn người lao động. Trong điều kiện hiện nay, khi các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, hạch tốn kinh tế độc lập, cho vay theo lãi suất thương mại, nếu khơng cĩ trợ giúp của Nhà nước thơng qua vốn tín dụng đầu tư phát triển thì những dự án thuộc các ngành nghề này sẽ khĩ cĩ thể thực hiện được vì các dự án này khơng đủ điều kiện tiếp cận được với nguồn tín dụng ngân hàng.

2.3.2 – Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thành phố HCM vẫn cịn bộc lộ những tồn tại, khĩ khăn nhất định cả trong tổ chức thực hiện lẫn cơ chế, chính sách. Những tồn tại, khĩ khăn chủ yếu đĩ là:

Trang 45

tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển.Kênh huy động chủ yếu là đi vay trực tiếp các trung gian tài chính do Chính phủ chỉ định: Tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội, các quỹ, các tổ chức tín dụng thương mại... với lãi suất huy động thoả thuận nhưng phải thấp hơn lãi suất thị trường. Kênh huy động vốn khác là phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khốn tập trung dưới hình thức bảo lãnh và đấu thầu.Như vậy, mức độ thành cơng của việc huy động vốn của Quỹ Hỗ trợ Phát triển Chi nhánh TPHCM phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực của các trung gian tài chính và trình độ, quy mơ phát triển của thị trường chứng khốn.

Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay nguồn vốn vay từ Bảo hiểm xã hội đang cĩ xu hướng chững lại và giảm dần bởi các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đang tăng lên. Đối với Cơng ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, do đặc điểm huy động vốn của Cơng ty chủ yếu là tiền gửi của dân cư nên thời hạn huy động thường khơng dài chỉ từ 1 đến 2 năm, trong khi đĩ thời gian cho vay của chi nhánh Quỹ lại dài, phổ biến từ 8 đến 10 năm, vì vậy số vốn thường xuyên cĩ thể để cho Chi nhánh vay lại ít cĩ khả năng tăng cao. Trong bối cảnh như vậy việc động vốn của Chi nhánh khơng hề đơn giản.

Giải ngân chậm - căn bệnh trầm kha: ngoại trừ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu luơn giải ngân đạt hay vượt kế hoạch được Quỹ TW giao, cịn lại các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển trung, dài hạn đều thực hiện giải ngân chậm và khơng đạt kế hoạch giải ngân được giao.

Bảng 2.7 Thực hiện kế hoạch giải ngân vốn tín dụng

ĐVT : Triệu đồng

Năm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % KH

2000 693.520 14.793 2% 2001 1.188.030 246.437 21% 2002 634.500 254.801 40% 2003 1.085.234 731.288 67.39% T9/2004 1.349.172 377.821 28%

(Nguồn số liệu: báo cáo quyết tốn năm 2000,2001,2002, 2003 và báo cáo sơ kết kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm 2004 của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TP.HCM)

Trang 46 693520 14793 1188030 246437 634500 254801 1085234 731288 1349172 377821 0 500.000 1.000.000 1.500.000 Năm 2000 2001 2002 2003 9/2004

Do giải ngân chậm nên thường phải kéo dài niên độ kế hoạch vốn và năm sau luơn phải thực hiện giải ngân tiếp cho kế hoạch năm trước là hiện tượng phổ biến.

Vấn đề nợ khê đọng của một số chương trình, dự án - khĩ khăn lớn trong hoạt động của Chi nhánh: đến thời điểm này thì số dư nợ quá hạn và lãi chưa thu được của Chi nhánh phần lớn là ở các dự án do tổ chức đầu tư phát triển và Quỹ đầu tư quốc gia bàn giao sang, do thời gian trước các chủ đầu tư vay vốn với lãi suất cao; cơ quan cho vay chưa phải thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi quyết định đầu tư. Mặt khác do một số chương trình như: đánh bắt xa bờ, cơ khí, dệt may do đầu tư khơng đồng bộ, giá thành cao, khĩ khăn về tiêu thụ sản phẩm, chưa khắc phục được tạo nên dư nợ xấu.

Nếu so với tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn vốn vay đầu tư trung dài hạn trong cán năm qua vẫn cịn trong mức cho phép. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết, số nợ quá hạn lại chỉ tập trung vào một số dự án và chương trình và điều đáng nĩi là tỷ lệ nợ quá hạn ở từng chương trình, dự án này đã vượt quá nhiều so với tỷ lệ cho phép, cụ thể :

Trang 47

Bảng 2.8 Theo dõi chi tiết nợ quá hạn

ĐVT: Triệu đồng

Dự án Dư nợ đến 30.09.2004 nợ quá hạn Trong đĩ Tỷ lệ % so với dư nợ

Chương trình cơ khí

Đầu tư SX quạt điện 18.924 1.789 9% Đầu tư MMTB SX lưỡi xới đất 352 52 14.7%

Chương trình đánh bắt xa bờ

Đĩng 29 tàu đánh bắt xa bờ 33.940 10.287 30%

Dự án khác

Cải tạo nâng cấp quốc lộ 51 222.359 14.458 6.5% Đầu tư 2 tàu câu cá ngừ vùng biển 1.496 1.005 67%

Tổng cộng 27.591

(Nguồn số liệu: báo cáo sơ kết kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm 2004 của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TP.HCM)

Nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư - chi nhánh cịn bỏ ngỏ: kế hoạch bảo lãnh tín dụng đầu tư, được Quỹ HTPT giao cho Chi nhánh trong năm 2000 với số tiền 100.000 triệu đồng, năm 2001 là 50.000 triệu đồng và năm 2002 với số tiền 10.000 triệu đồng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2002, vẫn chưa cĩ một dự án vay vốn của tổ chức tín dụng nào được Chi nhánh nhận bảo lãnh. Sang năm 2003 chỉ cĩ 1 dự án duy nhất và là dự án đầu tiên ký hợp đồngbảo lãnh với Chi nhánh Quỹ. Vì vậy cĩ thể nĩi nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư tại Chi nhánh cịn bỏ ngỏ. Đây là một hạn chế mà Chi nhánh cần xem xét, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Nhà nước đang xố dần hình thức hỗ trợ trực tiếp sang hình thức hỗ trợ gián tiếp thơng qua bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

2.4 Các nguyên nhân cho những tồn tại trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM triển của Nhà nước tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM

Từ việc nghiên cứu cơ chế, chính sách của Chính phủ liên quan đến cơng tác tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và phân tích kết quả tổ chức thực hiện hoạt động này tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thành phố HCM trong ba năm từ năm 2000 đến 2002, cả những mặt được và chưa được, cĩ thể rút ra một số nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế kết quả hoạt động, đĩ là :

2.4.1- Nguyên nhân chủ quan

Quy trình nghiệp vụ cịn nhiều điểm chưa hợp lý: quy trình nghiệp vụ của Chi nhánh Quỹ cịn nhiều điểm chưa hợp lý, thủ tục, quy trình lập và thẩm định dự án qua nhiều khâu, nhiều cấp, thời gian kéo dài. Cĩ những dự án từ khi lập dự án, thẩm định,quyết định đầu tư mất nhiều thời gian nên đến khi triển khai thực hiện thì thị trường, năng lực tài chính, tài sản thế chấp, hiệu quả dự án và

Trang 48

chủ đầu tư đã cĩ nhiều thay đổi, khơng cịn tính khả thi như ban đầu. Do thủ tục qua nhiều khâu nên chủ đầu tư cĩ tâm lý sợ mất cơ hội và ý tưởng đầu tư.

Năng lực thẩm định cịn hạn chế: mặc dù đã cĩ nhiều cố gắng tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định trong nghiệp vụ thẩm định dự án và giám sát tín dụng, nhưng xét một cách đầy đủ và tồn diện thì cĩ thể nĩi rằng năng lực thẩm định dự án và giám sát tại Chi nhánh cịn hạn chế, điều này được thể hiện trên các mặt cụ thể:

- Năng lực thẩm định và phương pháp thẩm định của cán bộ tín dụng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Chi nhánh cĩ số lượng viên chức trẻ chiếm trên 80% tổng số cán bộ viên chức, tuy đều được trang bị khá đầy đủ những kiến thức quản lý kinh tế thị trường nhưng lại cĩ nhược điểm là cịn thiếu kinh nghiệm cơng tác, cịn lại số viên chức lớn tuổi được tiếp nhận từ cơ quan cũ, phần đơng cũng mới làm quen với cơng tác tín dụng và chưa được đào tạo, cập nhật lại.

- Trình độ thẩm định giữa các bộ phận thuộc Chi nhánh Quỹ là khơng đều nhau, cĩ những nhận xét khác biệt nhau, mâu thuẩn nhau khi thẩm định một dự án. Sự phối hợp giữa các bộ phận chưa được nhịp nhàng do đĩ thời gian thẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM.pdf (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)