4. Độ tinh cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
4.2.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ
Hiện nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao sản xuất là điều không
thể thiếu đối với các công ty. Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp
(DN) Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới. Việt Nam có 470 DN chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về ATVSTP, trong đó 245 DN được phép xuất khẩu sang EU, 34 DN được xuất vào Mỹ và Canada. Đáng chú ý,
dù là năm đầu tiên gia nhập WTO, nhưng xuất khẩu thủy sản có chuyển biến lớn
về nhiều mặt: số lượng DN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính
(EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng
loại. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản cũng còn nhiều thách thức, trong đó chủ yếu
là các hàng rào kỹ thuật mới từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng cao. Bởi vậy, các DN thuỷ sản phải không ngừng đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp
chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và DN để siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát an
toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản. Ngành thủy sản cũng phải đẩy mạnh sử
dụng các tiến bộ công nghệ sinh học để phát triển nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn, giảm thuế nhập khẩu thủy sản để tạo điều kiện cho các DN giải quyết
vấn đề thiếu nguyên liệu, đa dạng mặt hàng và tăng cường chế biến hàng có giá trị gia tăng cao. Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu, giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt
tối thiểu 7 tỷ USD (gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ bản trong tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững.