Phân tích các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco.pdf (Trang 66)

4. Độ tinh cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.1.Phân tích các yếu tố bên trong

Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản phát triển một cách nhanh chóng, đã kéo theo sự phát triển của nhiều công ty chế biến đông lạnh xuất

khẩu. Việt Nam ngày càng có nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đang được mở rộng và xây dựng, điều đó làm cho nguồn nguyên liệu có nguy cơ bị

thiếu hụt. Trong khi đó các nhà nhập khẩu thường đòi hỏi sản phẩm GMS (thực

hành sản phẩm tốt), HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm soát

giới hạn) hoặc SSOP (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm). Những tiêu chuẩn này không những áp dụng cho khâu chế biến mà xuyên suốt trong quá trình sản xuất

từ nguyên liệu đến bảo quản thành phẩm cho nên không thể coi nhẹ vấn đề về

chất lượng ngay từ công đoạn khai thác nguyên liệu.

Cà Mau là vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn thủy sản dồi

dào. Nuôi trồng đánh bắt thủy sản là ngành nghề kinh doanh chính của người dân nơi đây. Hầu hết các huyện trong tỉnh đều nuôi trồng thủy sản, vì đây là ngành

nghề mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao. Trong những năm gần đây, người dân đã chuyển từ việc nuôi tôm tự nhiên sang nuôi tôm công nghiệp rất nhiều, đáp ứng

nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các công ty xuất khẩu thủy sản rất cao. Đối với công ty Phú Cường Jostoco, nguồn nguyên liệu đầu vào được khai thác chủ yếu

từ các vùng nuôi tự nhiên thuộc huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Thới Bình, khoảng cách đến công ty từ 30-60 km.

Cách tiếp cận nguyên liệu của công ty

 Nguyên liệu được thu mua thông qua thông qua ký kết hợp đồng với

các trạm có nguồn nguyên liệu ổn định.

 Tôm được bảo quản bằng đá lạnh trong thùng cách nhiệt, vận chuyển

 Tại Công ty nhân viên QM kiểm tra điều kiện vận chuyển: Hồ sơ thu

mua nguyên liệu, dụng cụ bảo quản, phương pháp bảo quản, nhiệt độ, kiểm tra độ tươi, kích cở, tập chất, mùi lạ, dư lượng Sunfites của nguyên liệu và thực hiện

lấy mẫu phân tích Chloramphenicol, Nitrofuran đúng theo kế hoạch.

 Sau khi tiếp nhận, tôm được rửa bằng nước sạch nhằm loại bỏ tạp chất

trong nguyên liệu, sau đó nguyên liệu được đưa vào các thùng chứa chuyên dùng và muối ướp đá theo tỉ lệ thích hợp.

Tuy nhiên, các công ty xuất khẩu thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu

Long nói chung và công ty Phú Cường nói riêng đã gặp nhiều khó khăn từ cuối năm 2009 đến nay vì nhu cầu tôm chế biến hiện đang tăng cao nhưng hàng loạt

nhà máy chế biến tôm sú xuất khẩu ở khu vực lại phải đối mặt với tình trạng không đủ nguyên liệu sản xuất để cung ứng nhu cầu thị trường. Nhiều doanh

nghiệp đang kiến nghị nhập tôm sú nguyên liệu từ các nước để duy trì sản xuất,

phục vụ xuất khẩu nhưng chưa thể nhập khẩu bởi nhiều lý do. Hơn nữa, giá tôm

sú hiện nay đang tăng cao, đó cũng là một bất lợi lớn cho công ty. Vì vậy, vấn đề

nguyên liệu đầu vào đang là vấn đề quan tâm của công ty, do đó công ty cần phải

có những giải pháp hiệu quả hơn.

4.1.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực

Các cơ sở sản xuất của PCG đều được trang bị các thiết bị hiện đại nhất và

được điều hành bởi lực lượng lao động có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên nghiệp, bao gồm đội ngũ quản lý giỏi và công nhân lành nghề. Hầu như tất cả

các nhà máy chế biến của PCG đều được chứng nhận tiêu chuẩn HACCP, ISO

9001:2000, EU Codes, BRC, HALAL, IFS và đáp ứng được mọi yêu cầu từ

khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Tổng công suất hàng năm

của PCG là 50.000 tấn thành phẩm, bao gồm việc chế biến và xuất khẩu nhiều

dòng thủy hải sản khác nhau như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm sú chỉ đông

lạnh dưới dạng nguyên liệu và tẩm; cá tra và các loại cá biển, chả cá đông lạnh dưới nhiều hình thức; mực, mực ống và bạch tuộc đông lạnh dưới dạng nguyên liệu và tẩm. Riêng tại công ty Cổ phần thỷ sản Phú Cường, công ty đang được

trang bị nhiều thiết bị hiên đại, để đáp ứng công suất sản xuất tôm sú xuất khẩu

khoảng 30 tấn/ngày. Cụ thể

 Băng chuyền IQF : 01 bộ = 500 kg/giờ

 Băng chuyền BQF : 01 bộ = 500 kg/giờ

 Hệ thống hấp: 01 bộ = 500 kgs/giờ

 Máy đá vẩy : 02 bộ x 12 tấn/24 giờ

 Máy dò kim loại: 04 bộ

 Máy rửa nguyên liệu : 02 bộ x 03 tấn/giờ

 Kho lạnh : 04 kho = 350 tấn

 Xe lạnh : 8 chiếc

 Hệ thống lọc nước, máy đóng gói, hệ thống điều hoà nhiệt độ, bộ hạ thế và điều áp.

Hiện nay công ty có hơn 60 nhân viên quản lý chuyên nghiệp và khoảng 500 công nhân lao động trực tiếp có tay nghề cao được huấn luyện tốt để cho ra và cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng cao với mức giá cạnh tranh nhất, được

khẳng định trong thời gian hơn 15 năm được bạn bè trong nước và quốc tế công

nhận.

4.1.3 Công tác Marketing

Hình thành phòng bán hàng và Marketing

- Ngoài thị phần sẵn có, phòng bán hàng và Marketing tiếp tục điều tra

nhu cầu của thị trường trong và ngoài nuớc, chiêu mại trực tiếp bằng hình ảnh,

sản phẩm, các tài liệu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

- Tạo điều kiện ưu đãi cần thiết đối với khách hàng có uy tín, đây cũng là cách nhân rộng quảng cáo sản phẩm mà khỏi tốn chi phí.

- Giới thiệu những thông tin PCG nói chung và công ty cổ phần thủy sản Phú Cường nói riêng với những công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh tiên tiến,

sản phẩm cao cấp trên trang website của xí nghiệp.

- Việc chiêu mại quảng cáo cũng phải dành chi phí cần thiết và giảm dần khi đã có thị phần ổn định.

4.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài 4.2.1 Yếu tố tự nhiên 4.2.1 Yếu tố tự nhiên

Cà Mau là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng và đa dạng các nguồn hải sản với giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm

qua, ngành Thủy sản luôn khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn có những đóng

góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà. Tạo công ăn việc làm

cho hàng trăm ngàn lao động và đang phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm thủy sản có sức cạnh tranh cao trên thị trường để tiếp tục phát

triển nhanh, ổn định và bền vững.

Với ba mặt giáp biển cùng chiều dài bờ biển là 254km, bao bọc từ tây sang đông, Cà Mau có diện tích mặt nước trải rộng từ các bãi bồi ven biển đến các khu

rừng ngập nước. Là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, ngư trường Cà Mau có trữ lượng lớn và đa dạng các nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, cá chai, cá mú…

Bên cạnh đó, việc nuôi trồng tại khu vực mặt nước ven biển cũng rất thuận

lợi, gồm các loài nhuyễn thể và các loài hai mảnh vỏ như: nghêu, sò huyết; các

loại tôm, cua, cá nước mặn có giá trị cao trong tiêu dùng và xuất khẩu. Nuôi

trồng thủy sản ven biển, đặc biệt là nuôi tôm sú, đang phát triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của tỉnh Cà Mau.

Do các nhà máy tăng cường đổi mới thiết bị công nghệ, dây chuyền sản

xuất tiên tiến, từ đó mức độ tham gia thị trường rộng và chuyên sâu hơn, sản xuất được nhiều mặt hàng giá trị gia tăng... Đây là yếu tố tạo nên giá trị để tăng kim

ngạch xuất khẩu và nâng cao uy tín, thương hiệu tôm Cà Mau trên thị trường thế

giới và quan trọng hơn hàng thủy sản Cà Mau ngày càng được giá hơn, người

nông dân cũng hưởng lợi từ những điều này.

Cũng nên nhấn mạnh có được những kết quả trên là do trong những năm

qua công nghiệp chế biến thủy sản đã phát triển mạnh theo hướng CNH-HĐH.

Nhiều băng chuyền, tủ đông Block, nhiều dây chuyền chế biến những mặt hàng giá trị gia tăng cao đều được những nhà chế biến của Cà Mau nhập về. Nhờ vậy,

công nghiệp chế biến thủy sản Cà Mau đã đạt trình độ ngang tầm so với các nước

trong khu vực. Nhiều DN có sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu mạnh và có giá trị xuất khẩu (XK) lớn. Điển hình là Cty XNK Thủy sản Minh Phú,

Camimex, Phú Cường, Quốc Việt… có giá trị xuất khẩu hàng chục triệu USD

mỗi năm… Có thể nói: Kim ngạch XK tăng nhanh trong những năm qua cho

Đây là thành tựu lớn, khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất thúc đẩy các ngành nghề và kinh tế xã hội tỉnh phát triển.

4.2.2 Yếu tố kinh tế - chính trị

4.2.2.1 Yếu tố chính trị - pháp luật

Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa,dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng

sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước. Nước ta chủ trương thực hiện đường

lối đối ngoại độc lập, tự chủ mở rộng,đa dạng hóa,đa phương hóa quan hệ quốc

tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm”Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối

tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình,độc

lập và phát triển”.Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168

quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị

lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ.Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Quốc tế(WTO). Đây là một bước

ngoặc lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Cũng trong năm này Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Với thời kỳ hội nhập như vậy thì rất thuận lợi

cho việc giao thương. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Mà nhất là xuất khẩu

hàng thủy sản đang rất được quan tâm. Bên cạnh đó nhà nước còn hỗ trợ rất

nhiều điều kiện thuận lợi để ngành ngày thêm phát triển; về phát triển thị trường

phụ trợ cho ngành thủy sản; những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào các thị trường trọng điểm; giải bài toán về lao động trong ngành thủy sản; các

biện pháp tài chính, tiền tệ để hỗ trợ phát triển bền vững ngành thủy sản. Nhà

nước còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi về kinh nghiệm xây

dựng và bảo vệ thương hiệu, tập trung vào việc đánh giá kết quả thuộc lĩnh vực

thủy sản từ khi gia nhập WTO.

4.2.2.2 Yếu tố kinh tế Việt Nam

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng

nhảy vọt. Đặc biệt từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam càng có nhiều cơ

hội để phát triển.Cụ thể, năm 2007 nền kinh tế có sự tăng trưởng toàn diện trong

hầu hết các lĩnh vực. Theo Tổng cục Thống kê ngày 31/12, tổng sản phẩm trong

(8,2-8,5%). Trong đó, giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng.

Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nước ta trong năm 2008 được thực hiện

trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường. Sự lên xuống thất thường của giá dầu thô, diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong năm qua. Nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất

của Đảng và Nhà nước cùng sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, các

bộ, ngành, các tập đoàn kinh tế..., nền kinh tế nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát, an sinh xã hội được đảm

bảo, nhiều vấn đề xã hội bức xúc được giải quyết. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy

sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong đó, giá trị xuất khẩu năm 2008 của Việt Nam đạt 62,906 tỷ USD, tăng gần 29,5% so với năm 2007.

Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội năm 2009 của Tổng cục

Thống kê được công bố ngày 31/12, trong năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng

kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại.

Kết quả này một lần nữa khẳng định sự nhất trí đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô linh hoạt hiệu quả của Chính

phủ. Thành công này đáng ghi nhận trong bối cảnh khủng hoảng tài chính của

một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới, trong đó có Việt

Nam vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.Năm 2009, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt

mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của

khu vực và trên thế giới. Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và cả năm đã tăng 7,6%. Sản xuất nông nghiệp được mùa với sản lượng lúa cả năm đạt 38,9 triệu tấn, tăng 165.700 tấn so với năm 2008. Cân đối

kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

đạt 56,6 tỷ USD.

Nửa chặng đường của năm kế hoạch 2010, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trên đà hồi phục từ cuối năm ngoái. Nhìn chung, hầu hết các

chỉ tiêu kế hoạch quan trọng đều có bước cải thiện đáng ghi nhận…Trong 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm đạt 6- 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,7-3,2%, công nghiệp và xây dựng tăng 6-6,7%, dịch vụ tăng 6,8-7,2%. Kim ngạch xuất khẩu nửa đầu năm đạt 32,1 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ,

với những mặt hàng quan trọng có tốc độ tăng trưởng cao như sắt thép, dây và

cáp điện, hóa chất và sản phẩm hóa chất, máy móc, thiết bị, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng điện tử, máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản… Đáng chú ý là giá cả

nhiều loại hàng xuất khẩu được cải thiện trên thị trường thế giới góp phần tích

cực vào kết quả xuất khẩu. Đến nay, đã có 9 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ

USD gồm thủy sản, hàng dệt may, dầu thô, gạo, giày dép, thiết bị và phụ tùng, đá

quý và kim loại quý, hàng điện tử và máy tính; gỗ và sản phẩm gỗ.

4.2.2.3 Chính sách đối với xuất khẩu của nhà nước

Về thương mại quốc tế, mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam trong

những năm gần đây là gia nhập WTO đã thành hiện thực. Trong thời gian tiếp

theo, có lẽ mục tiêu lớn nhất của Việt Nam là phải hoàn thiện tất cả các yêu cầu mà WTO đặt ra như hoàn thiện hệ thống luật pháp, cắt giảm thuế quan, bỏ các

biện pháp bảo hộ mậu dịch không được WTO cho phép... Ngoài ra, Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco.pdf (Trang 66)