Phân tích các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco.pdf (Trang 68 - 73)

4. Độ tinh cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.2.Phân tích các yếu tố bên ngoài

4.2.1 Yếu tố tự nhiên

Cà Mau là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng và đa dạng các nguồn hải sản với giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm

qua, ngành Thủy sản luôn khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn có những đóng

góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà. Tạo công ăn việc làm

cho hàng trăm ngàn lao động và đang phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm thủy sản có sức cạnh tranh cao trên thị trường để tiếp tục phát

triển nhanh, ổn định và bền vững.

Với ba mặt giáp biển cùng chiều dài bờ biển là 254km, bao bọc từ tây sang đông, Cà Mau có diện tích mặt nước trải rộng từ các bãi bồi ven biển đến các khu

rừng ngập nước. Là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, ngư trường Cà Mau có trữ lượng lớn và đa dạng các nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, cá chai, cá mú…

Bên cạnh đó, việc nuôi trồng tại khu vực mặt nước ven biển cũng rất thuận

lợi, gồm các loài nhuyễn thể và các loài hai mảnh vỏ như: nghêu, sò huyết; các

loại tôm, cua, cá nước mặn có giá trị cao trong tiêu dùng và xuất khẩu. Nuôi

trồng thủy sản ven biển, đặc biệt là nuôi tôm sú, đang phát triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của tỉnh Cà Mau.

Do các nhà máy tăng cường đổi mới thiết bị công nghệ, dây chuyền sản

xuất tiên tiến, từ đó mức độ tham gia thị trường rộng và chuyên sâu hơn, sản xuất được nhiều mặt hàng giá trị gia tăng... Đây là yếu tố tạo nên giá trị để tăng kim

ngạch xuất khẩu và nâng cao uy tín, thương hiệu tôm Cà Mau trên thị trường thế

giới và quan trọng hơn hàng thủy sản Cà Mau ngày càng được giá hơn, người

nông dân cũng hưởng lợi từ những điều này.

Cũng nên nhấn mạnh có được những kết quả trên là do trong những năm

qua công nghiệp chế biến thủy sản đã phát triển mạnh theo hướng CNH-HĐH.

Nhiều băng chuyền, tủ đông Block, nhiều dây chuyền chế biến những mặt hàng giá trị gia tăng cao đều được những nhà chế biến của Cà Mau nhập về. Nhờ vậy,

công nghiệp chế biến thủy sản Cà Mau đã đạt trình độ ngang tầm so với các nước

trong khu vực. Nhiều DN có sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu mạnh và có giá trị xuất khẩu (XK) lớn. Điển hình là Cty XNK Thủy sản Minh Phú,

Camimex, Phú Cường, Quốc Việt… có giá trị xuất khẩu hàng chục triệu USD

mỗi năm… Có thể nói: Kim ngạch XK tăng nhanh trong những năm qua cho

Đây là thành tựu lớn, khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất thúc đẩy các ngành nghề và kinh tế xã hội tỉnh phát triển.

4.2.2 Yếu tố kinh tế - chính trị

4.2.2.1 Yếu tố chính trị - pháp luật

Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa,dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng

sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước. Nước ta chủ trương thực hiện đường

lối đối ngoại độc lập, tự chủ mở rộng,đa dạng hóa,đa phương hóa quan hệ quốc

tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm”Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối

tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình,độc

lập và phát triển”.Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168

quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị

lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ.Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Quốc tế(WTO). Đây là một bước

ngoặc lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Cũng trong năm này Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Với thời kỳ hội nhập như vậy thì rất thuận lợi

cho việc giao thương. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Mà nhất là xuất khẩu

hàng thủy sản đang rất được quan tâm. Bên cạnh đó nhà nước còn hỗ trợ rất

nhiều điều kiện thuận lợi để ngành ngày thêm phát triển; về phát triển thị trường

phụ trợ cho ngành thủy sản; những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào các thị trường trọng điểm; giải bài toán về lao động trong ngành thủy sản; các

biện pháp tài chính, tiền tệ để hỗ trợ phát triển bền vững ngành thủy sản. Nhà

nước còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi về kinh nghiệm xây

dựng và bảo vệ thương hiệu, tập trung vào việc đánh giá kết quả thuộc lĩnh vực

thủy sản từ khi gia nhập WTO.

4.2.2.2 Yếu tố kinh tế Việt Nam

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng

nhảy vọt. Đặc biệt từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam càng có nhiều cơ

hội để phát triển.Cụ thể, năm 2007 nền kinh tế có sự tăng trưởng toàn diện trong

hầu hết các lĩnh vực. Theo Tổng cục Thống kê ngày 31/12, tổng sản phẩm trong

(8,2-8,5%). Trong đó, giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng.

Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nước ta trong năm 2008 được thực hiện

trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường. Sự lên xuống thất thường của giá dầu thô, diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong năm qua. Nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất

của Đảng và Nhà nước cùng sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, các

bộ, ngành, các tập đoàn kinh tế..., nền kinh tế nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát, an sinh xã hội được đảm

bảo, nhiều vấn đề xã hội bức xúc được giải quyết. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy

sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong đó, giá trị xuất khẩu năm 2008 của Việt Nam đạt 62,906 tỷ USD, tăng gần 29,5% so với năm 2007.

Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội năm 2009 của Tổng cục

Thống kê được công bố ngày 31/12, trong năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng

kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại.

Kết quả này một lần nữa khẳng định sự nhất trí đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô linh hoạt hiệu quả của Chính

phủ. Thành công này đáng ghi nhận trong bối cảnh khủng hoảng tài chính của

một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới, trong đó có Việt

Nam vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.Năm 2009, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt

mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của

khu vực và trên thế giới. Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và cả năm đã tăng 7,6%. Sản xuất nông nghiệp được mùa với sản lượng lúa cả năm đạt 38,9 triệu tấn, tăng 165.700 tấn so với năm 2008. Cân đối

kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

đạt 56,6 tỷ USD.

Nửa chặng đường của năm kế hoạch 2010, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trên đà hồi phục từ cuối năm ngoái. Nhìn chung, hầu hết các

chỉ tiêu kế hoạch quan trọng đều có bước cải thiện đáng ghi nhận…Trong 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm đạt 6- 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,7-3,2%, công nghiệp và xây dựng tăng 6-6,7%, dịch vụ tăng 6,8-7,2%. Kim ngạch xuất khẩu nửa đầu năm đạt 32,1 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ,

với những mặt hàng quan trọng có tốc độ tăng trưởng cao như sắt thép, dây và

cáp điện, hóa chất và sản phẩm hóa chất, máy móc, thiết bị, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng điện tử, máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản… Đáng chú ý là giá cả

nhiều loại hàng xuất khẩu được cải thiện trên thị trường thế giới góp phần tích

cực vào kết quả xuất khẩu. Đến nay, đã có 9 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ

USD gồm thủy sản, hàng dệt may, dầu thô, gạo, giày dép, thiết bị và phụ tùng, đá

quý và kim loại quý, hàng điện tử và máy tính; gỗ và sản phẩm gỗ.

4.2.2.3 Chính sách đối với xuất khẩu của nhà nước

Về thương mại quốc tế, mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam trong

những năm gần đây là gia nhập WTO đã thành hiện thực. Trong thời gian tiếp

theo, có lẽ mục tiêu lớn nhất của Việt Nam là phải hoàn thiện tất cả các yêu cầu mà WTO đặt ra như hoàn thiện hệ thống luật pháp, cắt giảm thuế quan, bỏ các

biện pháp bảo hộ mậu dịch không được WTO cho phép... Ngoài ra, Việt Nam

cũng cần nên tích cực tham gia các khu vực mậu tự do (FTA) như đã tham gia AFTA, ký các hiệp định thương mại song phương, như đã ký hiệp định thương

mại Việt Mỹ (BTA),...Các biện pháp này đều có lợi cho xuất nhập khẩu Việt

Nam và cũng là điều tất yếu phải làm khi hội nhập quốc tế.

Một vấn đề nữa, khi gia nhập WTO, thuế quan tất nhiên phải bị cắt giảm, thêm vào đó nhà nước không được dùng các biện pháp bảo hộ xuất khẩu như trước kia ( Việt Nam đã từng thưởng xuất khẩu cho gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, thịt

lợn..bù lỗ xuất khẩu cho cà phê, gạo, thịt lợn...nay đã bị cấm), hàng hóa, doanh nghiệp nước ngoài được đối xử như hàng hóa trong nước (NT), ... cùng với đó,

Market Economy) trong vòng 12 năm, điều này gây ra không ít khó khăn cho

Việt Nam trong thương mại quốc tế, đặc biệt trong các vụ kiện bán phá giá như

vụ kiện bán phá giá cá da trơn và tôm của Mỹ trong mấy năm trước. Những qui định này gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong nước, nhà nước cần có những biện pháp phù hợp để hỗ trợ xuất khẩu và hỗ trợ cho các

doanh nghiệp trong nước mà không vi phạm qui định của WTO. Nói chung là còn nhiều việc phải làm, hội nhập là con dao 2 lưỡi, nếu không tận dụng được

thời cơ chúng ta phải lãnh những hậu quả hết sức nặng nề.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco.pdf (Trang 68 - 73)