4. Độ tinh cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
3.2.3. Thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty
Thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là các thị trường: Châu Âu, Nhật
Bản, Đài Loan, Úc, và một số thị trường khác. Phân tích để nắm bắt được tình hình xuất khẩu tôm qua từng thị trường, xác định thị trường nào là thị trường chủ
yếu, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty cần phải đầu tư nhiều trong tương lai, cũng như thị trường nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh, không
có khả năng tồn tại, cần rút nhanh để đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Qua phân tích để rút ra nhận định, nhận xét về thị trường, cần phải đầu tư nhiều vào các thị trường có tiềm năng, thị trường chủ lực, tránh những thị trường có rủi ro cao và
đặc biệt là tránh tập trung cao vào một thị trường nhất định, từ đó đề ra những kế
hoạch kinh doanh xuất khẩu phù hợp với từng thị trường nhằm tăng nhanh hiệu
Bảng 12: Thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty
( Nguồn: Phòng Kinh doanh của
công ty Phú Cường)
Bảng 13: Cơ cấu thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty
ĐVT: % Thị trường 2007 2008 2009 6t/2010 Châu Âu 17,53 38,31 47,92 36,02 Nhật 52,95 46,87 40,02 45,40 Đài Loan 7,72 9,81 10,89 7,35 Úc 17,10 5,01 1,17 4,38 Khác 4,70 - - 6,85
(Nguồn: Phòng Kinh doanh của công ty Phú Cường)
2007 2008 2009 Thị trường Sản lượng (tấn) Thành tiền (Tr.USD) Sản lượng (tấn) Thành tiền (Tr.USD) Sản lượng (tấn) Thành ti (Tr.USD) Châu Âu 372,57 3,38 959,17 7,45 649,10 Nhật 1.154,93 10,21 1.071,89 9,12 513,81 Đài Loan 171,66 1,48 243,52 1,91 141,20 Úc 307,62 3,30 106,24 0,97 14,20 Khác 77,30 0,90 - - - Tổng cộng 2.084,08 19,27 2.380,82 19,45 1.335,12
17,53 52,95 7,72 17,1 4,7 Châu Âu Nhật Đài Loan Úc Khác
Hình 9: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty năm 2007
38,31 46,87 9,81 5,01 0 Châu  u Nhật Đài Loan Úc Khác
Hình 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty năm 2008
47,92 40,02 10,89 1,17 Châu Âu Nh ật Đài Loan Úc Kh ác
Hình 11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty năm 2009
36,02 45,4 7,35 4,38 6,85 Châu Âu Nhật Đài Loan Úc Khác
Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy tình hình xuất khẩu thủy sản của Công
ty qua các thị trường có sự biến đổi rất lớn.
3.2.3.1 Thị trường Châu Âu
EU là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Đây
cũng là thị trường chính của thủy sản Việt Nam hàng trục năm qua và có nhiều
triển vọng cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian
tới. Theo xu hướng chung của cả nước thì EU cũng chính là thị trường lớn của Công ty Phú Cường.
Năm 2007, Công ty Phú Cường chỉ xuất tôm vào EU ở các nước là Đức và Thụy Sĩ với sản lượng là khoảng 373 tấn đạt kim ngạch 3,38 triệu USD. Đến năm 2008, Công ty đã mở rộng thêm thị trường EU, ngoài Thụy Sĩ và Đức thì
Công ty đã xuất khẩu thêm sang Pháp, Anh và Hà Lan. Tổng sản lượng xuất
khẩu sang EU trong năm 2008 là 959 tấn tôm sú, tăng gần 2,6 lần so với sản lượng xuất khẩu sang thị trường này, đạt kim ngạch 7,45 triệu USD. Mặt dù sản lượng đạt cao nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2008, giá tôm sú nguyên liệu ở
các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long rất thấp. Sang năm 2009 thì sản lượng xuất
khẩu của Công ty sang EU là giảm so với năm 2008, với sản lượng năm 2009 là 649 tấn đạt kim ngạch 5,15 triệu USD, giảm gần 1/3 so với 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm năm 2009 là do EU chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng
hoảng kinh tế. Điều đó khiến cho xuất khẩu thủy sản của Công ty giảm so với
cùng kỳ, giá bán thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính bền
vững của xuất khẩu thủy sản.
Từ đầu năm nay, mặc dù thị trường EU được mở rộng, nhu cầu thủy sản tăng cao nhưng công ty đã không dám ký hợp đồng trong quý I vì không đủ
nguyên liệu chế biến. Đến quý II, tình hình thiếu tôm nguyên liệu vẫn còn của
các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng tình hình xuất khẩu của công ty đã khả quan. Nguyên nhân là do từ tháng 4, Cà Mau đã vào mùa thu hoạch tôm sú. Vì vậy sản lượng xuất khẩu tôm từ tháng 4 của Công ty đã có hướng chuyển biến
tích cực. Vì vậy, tính chung 6 tháng đầu năm nay, công ty xuất khẩu sang Châu
Âu khoảng 304,54 tấn với kim ngạch 3,53 triệu USD, chiếm 36,52 % của tổng
3.2.3.2 Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường đòi hỏi cầu kỳ nhất với quy cách riêng biệt cho từng
hệ thống phân phối nhưng cũng là thị trường có mức hấp dẫn do tỉ suất lợi nhuận cao. Do đó, đối với Phú Cường từ khi hình thành đã xác định Nhật Bản là thị trường trọng điểm có năm chiếm hơn 50% thị phần của Công ty được thể hiện cụ
thể như sau:
Sản lượng xuất khẩu năm 2007 là 1.155 tấn đạt 10,21 triệu USD, chiếm gần
53% giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đến năm 2008, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty đều giảm nhẹ, với sản lượng 1.072 tấn và đạt kim
ngạch 9,12 triệu USD, chiếm 46,87% giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong năm 2008.
Năm 2009, do sản lượng xuất khẩu của công ty qua các thị trường đều giảm
nên kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm. Trong năm 2009, công ty
xuất sang Nhật Bản với sản lượng 514 tấn đạt kim ngạch 4,31 triệu USD, giảm
gần 1/2 so với năm 2008. Mặc dù từ cuối năm 2009, tình trạng thiếu nguyên liệu
trầm trọng của khu vực nhưng Công ty cũng đã cố gắng thu mua nguyên liệu để
phục vụ chế biến xuất khẩu. Vì vậy từ đầu năm đến nay tình hình xuất khẩu tôm
sang thị trường này đã có dấu hiệu phục hồi mạnh. Kết quả 6 tháng đầu năm, Công ty đã xuất sang Nhật Bản với sản lượng 389 tấn đạt kim ngạch 4,45 triệu
USD. Nhìn chung, nguyên nhân khiến cho tình hình xuất khẩu tôm sú của Công
ty sang Nhật Bản giảm mạnh từ đầu năm 2009 là do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế làm giá cả xuất khẩu vào thị trường này giảm xuống. Mặc khác, do xu hướng tiêu dùng của người Nhật bắt đầu có sự thay đổi. Thay vào đó là sự
xuất hiện của tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cạnh tranh mạnh với tôm sú.
3.2.3.3 Thị trường Đài Loan, Úc và một số thị trường khác
Đây là hai thị trường nhập khẩu tôm của Công ty tương đối ổn định. Tuy
nhiên theo tình hình chung của Công ty thì sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
tôm sú của Công ty qua 2 thị trường này có xu hướng giảm theo từng năm. Cụ
thể, năm 2007 sản lượng xuất khẩu qua Đài Loan là 172 tấn, đạt kim ngạch 1,48 triệu USD, sang Úc 307 tấn, đạt 3,3 triệu USD. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu
7,2%, Úc chiếm khoảng 17% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Một số thị trường khác chỉ chiếm một phần nhỏ, không đáng kể.
Từ năm 2008, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nên thị trường xuất khẩu của công ty đã giảm xuống, công ty chủ yếu xuất khẩu sang các
thị trường chủ lực của công ty. Sản lượng xuất khẩu của công ty sang Đài Loan và Úc cũng biến động. Cụ thể trong năm 2008, sản lượng xuất khẩu sang Đài Loan được 243 tấn, đạt kim ngạch 1,91 triệu USD, sản lượng xuất khẩu sang Úc
đạt 106 tấn, đạt kim ngạch 970 nghìn USD. Như vậy, trong năm 2008, công ty đã xuất sang Đài Loan tăng 41,9% về lượng và tăng 28,2% về giá trị kim ngạch xuất
khẩu so với 2007. Tuy nhiên thị trường Úc thì giảm đáng kể, giảm 65,5% về lượng và giảm 70,5% về kim ngạch xuất khẩu.
Trong 2009 thì tình hình xuất khẩu của công ty sang hai thị trường này lại
tiếp tục giảm mạnh, sản lượng xuất khẩu sang Đài Loan khoảng 141 tấn, giảm
102 tấn so với 2008 và kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1,17 triệu USD. Đối với thị trường Úc, năm 2009 các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Úc phải đối phó với một hình thức rào cản thương mại lớn, đó là các cơ quan chức năng
Úc sẽ kiểm tra gắt gao việc khối lượng tịnh của thủy sản đóng gói nhập khẩu.
Nếu khối lượng không đúng có liên quan sẽ bị phạt với khoảng tiền rất lớn.
Chính vì thế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp
xuất khẩu vào thị trường Úc không nhận đơn hàng đề nghị cung cấp thủy sản đóng gói với khối lượng tịnh dưới 100% khối lượng in trên bao bì nhằm tránh rủi
ro có thể xẩy ra. Chính vi thế, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu sang Úc
của công ty trong năm đã giảm rất nhiều, chỉ được 14 tấn về sản lượng và 126 nghìn USD về kim ngạch.
Từ đầu năm đến nay, tình hình xuất khẩu khẩu của công ty sang hai thị trường này cũng chưa lạc quan. Xuất khẩu sang Đài Loan chỉ đạt 69 tấn về lượng
và 720 nghìn USD về giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu sang Úc chỉ đạt 38 tấn về lượng và 430 nghìn USD về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong những tháng
cuối năm 2010, xuất khẩu thủy sản của công ty vẫn còn nhiều triển vọng, công ty
cũng vừa ký kết một số hợp đồng mới ở Úc và một số thị trường khác. Đặc biệt
từ đầu năm đến nay, công ty đã bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ. Trong thời gian tới