0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

1 Hồn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TPHCM.PDF (Trang 57 -62 )

Việc thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được nhất quán từ những văn bản pháp luật đến những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể. Chính sách, cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cần được nghiên cứu bổ sung và hồn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế và mục tiêu phát triển của đất nước trong từng giai đoạn.

Qua các năm hoạt động, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hiện nay cịn bộc lộ một số nhược điểm và cần phải được sửa đổi cho hồn thiện hơn, cụ thể:

Tập trung vốn đầu tư phát triển về một đầu mối: hiện nay, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của đất nước là rất lớn, trong khi đĩ nguồn vốn nội lực cịn rất thấp và lại bị phân tán trong nhiều Bộ, ngành và địa phương như: ngành A cĩ vốn đầu tư phát triển riêng, các ngành khác, địa phương khác cũng thành lập. Trong khi sử dụng các nguồn vốn và Quỹ khơng phải là 1 tháng, 2 tháng mà cĩ thể 1 năm, 2 năm… Vì vậy, để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển chung của đất nước, Chính phủ cần tập trung các nguồn vốn, các quỹ nhàn rỗi của các Bộ, ngành và địa phương vào Quỹ hỗ trợ phát triển để cho vay hoặc làm nhiệm vụ ủy thác cấp phát theo yêu cầu của chủ sở hữu nguồn vốn; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Quỹ hỗ trợ phát triển huy động, cân đối, điều hịa được nguồn vốn để cho vay.

Từng bước thay thế các hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng các hình thức hỗ trợ gián tiếp: cần từng bước thay thế các hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng các hình thức hỗ trợ gián tiếp như: chuyển từ ưu đãi lãi suất sang ưu đãi các nội dung khác như thời hạn, bảo đảm tiền vay; mở rộng hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. Trong tiến trình mở cửa hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế; các hình thức hỗ trợ gián tiếp sẽ tham gia vai trị chủ yếu. Do đĩ cần tích cực, chủ động đẩy mạnh các hỗ trợ gián tiếp, đây phải là hoạt động chiến lược của Quỹ trong tương lai. Để làm được điều đĩ, ngay từ bây giờ Chính phủ cùng với các cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu và hồn chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp theo hướng: giảm dần các ưu đãi của Nhà nước về lãi suất, thay vào đĩ là các ưu đãi khác về thời hạn cho vay, thời hạn trả nợ, từng bước đưa lãi suất cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đến gần với lãi suất của thị trường cho phù hợp với thơng lệ quốc tế cũng như thực hiện các cam kết Việt Nam về hội nhập.

Tăng nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Phát triển: Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã chủ động đa dạng hĩa các nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu

Trang 58

cầu giải ngân của các dự án đầu tư và các hợp đồng xuất khẩu, tuy nhiên nguồn vốn điều lệ chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ (hiện tại khoảng trên 10%) trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển hàng năm thường chậm và khơng đáp ứng được yêu cầu theo nhiệm vụ cho vay của Quỹ đã được Thủ tướng Chính phủ giao, nợ khĩ địi ở một số chương trình, dự án chưa được xử lý dứt điểm, dẫn đến áp lực về huy động vốn của Quỹ ngày càng căng thẳng và khĩ khăn.

Để nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực sự ổn định và giảm cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách Nhà nước, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đại Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cĩ kế hoạch cụ thể để cấp dần vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển lên 10.000 tỷ đồng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thơng báo số 59/TB-VPCP ngày 02/04/2002.

Kiến nghị Chính phủ cho phép Quỹ Hỗ trợ Phát triển được bổ sung chức năng huy động vốn ngắn hạn bằng VNĐ, huy động vốn từ các thành phần kinh tế và huy động vốn bằng ngoại tệ từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng nhằm đa dạng hĩa các cơng cụ và nguồn vốn. Ngồi ra, cần mở rộng hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Phát triển bao gồm cả việc bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhằm khuyến khích các chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách gửi kinh phí bảo hành cơng trình, chờ quyết tốn vào hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển.

Cho phép Quỹ Hỗ trợ Phát triển được cho vay bằng ngoại tệ: hiện nay, nhiều dự án thuộc đối tượng phục vụ cĩ nhu cầu vay ngoại tệ, việc cho vay các dự án cần ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị và cơng nghệ từ nước ngồi là con đường ngắn nhất và tích cực nhất hỗ trợ cho dự án thay vì chỉ cho dự án vay nội tệ như hiện nay, để dự án phải vay ngoại tệ từ thị trường hoặc phải dùng nội tệ để mua ngoại tệ đáp ứng yêu cầu đầu tư. Cho vay bằng ngoại tệ sẽ giảm rủi ro tỷ giá trong thanh tốn của các dự án khi dùng nội tệ mua ngoại tệ để thanh tốn các khoản cần thiết.

Đối tượng cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: bằng cách thay đổi danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Thủ tướng Chính Phủ (thay cho nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999),Chính phủ đã điều chỉnh một phần chính sách hỗ trợ tín dụng cho một số ngành từ nay đến hết năm 2005. Để đồng thời đáp ứng nguyên tắc tín dụng (hồn trả) và mục đích điều tiết kinh tế của Chính phủ, từ sau năm 2005 đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nĩi chung và chiến lược đầu tư phát triển

Trang 59

của Nhà nước trong từng thời kỳ cụ thể nĩi riêng.

- Đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải Thuộc các lĩnh vực, các ngành, các chương trình Nhà nước cần được khuyến khích đầu tư và những vùng kinh tế xã hội khĩ khăn.

- Đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải cĩ vị trí xung yếu trong nền kinh tế, trong từng ngành, từng vùng và lĩnh vực, cĩ tác dụng tạo đà, lơi kéo các ngành, các vùng, các lĩnh vực phát triển. Sau khi hồn thành sứ mạng của mình, đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ được thay đổi phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ cụ thể.

- Đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đảm bảo sự an tồn vốn vay (nguyên tắc chung đối với tín dụng), đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đúng mục đích và hiệu quả.An tồn và hiệu quả trở thành một nguyên tắc quan trọng trong việc lựa chọn đối tượng cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Ưu đãi về thời hạn cho vay thay vì lãi suất cho vay : việc ưu đãi về thời hạn cho vay thay vì lãi suất cho vay sẽ giúp các đối tượng vay cĩ điều kiện tích lũy để tiếp tục tái đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay, Chính phủ cần nghiên cứu hồn thiện chính sách ưu đãi kết hợp cả về lãi suất cho vay lẫn thời hạn cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cần được hồn thiện hơn theo hướng - Nên xét cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho dự án theo dư nợ vay vốn của tổ chức tín dụng. Đây mới chính là hình thức hỗ trợ đúng lúc doanh nghiệp đang cần: tại quyết định số 58/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với dự án, theo đĩ: các năm đầu dự án được hỗ trợ khơng nhiều, các năm về sau thì mức hỗ trợ càng tăng.

Thực tế cho thấy, các năm đầu dự án mới đi vào sản xuất kinh doanh cĩ nhiều khĩ khăn, đặc biệt là khĩ khăn về mặt tài chính nên những năm đầu, hơn lúc nào hết, chủ đầu tư dự án cần được hỗ trợ nhiều hơn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, các năm về sau, mức hỗ trợ cĩ thể giảm dần hoặc khơng nhát thiết hỗ trợ nữa. Nếu so sánh hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo dư nợ với mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo số nợ gốc thực trả như hiện nay thì kết quả tổng mức hỗ trợ cho 1 dự án là như nhau, nhưng mức hỗ trợ từng năm cĩ thay đổi, các năm đầu dự án nhận được mức hỗ trợ lớn hơn và giảm dần trong các năm sau.

- Cần điều chỉnh mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tác động và ảnh hưởng rất lớn đến việc

Trang 60

chủ đầu tư lựa chọn sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hay sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại để đầu tư nếu dự án cùng đối tượng. Theo phương pháp xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư như hiện nay thì mức hỗ trợ ảnh hưởng rất nhiều bởi lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Mức hỗ trợ thấp khuyến khích các chủ đầu tư lựa chọn nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện đầu tư dự án, như vậy sẽ làm tăng áp lực sử dụng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Phát triển phải huy động và ngược lại. Do vậy, để mở rộng hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thì đề nghị Chính phủ điều chỉnh mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phù hợp để doanh nghiệp cĩ thể nghiêng về việc lựa chọn đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng thương mại của các tổ chức tín dụng.

- Cần nghiên cứu bổ sung hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư vay vốn tổ chức tín dụng dưới hình thức thuê mua tài chính.

Hồn thiện quản lý vốn vay ODA:

- Việc phân bổ nguồn vốn ODA cho vay lại của Nhà nước cần được ưu tiên tập trung đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng kinh tế – xã hội cĩ khả năng hồn trả vốn vay theo đúng nghị định của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn ODA. Cần cân nhắc khi đầu tư cho các dự án cĩ quy mơ nhỏ, năng lực của chủ đầu tư hạn chế do thơng lệ quốc tế rất phức tạp, địi hỏi mất nhiều thời gian để tìm hiểu, triển khai dẫn đến mất tính ưu đãi của khoản vay và cơ hội cạnh tranh của sản phẩm. Đối với những khoản vay với lãi suất khơng hấp dẫn cộng với yếu tố giá thiết bị cao, chi phí lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư khơng cao cần xem xét thậm chí khơng cho vay.

- Cùng với việc nâng cao hơn nữa năng lực chuyên mơn và trách nhiệm của cơ quan thẩm định dự án để loại trừ các yếu tố rủi ro do đánh giá khơng chính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ của dự án, Quỹ Hỗ trợ Phát triển cũng cần được tham gia thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của các dự án sử dụng vốn ODA trước khi cấp cĩ thẩm quyền quyết định đầu tư để ràng buộc trách nhiệm của cơ quan cho vay lại với trách nhiệm thu hồi nợ vay nhằm thống nhất quá trình sử dụng vốn vay với việc trả nợ nước ngồi.

- Cần nghiên cứu và áp dụng một cơ chế tài chính cho vay lại thống nhất cho từng loại dự án nhằm đảm bảo tính cơng bằng, hợp lý, đảm bảo hài hồ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của chủ đầu tư khi sử dụng nguồn vốn ODA. Cần xem xét việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành vốn vay để cĩ căn cứ pháp lý đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho Nhà nước khi rủi ro xảy ra.

Trang 61

Các kiến nghị nhằm tháo gỡ khĩ khăn cho các dự án hiện đang vay vốn Quỹ Hỗ trợ Phát triển

- Chính phủ quan tâm và chỉ đạo các Bộ ngành đầu tư vùng nguyên liệu cho những dự án hiện vay vốn Quỹ Hỗ trợ Phát triển nhưng đang gặp khĩ khăn về vùng nguyên liệu

Hiện nay, hàng trăm dự án chế biến nơng lâm thủy sản hiện đang vay vốn Quỹ Hỗ trợ Phát triển, trong đĩ cĩ một số dự án chưa phát huy hết cơng suất do thiếu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động. Để khai thác hết cơng suất các nhà máy đầu tư hiện cĩ, hạn chế đầu tư các nhà máy mới, kính đề nghị Thủ tướng chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tổ chức rà sốt lại các dự án nhà máy chế biến nơng lâm thủy hải sản đã và đang đầu tư trên tồn quốc để xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát sinh.

Ngồi ra, kính đề nghị Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương cĩ biện pháp phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo cho các dự án cĩ đủ nguyên liệu hoạt động; phát triển đầu tư nghiên cứu (hoặc nhập khẩu) các loại giống cây trồng, vật nuơi cĩ năng suất cao phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu Việt Nam để nâng cao năng suất cây trổng vật nuơi nhằm cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động hết cơng suất, gĩp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và cĩ nguồn thu để trả nợ vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển.

- Chính phủ cĩ văn bản hướng dẫn về việc xử lý các dự án vay vốn tín dụng nhà nước tăng tổng mức đầu tư do giá vật tư, thiết bị tăng và do biến động tỷ giá đồng EUR, USD

Do biến động tỷ giá đồng EUR, USD so với VNĐ, giá vật tư thiết bị tăng dẫn đến nhiều dự án đang vay vốn tại Quỹ Hỗ trợ Phát triển sẽ tăng tổng mức đầu tư, trong đĩ cĩ tăng nguồn vốn vay từ Quỹ. Mặc dù Quỹ đã cĩ báo cáo Bộ kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ hướng xử lý các trường hợp này (về thẩm quyền thẩm định, quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư, nguồn vốn huy động thêm để cho vay, nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải cấp bù để Quỹ huy động thêm cho vay các dự án do tăng tổng mức đầu tư …) nhưng đến nay vẫn chưa cĩ chỉ đạo của Chính phủ về vấn đề này và cũng gây khĩ khăn cho nhiều dự án trong việc thu xếp nguồn vốn để hồn thành dự án theo tiến độ.

Trong năm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cĩ văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các dự án vay vốn tín dụng nhà nước tăng tổng mức đầu tư do giá vật tư, thiết bị tăng do biến động tỷ giá đồng EUR, USD… Để cĩ cơ sở thống nhất, Quỹ Hỗ trợ Phát triển kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cĩ ý kiến chỉ đạo cụ thể về các dự án này.

Trang 62

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TPHCM.PDF (Trang 57 -62 )

×