Vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tính đến tháng 6/2004 133
3.3.2.3 Tạo ra mối liên kết giữa ngân hàng và công ty
Thực tiễn đầu tư ra nước ngoài ở các doanh nghiệp châu Á cho thấy việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài ở giai đoạn đầu đòi hỏi vốn lớn kéo dài (do phải xây dựng nhà xưởng, chi phí nhân công ban đầu…), nhưng doanh nghiệp không thể huy động động đủ vốn của mình vào dự án hết được. Chính đều này dẫn đến các dự án trì hoãn kéo dài dẫn đến lỗ vốn hay tuột mất cơ hội kinh doanh. Vì vậy trong điều kiện chưa có thị trường vốn hiệu quả thì ngân hàng được coi là
cứu cánh duy nhất. Một sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp được xem là nhân tố không thể thiếu để thúc đẩy đầu tư phát triển. Bởi nếu chỉ dựa vào vốn chủ sở hữu (thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam) thì có thể không đủ, vì thông thường trữ lượng vốn bằng ngoại tệ có sẵn của doanh nghiệp hầu như rất thấp, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nới lỏng hơn cho phép doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ ngoại tệ giữ lại mà không cần kết hối. Việc vay nợ ngoại tệ để đầu tư là hoàn toàn có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Vì hiện nay Chính phủ đã cho phép vay để đầu tư và lãi suất đồng USD rất thấp. Nhưng vay được hay không còn phụ thuộc uy tín gầy dựng giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Muốn vậy, doanh nghiệp và ngân hàng cần phải đánh giá chính xác được mình đang ở cùng nhau trong một lợi ích.
Về lâu dài, mối liên hệ giữa doanh nghiệp - ngân hàng cần phải được nâng cao lên thành các tập đoàn kinh tế tài chính vững mạnh, đủ sức cạnh tranh trong việc thực hiện các dự án đầu tư trên thị trường thế giới. Các công ty kiểu Chaebol của Hàn Quốc và Keiretsu của Nhật Bản luôn có ngân hàng là thành viên của tập đoàn. Chính nhờ cơ chế này mà tập đoàn tự điều hoà các nguồn vốn của mình một cách hợp lý và hiệu quả, tránh bị rơi vào khủng hoảng do thiếu hụt vốn. Xa hơn, là từ các mối liên kết này, chúng ta hình thành các tổ hợp nhiều công ty - nhiều ngân hàng, bởi một doanh nghiệp - một ngân hàng vẫn luôn chứa đựng hạn chế nhất định về vốn. Có như vậy thì khi một doanh nghiệp hay một ngân hàng nào đó có dự án tốt nhưng số vốn đầu tư quá lớn, trong khi các ngân hàng các doanh nghiệp khác trong cùng một tổ hợp lại có vốn nhưng chưa có đầu ra, thì lập tức sẽ có dòng chuyển dịch vốn từ nơi chưa cần sang nơi cần để đồng vốn luôn vận động có hiệu quả.
Kết luận
Luận văn đã trình bày khái quát về thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và đề xuất những giải pháp cả vĩ mô và vi mô nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Với số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài ngày một tăng, cùng những tồn tại trong quản lý nhà nước và tình hình chậm đổi mới hệ thống văn bản chính sách của Nhà nước như hiện nay, một trong những điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài là Nhà nước cần gấp rút nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật đầu tư ra nước ngoài. Khi có một khuôn khổ riêng, mang tính pháp lý cao để điều chỉnh, Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động lâu dài ở nước ngoài, cũng như hỗ trợ họ nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, khi có Luật đầu tư ra nước ngoài cùng chế tài cụ thể kèm theo, công tác quản lý và phối hợp giữa các cơ quan ban ngành của Chính phủ trong lĩnh vực này sẽ khắc phục được sự quan liêu, chồng chéo, đảm bảo cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài hoạt động an toàn và theo đúng định hướng của Đảng.
Tuy nhiên, đây là lĩnh vực còn tương đối mới mẽ, vì vậy đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu để phát triển cao hơn và sâu hơn trong thời gian tới.