Vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tính đến tháng 6/2004 133
3.3.1.3 Thiết lập các ban nghiên cứu kinh tế xã hội và các tham tán thương mại tại các quốc gia trên thế giới.
thương mại tại các quốc gia trên thế giới.
Ngày nay hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu kinh tế - xã hội về quốc gia, khu vực, thế giới đóng vai trò là đòn bẩy trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài (xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài). Việc tìm kiếm đối tác làm ăn có uy tín, thị trường kinh doanh ổn định, có nhu cầu cao không những giúp hoạt động đầu tư giảm thiểu rủi ro mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty con nước ngoài phát triển. Chính vì vậy mà xúc tiến thương mại càng có ý nghĩa hơn trong hoạt động này. Hiện tại năng lực tài chính Việt Nam chưa đủ sức để có thể tự mình tiến hành các hoạt động xúc tiến trên qui mô lớn tại nước ngoài như của các tập đoàn xuyên quốc gia. Vì vậy đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, ngoại giao phải đi đôi với kinh tế, phải hướng vào kinh tế. Các đại sứ, tham tán cần phải nâng cao hơn nữa năng lực, vai trò và trách nhiệm là “chất xúc tác” của mình. Cần khai thác và cung cấp chính xác, liên tục về thực trạng cũng như
biến động về kinh tế của quốc gia khu vực cho Chính phủ, các cơ quan thương mại và doanh nghiệp để từ đó chặt lọc, phân tích thông tin cho quyết định nên hay không nên đầu tư. Là cầu nối môi giới giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp và chính quyền địa phương ở hải ngoại để khi có thông tin đầu tư thu lời thì doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận và xây dựng cơ sở sản xuất tại nước ngoài.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên chủ động thông qua Chính phủ đặt hàng các đại sứ tại nước ngoài tìm kiếm thông tin về ngành và lĩnh vực mà mình dự định đầu tư và chính sách của chính phủ nước ngoài đối với những hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực đó. Tổng kết lại việc ngăn ngừa rủi ro thất bại do thiếu thông tin khi đầu tư tiếp cận thị trường nước ngoài phần lớn phụ thuộc vào tính hiệu quả của hoạt động tham tán tại nước ngoài.