Phân theo ngành năm 2003
48
12
37
Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ
y Năm 2004: Từ đầu năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giải quyết nhanh các thủ tục chứng nhận đủ điều kiện cho doanh nghiệp có dự án đầu tư ra
nước ngoài và có biện pháp kiểm tra chặt chẽ hiệu quả hoạt động của các dự án. Tuy nhiên, các thủ tục cấp phép đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn còn nhiều phức tạp, khâu thẩm định của các bộ, ngành kéo dài và không cần thiết, dẫn đến sự chậm trễ tiến độ cấp phép và triển khai của doanh nghiệp.
Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 22/1999/NĐ-CP về đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài - hiện nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt là việc chuyển vốn, vay vốn - để tạo môi trường thông thoáng hơn và có các chính sách khuyến khích hơn nữa cho các doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm nay, có 9 dự án được cấp phép, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4,7 triệu USD. Các dự án đều tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó lĩnh vực công nghiệp chiếm 84,7% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Địa bàn đầu tư tập trung chủ yếu vào các thị trường Mỹ, Lào, Nga, Czech và các nước Asean.
Tính đến ngày 30/6/2004, tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đạt 108 dự án, với tổng vốn đăng ký khoảng 220,42 triệu USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng như thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, 50% dự án còn lại thuộc lĩnh vực dịch vụ và nông lâm nghiệp - thủy sản.
Nét mới của hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm đó là các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu khai phá một thị trường mới đầy tiềm năng - Cộng hòa Czech. Đi tiên phong là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Constrexim Holdings) với dự án đầu tư sang Cộng hòa Czech trị giá 968.900 USD, nhằm mở đầu cho việc triển khai kinh doanh bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu ở thị trường này.