4. Độ tinh cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
4.2.4. Chính sách đối với hàng nhập khẩu của các nước nhập khẩu
Các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam như: Nga, Hoa Kỳ, EU,
Nhật… liên tục đưa ra những quy định mới về chất lượng thủy sản nhập khẩu.
Năm 2009, lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản đạt con số tăng trưởng âm. Theo Hiệp
hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) năm 2009, trừ sản phẩm tôm có kim
ngạch xuất khẩu tăng, còn hầu hết các mặt hàng thủy sản khác điều giảm cả về
sản lượng và giá trị. Nguyên nhân cơ bản được xác định là do chịu ảnh hưởng
của khủng hoảng và suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, một yếu tố tác động không
nhỏ tới sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chính là các rào cản thương mại, kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đưa ra. Cụ thể, lấy lý do “thủy
sản Việt Nam không đảm bảo chất lượng VSATTP” Nga đã dừng nhập khẩu
thủy sản Việt Nam trong khoảng thời gian dài( từ cuối năm 2008 đến tháng
5/2009). Thêm vào đó từ năm 2009, cũng như nhiều quốc gia, Việt Nam đang
phải đối mặt với những khó khăn trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập
khẩu đã tận dụng những quy định mở nhằm tạo ra những rào cản mới như chống
bán phá giá, chống trợ cấp... để bảo hộ sản xuất trong nước. Sự sụt giảm ở các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ thời gian qua đã chứng minh điều đó.
Ngoài lý do nhu cầu tiêu thụ giảm, phần khác do các nước này thắt chặt chính sách bảo hộ hàng nông, lâm, thủy hải sản trong nước, khiến các doanh nghiệp
xuất khẩu nước ta ngày một khó khăn hơn.
Ngày nay, đứng trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá. Vì vậy, các vụ kiện bán phá giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng chủ thể tham gia và ngày càng mở rộng
phạm vi hàng hoá áp dụng.
Theo nhận định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
(FAO), thị trường thủy sản thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách
thức, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU trở nên khó khăn hơn khi quy định chống đánh bắt thủy sản trái phép (IUU) bắt đầu được thực hiện từ
năm 2010, gây khó khăn cho người nông dân và DN xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất cho xuất khẩu
thủy sản năm 2010, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ
thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ có nhiều triển
vọng trong thời gian tới. Ưu thế tuyệt đối của tôm sú cỡ lớn của Việt Nam so
với các nước sẽ khiến xuất khẩu tôm tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trên thị trường Mỹ. Mặt khác, hiện nay, thị trường châu Âu đang thực hiện việc quản lý
chặt chẽ và hạn chế thủy sản đánh bắt. Đây sẽ là cơ hội để các sản phẩm thủy
sản nuôi trồng của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường.
Ngoài ra, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (JVEPA) chính
thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được
giảm thuế xuất khẩu xuống 1-2%... Đây là điều kiện thuận lợi cho các DN thủy
sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này.